Các Loại Thuế Hộ Kinh Doanh Phải Nộp Trong Năm - Việt Luật

Không cần quá nhiều vốn, không cần quy mô tổ chức chuyên nghiệp cũng có thể trở thành một hộ kinh doanh. Tuy vậy, hàng năm hộ kinh doanh vẫn phải nộp các loại thuế, lệ phí. Việt Luật xin gửi đến quý doanh nghiệp một số thông tin khái quát về các loại thuế, lệ phí như: lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân mà hộ kinh doanh phải nộp trong năm.

Căn cứ pháp lý:

– Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014;

– Nghị định 139/2016/NĐ-CP;

– Thông tư 92/2015/TT-BTC.

CÁC LOẠI THUẾ HỘ KINH DOANH PHẢI NỘP TRONG NĂM

Xem thêm: 

  • Những điều cần đặt biệt lưu ý khi thành lập công ty năm 2019
  • Thủ tục thành lập doanh nghiệp năm 2019 
  • Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh 

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Thế nên, chế độ thuế, lệ phí của hộ kinh doanh đơn giản hơn doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

1. Lệ phí môn bài

Hộ kinh doanh phải thực hiện khai, nộp lệ phí môn bài, trừ các trường hợp được miễn lệ phí môn bài sau đây:

  • Hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm kinh doanh cố định.

Tùy theo doanh thu của hộ kinh doanh mà mức nộp lệ phí môn bài khác nhau như sau:

  • Nếu doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: Lệ phí môn bài 1,000,000 đồng/năm
  • Nếu doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: Lệ phí môn bài 500,000 đồng/năm
  • Nếu doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: Lệ phí môn bài 300,000 đồng/năm
  • Nếu doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm: Miễn nộp Lệ phí môn bài

Thời hạn nộp lệ phí môn bài:

  • Hộ kinh doanh phải khai lệ phí môn bài một lần khi mới ra hoạt động, kinh doanh, chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;
  • Trường hợp mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Thời hạn nộp lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh đang hoạt động chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

 Xem thêm: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Lưu ý:

  • Nếu đăng ký kinh doanh và được cấp các mã số thuế trong thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm;
  • Nếu đăng ký kinh doanh và được cấp các mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm;

Trường hợp hộ kinh doanh có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

Trường hợp hộ kinh doanh mới ra kinh doanh trong năm thì mức doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Tham khảo thêm: Vốn – vấn đề tiên quyết khi bắt đầu khởi nghiệp

2. Thuế giá trị gia tăng

Ảnh minh họa

Hộ kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng khi có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng.

Công thức tính thuế giá trị gia tăng

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, cụ thể:

  • Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%;
  • Hoạt động cho thuê tài sản: 5%.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng:

Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước năm tính thuế.

Xem thêm:  Những điều cần đặt biệt lưu ý khi thành lập công ty năm 2019

3. Thuế thu nhập cá nhân

Nếu hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì phải khai nộp thuế thu nhập cá nhân.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Tỷ lệ thuế thuế thu nhập cá nhân tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, cụ thể:

  • Phân phối, cung cấp hàng hoá: 0,5%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 1%;
  • Hoạt động cho thuê tài sản, làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp: 5%.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân: 

Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước năm tính thuế.

Ngoài ra, hộ kinh doanh có thể phải nộp thêm thuế bảo vệ môi trường nếu có kinh sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.

Xem thêm: Lưu ý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp năm 2019 

Cần hỗ trợ về dịch vụ Kế toán – thuế; Bảo hiểm xã hội; Pháp lý doanh nghiệp; Đầu tư nước ngoài… vui lòng liên hệ với Việt Luật

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: Số 02 Hoa Phượng, P. 02, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại tư vấn: 08 3517 2345 (20 lines) – Tổng đài tư vấn: 1900 585847
  • Hotline:  0934 234 777 (Ms. Sương) – 0936 234 777 (Mr. Mẫn)
  • Địa chỉ mail: [email protected] – Facebook.com/Vietluatvn
  • 5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Các Loại Thuế Hộ Kinh Doanh Phải Nộp