Các Loại Thuốc Chống Dị Ứng Ngứa, Mề Đay Và Những Điều Lưu Ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Các loại thuốc chống dị ứng ngứa, mề đay được chia ra thành các dạng sau: thuốc Tây dùng đường uống, thuốc bôi ngoài da, thuốc Đông y. Thuốc Tây có khả năng kháng histamin, giảm ngứa. Thuốc Đông y có khả năng tiêu độc, trừ tà. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về công dụng và cách sử dụng của từng loại thuốc cụ thể.

Ngứa mề đay là một biểu hiện trên da cho biết cơ thể của bạn đang bị dị ứng.
Ngứa mề đay là một biểu hiện trên da cho biết cơ thể của bạn đang bị dị ứng

Dị ứng ngứa mề đay là gì?

Ngứa mề đay là một biểu hiện của dị ứng. Khi cơ thể không tương thích với một tác nhân nào từ bên ngoài (thức ăn, nước uống, thuốc men, thời tiết, mỹ phẩm, bụi bặm, phấn hoa,…), cơ thể sẽ có những phản ứng lại tác nhân đó để bảo vệ cơ thể. Sự phản ứng của cơ thể đối với những tác nhân gây hại cho cơ thể sẽ sinh ra tình trạng mề đay, mẩn ngứa.

Mề đay là các sẩn ngứa xuất hiện trên bề mặt da. Chúng thường xuất hiện thành từng đám, ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Mề đay mẩn ngứa thường chỉ nổi lên trong khoảng 5 – 10 phút, gây ngứa ngáy khó chịu, sau đó sẽ lặn mất. Hiện tượng này sẽ xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần trong ngày.

Dị ứng ngứa mề đay sẽ biến mất hoàn toàn khi tình trạng dị ứng không còn. Người bệnh mề đay có thể dùng một số loại thuốc để làm giảm bớt triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Xu hướng chữa bệnh bằng liệu pháp tự nhiên để tránh tác dụng phụ được người bệnh ưu tiên lựa chọn. Một số bài thuốc thảo dược được nghiên cứu kỹ lưỡng là liệu pháp hoàn chỉnh cho người bị dị ứng ngứa mề đay.

Thuốc chống dị ứng ngứa, mề đay phổ biến

Có nhiều cách điều trị dị ứng, mề đay tuy nhiên chỉ những phương pháp điều trị bệnh từ gốc và an toàn được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Và việc sử dụng thuốc chống dị ứng được xem là một trong các cách điều trị hiệu quả nhất. Sau đây là những loại thuốc chống dị ứng tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

1. Thuốc Tây ở dạng uống

Nguyên nhân gây ra tình trạng sẩn ngứa mề đay trên da là do thụ thể histamin trong cơ thể tăng đột ngột, trú đọng dưới mao mạch gây sưng ngứa. Lượng histamin được sản sinh trong quá trình cơ thể tạo ra các kháng thể bảo vệ cơ thể. Do đó, các loại thuốc chống dị ứng hầu hết là thuốc có chứa hoạt chất kháng histamin.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số loại thuốc Tây kháng histamin ở dạng uống hay còn gọi là thuốc chống dị ứng, giảm ngứa mề đay:

Thuốc Hydroxyzine

Thuốc Hydroxyzine được bào chế ở dạng viên nén. Thuốc có chứa thành phần Hydroxyzine Hydrochloride, có khả năng chống lại các histamin và giúp an thần, giảm lo âu.

Thuốc chống dị ứng ngứa mề đay Hydroxyzine còn có một số tên khác như: Atarax, Apo - Hydroxyzine 25mg,...
Thuốc chống dị ứng ngứa mề đay Hydroxyzine còn có một số tên khác như: Atarax, Apo – Hydroxyzine 25mg,…

Thuốc chống dị ứng Hydroxyzine được sử dụng trong điều trị một số triệu chứng nhẹ của tâm thần như: lo âu, khó ngủ, điều trị dị ứng mề đay ngoài da. Thuốc giúp người bệnh giảm ngay chứng ngứa rát, phù mạch.

Thuốc Hydroxyzine còn có một số tên thương hiệu khác như Atarax, Apo – Hydroxyzine 25mg, Philhydarax tab,… Một số tác dụng phụ của thuốc như: buồn ngủ, bí tiểu, khô miệng, táo bón,…

Thuốc Chlopheniramin

Thuốc Chlopheniramin được bào chế ở dạng viên uống, dạng siro và cả dạng dung dịch tiêm. Thành phần hoạt chất của thuốc Chlopheniramin là chất Chlopheniramin maleate. Đây là một loại hóa dược có khả năng kháng histamin, ức chế các thụ thể histamin hoạt động mạnh trong cơ thể.

Chlopheniramin có tác dụng làm giảm ngứa, giảm phù mạch, thích hợp trong điều trị chứng ngứa mề đay, viêm da tiếp xúc, ngứa do côn trùng đốt. Thuốc Chlopheniramin còn có khả năng điều trị chứng viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch,…

Đối tượng: dùng được cho cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Lưu ý, thuốc Chlopheniramin có thể gây ra một số dị ứng như: buồn ngủ, ngủ sâu, khô miệng, buồn nôn,…

Chống chỉ định: Thuốc Chlopheniramin không được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Hen suyễn;
  • Claucom góc hẹp;
  • Bị phì đại tuyến tiền liệt;
  • Loét dạ dày, tá tràng;
  • Đang dùng thuốc ức chế monoamin oxidase;
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thuốc chữa dị ứng mề đay Chlopheniramin còn có những tên thương mại khác như: Chlopheniramin maleate 4mg, Cedetamin TH,…

Thuốc Diphenhydramine

Thuốc Diphenhydramine được bào chế ở dạng viên uống. Thành phần chính của thuốc Diphenhydramine là hoạt chất Diphenhydramine hydrochloride. Loại hóa dược này có khả năng kháng loại histamin ethanolamin và cholinergic.

Thuốc Diphenhydramine giúp làm giảm phù mạch, mề đay, mẩn ngứa trên da. Thuốc còn có khả năng làm cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng.

Thuốc trị mề đay Diphenhydramine có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau: buồn ngủ, loạn thị giác, khô miệng. Người thực hiện vận hành máy móc, lái xe,… cần lưu ý trước khi dùng loại thuốc này.

Thuốc Diphenhydramine không thích hợp dùng đối với những trường hợp bệnh nhân sau:

  • Trẻ sơ sinh;
  • Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú;
  • Trẻ sinh thiếu tháng;
  • Glaucome góc đóng;
  • Viêm phổi mãn tính;
  • Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt.

Thuốc Diphenhydramine còn có một số tên khác như: Noteomin 50mg, Remos Anti-Itch, Axcel Diphenhydramine expectorant,…

Thuốc kháng dị ứng mề đay Diphenhydramine có thể gây ra hiện tượng buồn ngủ khi sử dụng.
Thuốc kháng dị ứng mề đay Diphenhydramine có thể gây ra hiện tượng buồn ngủ khi sử dụng.

Thuốc Loratadine

Thuốc Loratadine là dòng thuốc kháng histamin đời mới. Vì thuốc Loratadine thuộc dòng thuốc kháng histamin thế hệ mới nên không gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ (an thần).

Loratadine được bào chế ở dạng viên uống và viên ngậm. Hoạt chất Loratadin trong thuốc có tác dụng kháng những thụ thể histamin 3 vòng. Loratadine được dùng trong điều trị mẩn ngứa ngoài da, mề đay, ngứa mũi,…

Thuốc chống dị ứng ngứa mề đay Loratadine không thích hợp dùng cho người mẫn cảm với thuốc và trẻ dưới 2 tuổi.

Thuốc Loratadine còn có một số tên thương mại khác như: Musilax, Allersil, Clarityne, Glentidine, Desloratadine,…

Thuốc chống dị ứng ngứa mề đay Loratadine là dòng thuốc thế hệ mới, không gây buồn ngủ.
Thuốc chống dị ứng ngứa mề đay Loratadine là dòng thuốc thế hệ mới, không gây buồn ngủ.

Thuốc Fexofenadine

Thuốc Fexofenadine cũng là dòng thuốc kháng histamin thế hệ mới, không gây ra triệu chứng buồn ngủ khi dùng. Thuốc Fexofenadine được bào chế ở dạng viên uống, có chứa hoạt chất Fexofenadine hydrochloride.

Thuốc Fexofenadine được chỉ định dùng trong các trường hợp nổi mề đay, nổi mẩn ngứa, ngứa vòm miệng do bị dị ứng.

Thuốc Fexofenadine không thích hợp dùng cho trẻ dưới 12 tuổi và bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thuốc Fexofenadine còn được đăng ký kinh doanh dưới một số tên gọi khác như: Fexofenadine SaVi 60, Fexofenadine hydrochloride Tablets 180mg, Fexxophar 180mg, Fegra 120mg, Telfor 120,…

Thuốc Cetirizin

Thuốc Cetirizin được bào chế ở dạng viên uống, dung dịch uống. Thuốc có chứa chất Cetirizin hydroclorid, có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, phù mạch do mề đay dị ứng gây ra.

Thuốc chống dị ứng mề đay Cetirizin không thích hợp dùng ở những trường hợp sau:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi;
  • Người bị suy thận;
  • Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú;
  • Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thuốc Cetirizin chống dị ứng mẩn ngứa còn có một số tên gọi khác như: Parlazin, L-Aulirin 5, Rinitrin, Cetirizin 10mg, Zibreno 5,…

Thuốc Cetirizin là thuốc chống dị ứng mẩn ngứa, không gây buồn ngủ.
Thuốc Cetirizin là thuốc chống dị ứng mẩn ngứa, không gây buồn ngủ.

2. Thuốc bôi điều trị tại chỗ

Thuốc bôi chống dị ứng ngứa mề đay thường sẽ có tác dụng điều trị nhanh hơn thuốc uống. Các hoạt chất trong thuốc bôi ngoài da sẽ giúp lượng histamin trong mao mạch nhanh chóng được kiểm soát. Tình trạng ngứa ngáy được cải thiện nhanh chóng.

Một số loại thuốc điều trị tại chỗ chứng ngứa mề đay do dị ứng là:

  • Thuốc Phenergan;
  • Thuốc Eumovate Cream;
  • Thuốc Flucinar;
  • Thuốc Triamcinolone;
  • Thuốc Enote,…

Người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mề đay. Sau đó, người dùng lấy một lượng kem bôi vừa đủ, bôi lên vùng da đang bị mề đay mẩn ngứa. Thuốc bôi ngoài da thuốc được dùng cho các trường hợp mề đay nhẹ, chỉ nổi mề đay một vài vị trí trên cơ thể.

Các loại thuốc chống dị ứng ngứa mề đay ở dạng bôi ngoài da như: Flucinar, Triamcinolone, Enote,... sẽ giúp làm giảm triệu chứng mề đay nhanh chóng.
Các loại thuốc chống dị ứng ngứa mề đay ở dạng bôi ngoài da như: Flucinar, Triamcinolone, Enote,… sẽ giúp làm giảm triệu chứng mề đay nhanh chóng.

3. Thuốc Đông y chữa dị ứng ngứa, mề đay

Thuốc Đông y là các bài thuốc từ dược liệu tự nhiên đã được các bác sĩ y học cổ truyền nghiên cứu và kiểm định tác dụng, hiệu quả cũng như mức độ an toàn. Theo Đông y, để điều trị được chứng dị ứng ngứa mề đay, người bệnh cần phải được trừ ta, tiêu độc, lợi tiểu, thanh nhiệt và an thần. Trong đó, loại bỏ chất độc và tà trong cơ thể là khâu quan trọng nhất.

Đông y phân bệnh dị ứng mề đay ra 2 loại: mề đay thể phong hàn và mề đay thể phong nhiệt. Người mắc phải chứng mề đay nào thì dùng những bài thuốc phù hợp với loại bệnh đó. Sau đây là những bài thuốc chữa dị ứng mề đay trong Đông y:

Mề đay thể phong nhiệt

  • Bài thuốc thứ nhất: 16g cam thảo đất, 12g huyền sâm, 12g đương quy, 16g cỏ mực, 16g nam hoàng bá, 20g kim ngân, 12g chi tử, 16g kinh giới, 12g phòng phong. Sắc các loại dược liệu trên thành 1 thang thuốc. Mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc thứ hai: 12g sài hồ, 12g cam thảo, 12g bạch thược, 12g hoàng cầm, 16g xương bồ, 16g tang ký sinh, 20g rau má, 16g quả ké, 20g kim ngân hoa, 20g cỏ mần trầu, 20g tang diệp. Sắc các nguyên liệu trên với nước. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc này.
Thuốc đông y trị mề đay dị ứng từ dược liệu tự nhiên có cơ chế tiêu độc, trừ tà.
Thuốc đông y trị mề đay dị ứng từ dược liệu tự nhiên có cơ chế tiêu độc, trừ tà

Mề đay thể phong hàn

  • Bài thuốc thứ nhất: 12g cam thảo, 12g trần bì, 10g bạch chỉ, 12g xuyên khung, 16g thương nhĩ, 12g thục địa, 12g đương quy, 10g tế tân, 12g độc hoạt, 12g cát cánh, 16g xương bồ. Sắc các loại dược liệu trên, lấy nước uống trong ngày.
  • Bài thuốc thứ hai: 12g cam thảo, 10g kiện, 8g quế, 12g liên kiều, 16g thương nhĩ, 12g nam hoàng bá, 12g tất bát, 12g độc hoạt, 12g tế tân, 16g xương bồ, 6g kinh giới. Sắc các dược liệu, lấy nước uống.

Một vài lưu ý khi dùng thuốc chống dị ứng

Khi dùng các loại thuốc chống dị ứng mề đay, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Dù dùng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng;
  • Đối với thuốc Tây chống dị ứng, người bệnh cần dùng thuốc đúng liều, không nên lạm dụng thuốc;
  • Khi dùng thuốc Tây, người bệnh cần lưu ý đến những tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy thận trọng khi dùng thuốc dị ứng ngứa mề đay với một số loại thuốc khác;
  • Đối với thuốc Đông y, người bệnh không nên để thuốc qua đêm. Cần uống thuốc trong ngày;
  • Khi có ý định kết hợp điều trị bằng thuốc Đông y lẫn thuốc Tây y, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa;
  • Các bài thuốc Nam, các bài thuốc chữa dị ứng mề đay được truyền miệng trong dân gian đều chưa được kiểm định khoa học. Người bệnh cần thận trọng trước khi áp dụng điều trị;
  • Không tự ý cho trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai dùng thuốc chống dị ứng mề đay, mẩn ngứa mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa;
  • Trong quá trình dùng thuốc, khi thấy có bất kỳ triệu chứng khác thường nào, người dùng cần khai báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là tổng hợp các loại thuốc chống dị ứng, mề đay được sử dụng phổ biến hiện nay. Để điều trị dứt điểm người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bài thuốc Nam chữa viêm da dị ứng một đi không trở lại
  • Viêm da dị ứng kiêng gì? Nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Từ khóa » Thành Phần Thuốc Chống Dị ứng