Các Loại Thuốc Đặc Trị Viêm Da Cơ Địa (Kem Bôi + Uống) Hiệu ...
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Các loại thuốc điều trị bệnh viêm da cơ địa bao gồm cả thuốc bôi tại chỗ và thuốc dùng theo đường uống. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và biểu hiện của triệu chứng cùng khả năng đáp ứng của từng đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Với bất cứ loại thuốc nào cũng cần dùng đúng cách mới có thể đem lại hiệu quả tốt và tránh được những tác dụng không mong muốn.
Các loại thuốc bôi đặc trị bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu có tiến triển dai dẳng, mãn tính và thường rất dễ tái phát nhiều lần. Bệnh thường diễn tiến qua 2 giai đoạn. Ở giai đoạn cấp tính, tổn thương da thường có màu đỏ, tiết dịch có dấu hiệu sưng viêm và phù nề. Trong khi đó, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì da thường có dấu hiệu dày sừng, khô ráp, nứt nẻ và gây ngứa dữ dội.
Để giúp khắc phục nhanh chóng các triệu chứng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi ngoài da. Dưới đây là thuốc bôi chữa viêm da cơ địa được dùng phổ biến nhất:
1. Thuốc kháng khuẩn và làm dịu da
Các loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định trong giai đoạn cấp cùng bán cấp của bệnh viêm da cơ địa. Thuốc kháng khuẩn là làm dịu da có tác dụng sát trùng, khử khuẩn nhẹ, làm dịu da và bảo vệ da. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng làm khô vảy tiết và giúp da nhanh đóng mày để thúc đẩy tốc độ phục hồi.
Dưới đây là các loại thuốc kháng khuẩn và làm dịu da thường được chỉ định để khắc phục triệu chứng bệnh viêm da cơ địa:
- Thuốc hồ: Có thể là hồ nước, hồ Brocq hay hồ Tetraped. Nhóm thuốc này có tác dụng làm khô da, giảm sung huyết và giản viêm, làm khô dịch tiết. Thường được chỉ định dùng với liều 2 lần/ngày cho tới khi tổn thương da khô hẳn.
- Kẽm oxide 10%: Thường được dùng với liều 2 – 3 lần/ngày với tác dụng làm dịu trợt loét, tổn thương da và kháng khuẩn nhẹ. Tuy nhiên không dùng cho những người quá mẫn với pyrazol hay tổn thương trên da bị nhiễm khuẩn.
- Dung dịch Chlorhexidine và Hexamidine: Loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn nhẹ thường được dụng khi mụn nước vỡ và da bị lở loét. Dung dịch Chlorhexidine và Hexamidine sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, đồng thời giúp giảm viêm nhẹ.
2. Thuốc bạt sừng chứa acid salicylic
Loại thuốc này sẽ được chỉ định khi bệnh viêm da cơ địa đã chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. Hoạt chất acid salicylic có trong thuốc sẽ giúp hỗ trợ làm sạch da, sát trùng nhẹ, cùng với đó là loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da.
Acid salicylic thường được bào chế ở dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi. Ngoài ra có thể kết hợp với các hoạt chất khác, điển hình như corticoid nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, thuốc bạt sừng chứa acid salicylic trị bệnh viêm da cơ địa sẽ không được dùng khi tổn thương da có bội nhiễm hay tổn thương da xuất hiện ở xung quanh miệng.
3. Thuốc bôi da có chứa Corticoid
Đây là nhóm thuốc bôi chữa viêm da cơ địa được dùng phổ biến nhất. Hoạt chất corticoid tổng hợp sẽ có hoạt động tương tự như hormone cortisone được sản xuất ở tuyến thượng thận.
Các loại kem bôi da có chứa corticoid sẽ có tác dụng làm giảm viêm da và chống dị ứng tương đối mạnh. Tùy thuộc vào mức độ biểu hiện của triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi corticoid với hiệu lực tương tích.
- Corticoid nhóm 4 (có tác dụng yếu): Prednisolon acetat, Dexamethason, Hydrocortison acetat.
- Corticoid nhóm 3 (có tác dụng vừa): Bao gồm Aclometason và Triamcinolon acetonid.
- Corticoid nhóm 2 (có tác dụng mạnh): Betamethason valerat, Hydrocortison butirat, Fluocinolon acetonid, Desoximetason.
- Corticoid nhóm 1 (có tác dụng rất mạnh): Bao gồm Betamethason dipropionat và Clobetason propionate.
Nhóm thuốc này mặc dù có tác dụng nhanh nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro khi sử dụng. Lạm dụng chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, teo da, giãn mạch, rậm lông, viêm nang lông, mụn trứng cá. Chính vì thế mà Corticoid bôi ngoài da chỉ được dùng điều trị ngắn hạn và cần giảm liều khi triệu chứng có xu hướng thuyên giảm.
4. Kháng sinh điều trị tại chỗ
Nhóm thuốc này sẽ được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm. Fusidic acid là hoạt chất kháng sinh thường được sử dụng tại chỗ. Đa phần các loại thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ sẽ được dùng kết hợp với thuốc bôi ngoài da chứa corticoid. Điều này sẽ giúp chống viêm và hỗ trợ giảm sưng tại vùng da tổn thương. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh dạng bôi còn có thể được dùng kết hợp kháng sinh đường uống để tiêu diệt triệt để vi khuẩn gây nhiễm trùng.
5. Thuốc bôi ức chế miễn dịch
Tacrolimus là loại thuốc bôi ức chế miễn dịch được dùng phổ biến trong hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa. Ngoài ra, loại thuốc này còn có thể được dùng trong điều trị các thể bệnh chàm hay viêm da dị ứng.
Hoạt chất Tacrolimus hoạt động chống viêm giống với corticoid nhưng lại không gây ra các tình trạng teo da, mỏng da hay giãn mạch. Tuy nhiên, một hạn chế của loại thuốc bôi này là làm cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, dùng Tacrolimus kéo dài còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hay sự xuất hiện của các khối u ác tính trên da.
Tham khảo thêm: Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại phải làm sao?
Bệnh viêm da cơ địa nên uống thuốc gì?
Thông thường, với những trường hợp bệnh nhẹ thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi ngoài da để điều trị bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, khi bệnh có diễn tiến xấu thì việc kết hợp thuốc điều trị tại chỗ và thuốc uống được cho là cần thiết. Điều này sẽ giúp kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng mà bệnh gây ra.
Các trường hợp cần sử dụng thuốc uống để điều trị bệnh viêm da cơ địa bao gồm:
- Tổn thương da gây đau rát, sưng viêm, ngứa dữ dội và không đáp ứng tốt với việc điều trị tại chỗ.
- Vùng da tổn thương xuất hiện nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus (còn gọi là viêm da cơ địa bội nhiễm).
- Bệnh kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần.
Một số loại thuốc uống trị bệnh viêm da cơ địa được dùng phổ biến hiện nay là:
1. Thuốc kháng Histamine H1
Viêm da cơ địa là một dạng tổn thương khi bị kích thích có thể do các phản ứng dị ứng gây ra. Chính vì thế mà các thuốc kháng histamine H1 thường được chỉ định ở cả giai đoạn cấp tính và mãn tính của bệnh.
Nhóm thuốc này sẽ hoạt động bằng cơ chế ức chế sự phóng thích histamine – đây là thành phần trung gian trong các phản ứng dị ứng. Hiện nay, với việc điều trị bệnh viêm da cơ địa, bác sĩ thường ưu tiên chỉ định các loại thuốc kháng histamine thế hệ II.
Điển hình nhất là một số loại thuốc như Fexofenadin, Astemizol, Acrivastin, Loratidin, Cetirizin. Bởi các thuốc ở thế hệ II có tác dụng ức chế thụ thể màng não yếu, đồng thời ít gây ra các tác dụng phụ hơn là các thuốc thế hệ I. Đồng thời nhóm thuốc thế hệ II có tốc đổ thải trừ chậm nên chỉ cần sử dụng mỗi ngày 1 lần.
2. Thuốc kháng sinh đường uống
Thuốc kháng sinh đường uống sẽ được chỉ định trong trường hợp bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm diễn tiến xấu. Lúc này thuốc uống sẽ được dùng kết hợp với thuốc bôi để ức chế tốt hơn tình trạng nhiễm trùng lan rộng.
Nếu bội nấm là do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh nhóm macrolid và nhóm penicillin. Còn trường hợp bội nhiễm là do nấm thì các loại thuốc kháng nấm toàn thân sẽ được bác sĩ chỉ định, ví dụ như Fluconazole hay Itraconazole.
Nhóm thuốc này sẽ thường được bác sĩ chỉ định dùng liên tục trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày. Người bệnh cần dùng đều đặn và đúng liều để tránh nguy cơ vi khuẩn và vi nấm kháng thuốc. Ngoài ra, trong quá trình điều trị với nhóm thuốc này, bạn nên bổ sung rau xanh, sữa chua và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa.
3. Thuốc chống viêm không steroid
Các loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid sẽ được dùng trong trường hợp bệnh viêm da cơ địa gây tổn thương da sưng viêm nhẹ, gây đau, nóng rát. Thuốc nhóm này hoạt động nhờ khả năng ức chế enzyme cyclooxygenase 1 và 2. Nhờ đó mà có thể làm giảm quá trình tổng hợp prostaglandin (một thành phần trung gian ở trong các phản ứng viêm).
Ngoài ra, với trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm thì thuốc kháng viêm không steroid cũng sẽ được chỉ định. Tuy nhiên cần tránh sử dụng cho những người gặp các vấn đề về dạ dày như mắc bệnh viêm loét dạ dày tiến triển hay có tiền sử xuất huyết tiêu hóa trên…
4. Corticoid đường uống
So với các loại thuốc khác thì corticoid đường uống thường hiếm khi được chỉ định trong trị bệnh viêm da cơ địa. Bởi nhóm thuốc này mặc dù có tác dụng chống viêm và chống dị ứng mạnh nhưng có nhược điểm là dễ gây ra biến chứng. Điển hình như tình trạng suy tuyến thượng thận, loãng xương, tăng huyết áp và đường huyết, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Corticoid đường uống chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh viêm da cơ địa cấp gây ra tình trạng viêm và phù nề nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng ngắn hạn và khi triệu chứng bệnh có xu hướng giảm thì cần giảm liều.
Cần lưu ý rằng, nhóm thuốc này sẽ không được bác sĩ chỉ định rrong giai đoạn mãn tính của bệnh do độc tính của thuốc có thể làm cho các triệu chứng bệnh bùng phát trở lại.
5. Các loại viên uống bổ sung
Các loại viên uống này thường được chỉ định nhằm giúp tăng cường sức đề kháng và thể trạng cho người bệnh. Nhất là trong trường hợp bệnh viêm da cơ địa tái phát nhiều lần do thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng, thể trạng yếu và sức đề kháng suy giảm.
Viên uống bổ sung mặc dù không có tác động tới tổn thương da cũng như các triệu chứng cơ năng nhưng sử dụng thường xuyên lại được cho là có thể làm giảm tần suất cùng mức độ của các triệu chứng.
Tất cả các loại thuốc điều trị bệnh viêm da cơ địa dù là thuốc uống hay thuốc bôi cũng cần được dùng đúng chỉ định từ bác sĩ. Trong trường hợp thuốc không đáp ứng hay có các vấn đề bất thường phát sinh cần báo ngay cho bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp. Cùng với đó là thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc tại nhà để có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Top 12 bác sĩ chữa viêm da cơ địa giỏi tại TPHCM và Hà Nội
- Kế hoạch, quy trình chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa
Từ khóa » Kem Bôi Da Liễu Tâm An
-
TÂM AN LIỄU HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ DA GIÚP THÀNH ...
-
Top 15+ Thuốc Trị Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất [Được Khuyên Dùng]
-
Liễu Tâm An
-
Kem Bôi Da Tâm An Liễu Hàng Xịn, Giảm Tàn Khốc, Cod Mọi Tỉnh ...
-
Viên Uống, Kem Bôi Trị Bệnh Da Liễu, Dị ứng Tại Nhà Thuốc An Khang ...
-
Tâm An Liễu - Đặc Trị Viêm Da, Vảy Nến, Á Sừng - Home | Facebook
-
Top 10+ Loại Thuốc Trị Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất Hiện Nay
-
14 Loại Kem Bôi Trị Viêm Da Cơ Địa Hay Nhất 2022
-
Thuốc An Liễu Chữa Viêm Da Cơ Địa Có Tốt Không? Địa Chỉ Mua
-
Kem Bôi Vương Liễu Giúp đặc Trị Vảy Nến, á Sừng, Eczema, Viêm Da ...
-
Thuốc Bôi Ngoài Da - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Viêm Da Cơ địa: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Phòng ...
-
Các Nguyên Tắc Của Trị Liệu Da Liễu Tại Chỗ - MSD Manuals