Các Loại Thuốc Bôi Nứt Kẽ Hậu Môn Hiệu Quả Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua

1. Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn

Để giảm ngay các cơn đau sau mỗi lần đi đại tiện, đồng thời làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm ở niêm mạc, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn dưới đây:

Tetracycline:

Tetracyclin là loại thuốc kháng sinh phổ rộng quen thuộc đối với nhiều người. Thuốc chứa Tetracycline hydrochloride là thành phần chính có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Vì vậy, bạn có thể dùng loại thuốc này làm thuốc bôi nứt kẽ hậu môn. Các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy sẽ được cải thiện. Đồng thời, vết nứt sẽ không lan rộng và nhanh lành hơn.

Bên cạnh đó, Tetracyclin còn được chỉ định để chữa các bệnh ngoài da. Khi điều trị, bạn nên dùng thuốc một cách thận trọng, bôi thuốc 3 - 4 lần/ngày. Những người bị dị ứng với thành phần của thuốc và phụ nữ mang thai thì không nên sử dụng loại thuốc này.

Tetracyclin là thuốc bôi nứt kẽ hậu môn có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm

Tetracyclin là thuốc bôi nứt kẽ hậu môn có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm

Anusol - HC:

Là một loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn hiệu quả, Anusol - HC có thành phần chính gồm: dầu khoáng, oxit kẽm và pramoxine. Thuốc có tác dụng tăng khả năng lưu thông máu đến vết nứt, từ đó giúp vết nứt nhanh lành và giảm cảm giác đau đớn.

Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc bạn nên vệ sinh hậu môn, sau đó dùng tăm bông sạch lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa lên da, thực hiện lặp lại 5 lần/ngày.

Nitroglycerin:

Nitroglycerin là loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn với thành phần chính là Nitroglycerin có tác dụng làm giãn mạch máu. Lúc này, máu đi đến vết nứt sẽ được lưu thông dễ dàng. Đồng thời, cơ co thắt được nới lỏng làm giảm áp lực lên vết nứt. Vì vậy, vết nứt hậu môn sẽ lành lại nhanh hơn. Từ đó giúp người bệnh thoát khỏi cảm giác đau rát sau đại tiện.

Cách sử dụng thuốc như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ và dùng khăn mềm lau khô da xung quanh hậu môn.

  • Sau đó, lấy lượng thuốc vừa phải rồi bôi một lớp mỏng lên da.

  • Liều lượng: bôi 2 - 3 lần/ngày vào buổi sáng và tối hoặc khi hậu môn đau rát.

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, bạn nên lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra như: đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp,… Tình trạng này sẽ tự biến mất sau vài giờ thoa thuốc. Trong trường hợp, cơn đau kéo dài và trở nên nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng Acetaminophen theo chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra như: đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp,…

Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra như: đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp,…

Proctolog:

Proctolog là thuốc bôi nứt kẽ hậu môn có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời với hai thành phần chính là Ruscogénines và Trimébutine, loại thuốc này còn giúp bảo vệ mạch máu, tăng tính bền vững cho thành mạch. Sau một thời gian sử dụng, người bệnh sẽ giảm ngay các cơn đau rát và hạn chế tình trạng chảy máu khi đại tiện.

Proctolog là loại thuốc chỉ được dùng trong một thời gian ngắn, mỗi ngày chỉ bôi từ 1 - 2 lần. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không dùng thuốc một cách tùy tiện.

Glyceryl Trinitrate (GTN):

Là một trong những loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn, Glyceryl Trinitrate (GTN) chỉ được kê đơn điều trị cho những bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên. Thuốc có tác dụng làm giãn cơ vòng, giảm áp lực lên các vết nứt. Đồng thời, lượng máu đến nuôi dưỡng chúng được lưu thông Do đó, vết nứt không lan rộng mà dần dần liền lại.

GTN là một loại thuốc mạnh, bạn tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Để phát huy hiệu quả tốt, thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng liên tục trong 8 tuần. Nếu xuất hiện tác dụng phụ trong quá trình điều trị như: đau đầu, theo kiến nghị của bác sĩ bạn có thể dùng thuốc giảm đau Paracetamol hoặc giảm liều lượng xuống một nửa.

Nếu xuất hiện tác dụng phụ trong quá trình điều trị, bạn có thể dùng thuốc giảm đau Paracetamol theo kiến nghị của bác sĩ

Nếu xuất hiện tác dụng phụ trong quá trình điều trị, bạn có thể dùng thuốc giảm đau Paracetamol theo kiến nghị của bác sĩ

Tùy theo tình trạng bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn trước khi sử dụng. Sau đó, bạn có thể lựa chọn cho mình loại thuốc nào phù hợp nhất, tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

2. Thuốc chữa nứt kẽ hậu môn

Bên cạnh thuốc dùng để bôi, bạn có thể sử dụng những thuốc chữa nứt kẽ hậu môn theo chỉ định của bác sĩ để điều trị như:

  • Thuốc kháng sinh: Cefadroxil, Cefazolin,… đều có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm nhiễm, được đưa vào cơ thể thông qua đường uống khi có tình trạng bội nhiễm.

  • Thuốc giảm đau: Để giảm thiểu cảm giác đau đớn, bạn có thể sử dụng Paracetamol.

  • Thuốc trị táo bón: Bisacodyl, Duphalac,… có tác dụng làm mềm phân giúp quá trình đại tiện trở nên dễ dàng. Ngoài ra, thuốc Diltiazem, Nifedipine giúp tăng khả năng đàn hồi của niêm mạc hậu môn.

Cefadroxil, Cefazolin,… đều có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm nhiễm, được đưa vào cơ thể thông qua đường uống

Cefadroxil, Cefazolin,… đều có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm nhiễm, được đưa vào cơ thể thông qua đường uống

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bạn nên tuân thủ liều lượng cũng như cách sử dụng mà bác sĩ đã hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều thuốc, để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.

Cách sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn chỉ áp dụng hiệu quả với người mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Trong quá trình điều trị, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn loại thuốc mang lại hiệu quả. Nếu xảy ra tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên dừng ngay việc sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nếu bệnh vẫn không thuyên giảm, bạn nên điều trị bằng các thủ thuật ngoại khoa. Được biết Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín về chữa trị nứt kẽ hậu môn. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành, các bác sĩ sẽ giúp bạn chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Để được tư vấn cũng như đặt lịch thăm khám, bạn vui lòng gọi đến đường dây nóng: 1900 56 56 56. Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời mọi thắc mắc một cách chi tiết nhất.

Từ khóa » đau Rát Hậu Môn Bôi Thuốc Gì