Các Loại Thuế Khi Thành Lập Công Ty TNHH Phải Nộp Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Home » Các loại thuế khi thành lập công ty TNHH phải nộp là gì?
Gần đây có nhiều doanh nghiệp và nhiều bạn thắc mắc muốn biết về các loại thuế khi thành lập công ty TNHH phải nộp là gì?, công ty mới thành lập kế toán cần làm gì hay đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là đối tượng nào,… thì bài viết này mình muốn chia sẽ cho các bạn những vấn đề đó cũng như nhiều câu hỏi khác liên quan để các bạn nắm rõ hơn về nó.
1/ Các loại thuế khi thành lập công ty TNHH phải nộp là gì?
a/ Thuế môn bài
Thuế môn bài là thuế mỗi năm doanh nghiệp phải đóng. Với công ty TNHH thì phải đóng trong tháng đầu tiên khi đăng kí kinh doanh. Tùy vào mức vốn đăng ký mà chia ra làm 4 bậc đóng thuế môn bài. Bạn xem bảng sau để biết tiền đóng nhé!
Bậc thuế môn bài | Vốn đăng ký | Mức thuế môn bài |
Bậc 1 | > 10 tỷ | 3.000.000 VNĐ |
Bậc 2 | 5-10 tỷ | 2.000.000 VNĐ |
Bậc 3 | 2-5 tỷ | 1.500.000 VNĐ |
Bậc 4 | < 2 tỷ | 1.000.000 VNĐ |
Công ty TNHH, công ty tư nhân, cổ phần hay công ty liên doanh trả thuế căn cứ theo số vốn đăng ký trong giấu đăng ký doanh doanh hoặc giấy phép đầu tư.
b/ Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu. Thuế này thu dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mức thuế hiện hành năm 2019 là 20%. Với các doanh nghiệp có hoạt động khai thác dầu khí thì thuế từ 32%-50%. Các doanh nghiệp khai thác mỏ tài nguyên hiếm thì thuế suất là 50%.
c/ Thuế giá trị gia tăng
Thuế VAT áp dụng cho hàng hóa dịch vụ thì có 3 mức thuế được quy định rất rõ ràng.
Mức thuế | Loại hàng hóa, dịch vụ |
0% | Hàng hoá xuất khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt |
Xuất khẩu phần mềm | |
Dịch vụ cho công ty hoạt động trong khu chế xuất | |
Hàng hoá do nhà thầu phụ sản xuất, hàng của một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bán cho khách hàng là người nước ngoài nhưng giao nhận tại Việt Nam | |
Các hoạt động xây lắp cho các dự án xây dựng nước ngoài | |
5% | Than, máy móc, sản phẩm luyện kim, khuôn đúc |
Hoá chất, máy tính và linh kiện, chất nổ, săm lốp, que hàn, dịch vụ xây lắp, dịch vụ sửa chữa thiết bị | |
Dịch vụ đăng ký phương tiện giao thông vận tải, các sản phẩm xi măng công nghiệp, nhựa thông, đường, mía, nước uống | |
Phân bón, thuốc trừ sâu, thiết bị y tế, dược phẩm | |
đồ chơi, sản phẩm nông lâm nghiệp chưa qua chế biên, máy tính và đĩa vi tính | |
10% | Bất kỳ loại hàng hoá và dịch vụ nào không bao gồm trong hai mức thuế nói trên |
>>Các bạn có thể tham khảo thêm về danh sách các loại hàng hóa theo thuế VAT
d/ Thuế xuất nhập khẩu
Đối với các công ty TNHH xuất nhập khẩu hàng qua các nước như Hồng Kong, Mỹ, Nhật, Trung,..thì các công ty này cũng cần phải nộp loại thuế này. Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào một số mặt hàng, chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên như gạo, khoáng sản, lâm sản, cá, kim loại phế liệu. Mức thuế này thay đổi theo Quý và tùy vào từng loại hàng mà mức thuế khác nhau.
e/ Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân, hay viết tắt là thuế TNCN, là thuế mà các nhân viên trong công ty phải chịu theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cũng có trách nhiệm phải kê khai nộp thuế cho nhân viên của mình.
f/ Tiền thuê đất
Trường hợp này cũng khá ít. Nếu công ty TNHH có quyền sử dụng đất thì đóng thuế đất. Nhưng ở thị trường TPHCM thì rất hiếm. Mình làm kế toán lâu nhưng cũng ít khi thấy thuế này. Tuy vậy thuế này vẫn phải đóng nếu doanh nghiệp có quyền sử dụng đất nhé!
Đó là tất cả những gì bạn cần cho câu hỏi các loại thuế khi thành lập công ty TNHH phải nộp là gì. Dựa vào đây bạn có thể thực hiện các khai báo thuế một cách chính xác. Và điều bạn chỉ cần lưu ý là vào mỗi tháng, quý hoặc năm, bạn phải thực hiện các báo cáo kế toán để trình lên cơ quan thuế đó nhé!
>>> Xem thêm: Nghiệp vụ kế toán cần chuẩn bị cho doanh nghiệp mới thành lập
2/ Quy định và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Câu hỏi thứ 2 cũng được nhiều người quan tâm đó là những quy định và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN). Về những điều này, cách hay nhất là bạn nên tham khảo ở những trang website của chính phủ về Nghị định số 14/2008/QH12 sẽ chính xác hơn. Nhưng dưới đây thì mình cũng sẽ nói kỹ về quy định, cách tính nộp thuế để bạn có thể nắm nhé. Vì xem Nghị định thì không ai hướng dẫn bạn cách tính đâu!
a/ Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Về đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp này là những doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất hàng hóa hay dịch vụ theo quy định của nhà nước. Về cơ bản thì có 4 đối tượng sau:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập tham gia sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực.
- Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Nói chung nhất thì là 4 đối tượng trên, còn các bạn muốn xem chi tiết hơn về những đối tượng cụ thể nào thì click vào Nghị định số 14/2008/QH12 ở phía trên là có đầy đủ nhé!
b/ Quy định nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Để nộp đúng số thuế, đúng quy định nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế, các bạn phải biết cách tính chính xác số tiền mình phải nộp là bao nhiêu. Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không quá khó tính. Vì vậy, chỉ cần áp dụng theo các bước sau đây là bạn có thể thực hiện được rồi nhé!
Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Thu nhập chịu thuế khác
Bước 2: Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
Bước 3: Tính thuế TNDN:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Nếu công ty bạn có trính tiền để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì xác định tính thuế TNDN lại theo cách khác. Cụ thể như sau:
Thuế TNDN phải nộp =( Thu nhập tính thuế – Tiền Quỹ phát triển KHCN) x Thuế suất thuế TNDN
Lưu ý:
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng. Dù đã thu được tiền hay chưa thu được tiền vẫn tính vào nhé! Nếu dùng phương pháp khấu trừ thì không có thuế GTGT còn nếu dùng phương pháp trực tiếp thì có thuế GTGT cho phần này nhé!
– Thuế suất thuế TNDN thì mình đã có nói rõ ở câu hỏi trên rồi. Doanh nghiệp bình thường là 20% nhé!
3/ Những việc cần làm sau khi thành lập công ty
Thuế CIT là gì?
Trước khi đi đến phần các loại thuế khi thành lập doanh nghiệp phải nộp thì ta tìm hiểu sơ qua thuế CIT là gì nhé! Thuế CIT là thuế thu nhập doanh nghiệp. Viết tắt của CIT là Corporate Income Tax. Một doanh nghiệp khi hoạt động sẽ đóng loại thuế này nhé!
Sau khi thành lập công ty cần làm gì?
Ngày nay, nhiều bạn trẻ khởi nghiệp với doanh nghiệp nhỏ, lập ra các công ty TNHH một thành viên hay 2 thành viên để thực hiện kinh doanh thì cũng nên chú ý những vấn đề sau. Vì nếu khi lập công ty mà bạn không thực hiện thì sẽ bị cơ quan thuế “dòm ngó” đó nhé! Đây là những ưu tiên nhất hết, là những việc cần làm sau khi thành lập công ty. Chính vì vậy, tôi mong là bạn thực sự quan tâm và theo dõi kỹ để tránh bị phạt nhé!
a/ Nộp thuế môn bài
Thời gian nộp thuế môn bài tính từ ngày thành lập tới ngày cuối cùng của tháng thành lập công ty. Nhưng có trường hợp nhiều công ty thành lập những chưa có phát sinh sản xuất thì thời hạn nộp là 30 ngày kể từ ngày thành lập. Vì vậy, hãy chú ý đi nộp thuế sớm nhé!
Còn nữa, nếu doanh nghiệp bạn thành lập vào 6 tháng đầu tiên của năm thì phải nộp thuế môn bài cả năm. Nhưng nếu nộp từ 6 tháng cuối năm thì thuế chỉ nộp là ½ năm mà thôi.
Đây là việc đầu tiên khi bạn đã thành lập công ty xong. Và nếu muốn trả lời rõ cho vấn đề sau khi thành lập công ty cần làm gì, thì chỉ có duy nhất một vấn đề mà mọi người ai cũng quan tâm. Đó là hoàn thành các thủ tục khai báo thuế!
b/ Khai thuế GTGT
Một doanh nghiệp khi mới thành lập nếu thấy đủ điều kiện có thể đăng ký tự nguyên phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp tính trực tiếp tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp. Hồ sơ bạn có thể gửi tới cơ quan thuế quản lí trực tiếp tại nơi công ty đặt trụ sở.
Việc khai thuế này sẽ căn cứ theo tháng và sau đủ 12 tháng sẽ dựa vào đó mà kê khai thuế GTGT. Trong trường hợp mới thành lập và chưa phát sinh việc mua bán nào thì dù không phát sinh thuế ra đi nữa bạn cũng phải nộp tờ khai thuế GTGT nhé. Chậm nhất là ngày 20 của tháng sau tháng thành lập.
Về biểu mẫu thì bạn có thể nộp theo mẫu 01/GTGT với doanh nghiệp có phương pháp khấu trừ và mẫu 04/GTGT với phương pháp trực tiếp bạn nhé!
c/ Khai thuế TNCN
Khác với thuế GTGT, thuế TNCN chỉ nộp khi có phát sinh nhưng vẫn phải nộp tờ khai quyết toán thuế năm theo mẫu 05/KK-TNCN bạn nhé!
Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm.
d/ Đặt in hóa đơn
Đặt in hóa đơn này chỉ làm với những công ty đăng ký thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thôi bạn nhé! Khi cơ quan thuế chấp nhận rồi bạn có thể tiến hành đặt in hóa đơn. Sau đó trước khi sử dụng 5 ngày thì hãy thông báo phát hành hóa đơn nhé. Cái này làm dể lắm. Sau đó mỗi tháng bạn phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu BC26/AC chậm nhất là ngày 20 tháng sau nhé! Bạn làm hơn 1 năm thì sẽ được chuyển sang báo cáo theo Quý. Như vậy sẽ đỡ mất công hơn rất nhiều.
Còn doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sao? Cái này dể hơn nữa. Mua hóa đơn từ cơ quan thuế về sử dụng là xong bạn nhé!
e/ Mở một tài khoản ngân hàng
Nếu doanh nghiệp bạn thực hiện các giao dịch trên 20 triệu thì bạn phải mở một tài khoản ngân hàng. Sau khi mở tài khoản, trong vòng 10 ngày, bạn hãy thực hiện thông báo số tài khoản ngân hàng cho cơ quan theo mẫu 08/MST nhé!
f/ Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động
Về vấn đề tham gia BHXH cho người lao động thì trước năm 2018 nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thường hay né phần này đi và cho qua. Bình thường để nhân sự làm việc 6 tháng mới làm hợp đồng và bảo hiểm. Nhưng từ năm 2018 trở đi, Luật đã quy định là sau 2 tháng thử việc doanh nghiệp phải ký hợp đồng chính thức cho nhân viên và thực hiện đăng ký bảo hiểm cho họ. Bạn là chủ công ty thì lưu ý điều này nhé!
g/ Bảng định mức nguyên vật liệu
Nếu công ty bạn làm bên mảng xây dựng hay sản xuất thì thường phải có phần mục này. Cái này cũng đơn giản thôi không có gì phức tạp. Bạn làm một bản định mức nguyên vật liệu cho tất cả các sản phẩm mà công ty bạn sử dụng gửi lên là xong ngay thôi nhé!
h/ Thông báo phương pháp khấu hao tài sản cố định
Lập và nộp bảng thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ kể từ ngày phát sinh TSCĐ.
Như vậy, 6 phần đầu tiên là 6 phần mà khi mới thành lập công ty bạn phải làm và bắt buộc làm. Còn 2 phần sau chỉ một vài công ty thực hiện thôi. Nhưng sau những vấn đề mà mình đã nói trên, bạn có thể thấy rằng nó tốn khá nhiều thời gian và cần sự cẩn thận. Đặc biệt là phần nộp thuế.
Sau nộp thuế sẽ là những vấn đề về kế toán như thực hiện các báo cáo quyết toán thuế cuối năm, BCTC cuối năm, thuế TNDN, BHXH,… Là doanh nghiệp bạn phải thực hiện đầy đủ nếu không cơ quan thuế sẽ đến phạt công ty bạn. Vậy làm cách nào để giải quyết vấn đề này?
Nếu doanh nghiệp bạn hoạt động với quy mô lớn, bạn hãy chuẩn bị cho mình một đội ngũ nhân sự kế toán mạnh để giải quyết tất cả những vấn đề từ kế toán nội bộ đến kế toán thuế. Được như vậy thì không có gì phải bàn luận cả đúng không nào!
Nếu doanh nghiệp bạn là công ty TNHH 1 hoặc 2 thành viên, công ty cổ phần quy mô vừa và nhỏ thì lời khuyên chân thành là bạn hãy dùng một dịch vụ kế toán để thực hiện các công việc kế toán cho công ty. Vật dịch vụ kế toán là gì?
4/ Dịch vụ kế toán là gì?
Dịch vụ kế toán là một dịch vụ thực hiện các hoạt động kế toán thuế hay kế toán nội bộ, thành lập công ty, làm bảo hiểm, khai báo thuế,… cho doanh nghiệp. Loại hình dịch vụ kế toán này xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam và hoạt động dưới sự chấp nhận của cơ quan quản lý Nhà nước với những quy định nghiêm ngặt. Dịch vụ này phù hợp với những công ty mô hình vừa và nhỏ, ít phát sinh hóa đơn chứng từ muốn thực hiện các công việc khai báo thuế hay làm báo cáo cho cơ quan nhà nước kiểm tra.
Người làm kế toán dịch vụ đòi hỏi phải hiểu rõ về kế toán cũng như tuân thủ những kỹ thuật trong kế toán kết hợp với tuân thủ đúng quy định do cơ quan thuế đưa ra. Chính vì vậy, một dịch vụ kế toán tốt thì đội ngũ nhân viên không những phải thường xuyên nâng cao tay nghề mà còn phải cập nhật các quy định về Luật kế toán do nước đó ban hành.
Ở Việt Nam, dịch vụ kế toán cách thức hoạt động cũng giống như trung tâm dạy học vậy. Có nghĩa là, người đứng ra mở công ty DVKT phải có Chứng chỉ hành nghề Kế toán nhưng không được thực hiện làm dịch vụ kế toán. Còn nếu người có Chứng chỉ hành nghề mà thực hiện dịch vụ kế toán thì lại không được mở công ty về dịch vụ.
Công ty có quy mô vừa và nhỏ nên chọn mô hình nào?
Nếu bạn là một công ty vừa và nhỏ, hãy sử dụng dịch vụ KT. Nó sẽ tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp bạn rất nhiều. Mình khuyên bạn nên dùng loại dịch vụ kế toán trọn gói sẽ tốt hơn.
Nếu công ty bạn không phát sinh hóa đơn thì hàng tháng bạn chỉ tốn 300.000 VNĐ để tra cho dịch vụ. Vào cuối năm thì dịch vụ sẽ làm luôn cho bạn quyết toán thuế năm và BCTC năm. Ngoài ra, nếu có phát sinh ít hóa đơn thì dịch vụ làm cũng rẻ hơn rất nhiều so với việc thuê nhân viên tốn kém.
Bạn có thể tham khảo về dịch vụ kế toán trọn gói của công ty Đông Nam Á, xem xét các nội dung công việc mà dịch vụ mang lại cũng như giá cả của nó. Bạn sẽ thấy nó rẻ hơn rất nhiều lần so với việc thuê nhân viên kế toán mà DVKT trọn gói cũng bao gồm cả kế toán nội bộ nữa. Nếu thuê dịch vụ từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp bạn tiếp kiệm rất nhiều. Vì vậy, hãy chọn một công ty uy tín như kế toán Đông Nam Á nhé!
Lời kết
Nếu các bạn mới thành lập công ty và chọn cho mình hướng đi từ vừa và nhỏ rồi phát triển công ty lên thì hãy nghiên cứu những cách để tiết kiệm chi phí nhất mà mang lại hiệu quả. Khi thành lập công ty rồi thì có nhiều việc mà bạn phải làm đầu tiên nhất hết để không bị cơ quan kiểm tra. Sau đó rồi hãy nghiên cứu về việc nộp thuế. Mình làm tốt ở mảng pháp luật thì công ty vận hành sẽ yên ổn hơn và dể phát triển hơn. Bài viết cho bạn thông tin về các loại thuế khi thành lập công ty TNHH phải nộp cũng như hướng đi sau đó!
Chúc các bạn thành công!
Bài viết khác:
Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007Hiểu sao cho đúng về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú năm 2021Các mẫu biên bản bàn giao hàng hóa thường dùngTải và lập mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhấtCác khoản miễn thuế TNCN năm 2021Cẩm Lệ
Mẫu biên bản góp vốn bằng tiền mặt công ty TNHH, Cổ phầnDịch Vụ Kế Toán Trưởng BÀI VIẾT MỚI- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 Chức năng bình luận bị tắt ở Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
- Hiểu sao cho đúng về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú năm 2021 Chức năng bình luận bị tắt ở Hiểu sao cho đúng về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú năm 2021
- Các mẫu biên bản bàn giao hàng hóa thường dùng
- Tải và lập mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất
- Các khoản miễn thuế TNCN năm 2021
- Cách tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử trực tuyến
- Quy định về các loại hợp đồng lao động năm 2021
- Hợp pháp hóa lãnh sự là gì theo pháp luật việt nam
- Trang chủ
- Bảng báo giá
- Dịch Vụ Kế Toán
- Dịch Vụ Kế Toán Trọn Gói
- Dịch Vụ Kế Toán Bình Dương
- Dịch vụ kế toán Long An
- Dịch Vụ Kiểm Soát Nội Bộ
- Dịch Vụ Quyết Toán Thuế
- Dịch Vụ Báo Cáo Tài Chính
- Dịch Vụ Hoàn Thiện Sổ Sách
- Dịch Vụ Bảo Hiểm Xã Hội Và Nhân Sự
- Dịch Vụ Kế Toán Trưởng
- Dịch Vụ Thành Lập
- Dịch Vụ Thành Lập Công Ty
- Dịch Vụ Thành Lập Công Ty TNHH
- Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Cổ Phần
- Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Nước Ngoài
- Thủ Tục Kê Khai Thuế Ban Đầu
- Dịch Vụ Chữ Ký Số
- Dịch Vụ Hóa Đơn Điện Tử
- Dịch Vụ Thay Đổi Giấy Phép Kinh Doanh
- Dịch Vụ Giải Thể Doanh Nghiệp
- Bảng Giá Dịch Vụ Thành Lập Công Ty
- Khóa học kế toán
- Dịch vụ dịch thuật
Từ khóa » Các Loại Thuế Cty Tnhh Phải Nộp
-
TÌM HIỂU CÔNG TY TNHH PHẢI NỘP NHỮNG LOẠI THUẾ GÌ?
-
Các Loại Thuế Phải Nộp Khi Thành Lập Công Ty TNHH, Công Ty Cổ Phần ...
-
Những Loại Thuế Nào Phải đóng Khi Thành Lập Công Ty?
-
Thuế Là Gì? Cách Tính Thuế Công Ty TNHH Mới Nhất 2021
-
Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp - Công Ty Luật Việt An
-
Các Loại Thuế Phải đóng Sau Khi Thành Lập Công Ty - Tư Vấn Pháp Luật
-
Các Loại Thuế Phải Nộp Sau Khi Thành Lập Công Ty Là Gì?
-
Thuế Là Gì? Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Sau Thành Lập Công Ty
-
Tổng Hợp Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Mới Nhất
-
Những Loại Thuế Phải Nộp Sau Khi Thành Lập Doanh Nghiệp
-
Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp. Thuế, Phí, Lệ Phí Doanh Nghiệp
-
CÔNG TY TNHH PHẢI NỘP NHỮNG LOẠI THUẾ GÌ?
-
Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Tư Nhân Phải Nộp | Thiên Luật Phát
-
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Có Phải Nộp Thuế ...