Các Loại Thuế Phải Nộp Sau Khi Thành Lập Công Ty Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp trong năm gồm những gì? Thủ tục cần thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những quy định cụ thể của pháp luật về nghĩa vụ thuế mà doanh nghiệp phải thực hiện khi thành lập công ty.
Mục Lục
- 1 Quy định chung về nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp
- 2 Các thủ tục cần thực hiện về thuế sau khi thành lập công ty
- 2.1 Mở tài khoản ngân hàng
- 2.2 Đăng ký chữ ký điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
- 2.3 Đăng ký phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT):
- 3 Các loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty
- 3.1 Lệ phí môn bài
- 3.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 3.3 Thuế giá trị gia tăng
- 3.4 Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
- 3.5 Thuế xuất nhập khẩu
- 3.6 Thuế tài nguyên
- 3.7 Thuế tiêu thụ đặc biệt
Quy định chung về nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp
Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các Luật thuế.
Việc phân chia các “loại thuế” có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cơ quan nhà nước kiểm soát được vấn đề nộp thuế của người tham gia nộp thuế, cũng như có thể xây dựng được các chính sách về thuế có lợi cho người nộp thuế.
Theo đó theo quy định của pháp luật hiện hành, các loại THUẾ hiện nay bao gồm:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế tndn);
- Thuế thu nhập cá nhân (thuế tncn);
- Thuế giá trị gia tăng (thuế gtgt);
- Thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thuế tài nguyên;
- Thuế sử dụng đất.
- Các loại thuế khác.
>>>> Do thuế là nghĩa vụ bắt buộc của tổ chức, nên việc không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sẽ bị xử phạt theo pháp luật, tuỳ theo mức độ mà có thể bị xử lý hình sự: TRỐN THUẾ BAO NHIÊU THÌ BỊ KHỞI TỐ HÌNH SỰ
Các thủ tục cần thực hiện về thuế sau khi thành lập công ty
Mở tài khoản ngân hàng
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải lập tài khoản ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.
- Mở tài khoản ngân hàng nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản và nộp thuế điện tử.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng;
- 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp;
- 01 bản sao chứng thực Thẻ căn cước hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực người đại diện theo pháp luật;
- 01 bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận mẫu dấu.
Sau khi hoàn tất thủ tục mở tài khoản và có được tài khoản của ngân hàng, doanh nghiệp cần thông báo cho Sở kế hoạch và Đầu tư về tài khoản ngân hàng này.
Đăng ký chữ ký điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
Doanh nghiệp đặt mua chữ ký số và đăng ký sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.
Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao có chứng thực CMND hoặc Thẻ căn cước của người đại diện của doanh nghiệp.
Đăng ký phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT):
- Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC, các cơ sở kinh doanh được quy định tại Khoản này có quyền đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ.
- Doanh nghiệp nộp mẫu số 06/GTGT đề nghị áp dụng phương pháp tính thuế gtgt khấu trừ tới cơ quan thuế quản lý để được xuất hóa đơn đỏ.
LƯU Ý: Doanh nghiệp cần nộp trước thời hạn nộp hồ sơ KHAI THUẾ đầu tiên phát sinh. Nếu đến hết thời hạn trên mà không nộp đơn thì mặc nhiên sẽ thuộc trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp.
Các loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty
Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài là khoản tiền phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra sản xuất, kinh doanh dựa trên số vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu của năm (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).
Căn cứ theo Nghị Định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP về hướng dẫn kê khai, nộp lệ phí môn bài thì:
- Thời hạn kê khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh
- Nếu Doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Mức đóng lệ phí môn bài là 02 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống và 03 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng phải đóng lệ phí môn bài, một số trường hợp doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Là thuế dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
Theo quy định tại Luật Thuế tndn 2008 sửa đổi, bổ sung 2013, 2014 căn cứ tính thuế tndn dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất, trong đó:
- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
- Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%.
- Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Ngoài ra, căn cứ vào Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 theo đó các Doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 2018 sẽ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất tndn nhỏ hơn mức thuế suất thông thường nêu trên.
>>>> Trường hợp doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn cũng sẽ phát sinh thêm thuế thu nhập doanh nghiệp, chi tiết tại: TÌM HIỂU VỀ THUẾ TNDN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
Thuế giá trị gia tăng
Là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Theo quy định Luật Thuế (GTGT) năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014, 2016 thuế được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
- Phương pháp khấu trừ:Số thuế GTGT= Thuế GTGT đầu ra–Thuế GTGT đầu vào
- Phương pháp trực tiếp:Số thuế GTGT= GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
Thuế suất GTGT đối với các doanh nghiệp có các mức 0%, 5%, 10% tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Là loại thuế mà công ty nộp thay cho người lao động, được tính theo tháng, kê thai theo tháng hoặc quý và kết toán theo năm.
Căn cứ tính thuế tncn dựa vào thu nhập chịu thuế và thuế suất, trong đó:
- Thu nhập tính thuế TNCN= Thu nhập chịu thuế TNCN- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
- Thuế suất tncn được quy định tại Điều 22 và Điều 23 Luật Thuế TNCN 2007 sửa đổi, bổ sung 2012, 2014
>>>> Nếu quý doanh nghiệp đang hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp tư nhân, có thể tham khảo thêm bài viết sau: KHAI THUẾ TIẾT KIỆM NHẤT CHO DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Thuế xuất nhập khẩu
Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, được tính dựa trên các phương pháp bao gồm:
- Tính thuế theo tỷ lệ % dựa trên giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
- Tính thuế theo phương pháp tuyệt đối và tính thuế theo phương pháp hỗn hợp trong đó số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu hay nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
Thuế tài nguyên
Là loại thuế chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009, sửa đổi bổ sung
Căn cứ tính thuế dựa trên sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Là loại thuế chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014
- Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về các loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty. Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến THỦ TỤC kê khai, nộp thuế hoặc cách tính từng loại thuế cụ thể hay cần được giải đáp thêm về các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ DỊCH VỤ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được hỗ trợ tư vấn luật doanh nghiệp chi tiết và kịp thời. Xin cám ơn.
Từ khóa » Các Loại Thuế Tại Việt Nam
-
Thuế Là Gì? Khái Niệm Và đặc điểm Của Thuế? Các Loại Thuế?
-
Các Loại Thuế Doanh Nghiệp - Kế Toán Tân Thành Thịnh
-
Việt Nam Có Bao Nhiêu Loại Thuế? Phân Biệt Các Loại Thuế Hiện Nay ...
-
Tổng Hợp Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Mới Nhất
-
Các Loại Thuế Hiện Hành Tại Việt Nam | Công Ty Luật Uy Tín
-
Các Loại Thuế ở Việt Nam Hiện Nay | Công Ty Luật Uy Tín
-
Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Khi Kinh Doanh Tại Việt Nam?
-
[PDF] Sổ Tay Thuế Việt Nam 2021 - PwC
-
Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp - Công Ty Luật Việt An
-
CÁC LOẠI THUẾ DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP KHI KINH DOANH TẠI ...
-
Cách Tính Thuế Và Các Loại Thuế Hộ Kinh Doanh Cá Thể PHẢI NỘP
-
Thuế Là Gì? Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Sau Thành Lập Công Ty
-
Gánh Nặng Thuế Tại Việt Nam đang Quá Lớn?