Các Loại Thuốc điều Trị Rối Loạn Lo âu - Trầm Cảm

Rối loạn lo âu là một bệnh lý phổ biến và có thể tác động rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, làm suy giảm khả năng học tập, lao động. Hầu hết các trường hợp rối loạn lo âu nếu được phát hiện thì có thể điều trị thành công với thuốc hoặc liệu pháp tâm lý, hoặc cả hai. Cùng tìm hiểu về các loại thuốc sử dụng để điều trị rối loạn lo âu trong bài viết sau.

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu 1

Mục lục bài viết

  • 1 Thế nào là rối loạn lo âu?
  • 2 Các nhóm thuốc điều trị rối loạn lo âu
    • 2.1 Benzodiazepine
    • 2.2 Busiprone
    • 2.3 Thuốc chống trầm cảm
  • 3 Liệu pháp thay thế: sử dụng probiotics chuyên biệt (psychobiotics)

Thế nào là rối loạn lo âu?

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng từng trải qua tâm trạng lo lắng trong cuộc đời, tuy nhiên nếu tình trạng lo lắng nghiêm trọng, kéo dài và ảnh hưởng tới các hoạt động, công việc hàng ngày thì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu thường khởi phát từ trước tuổi 25 ở cả nam giới và nữ giới với những triệu chứng như:

  • Liên tục lo lắng về một sự việc dù lớn hay nhỏ.
  • Bồn chồn, khó chịu
  • Mệt mỏi.
  • Khó tập trung tâm trí.
  • Mỏi, đau nhức cơ bắp.
  • Run rẩy, cảm thấy bối rối hoặc bị dễ dàng giật mình.
  • Khó ngủ.
  • Ra mồ hôi, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
  • Khó thở hoặc nhịp tim nhanh.

Rối loạn lo âu có thể đi kèm với một số rối loạn tâm thần hoặc bệnh lý nội khoa khác, đáp ứng điều trị của mỗi người cũng khác nhau. Vì vậy có thể sẽ cần thử để biết được loại thuốc, hoặc phương pháp điều trị nào thích hợp với từng người. Những nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu gồm có 3 nhóm chính: benzodiazepin, busiprone và thuốc chống trầm cảm.

Các nhóm thuốc điều trị rối loạn lo âu

Benzodiazepine

Benzodiazepine có 4 tác dụng khác nhau bao gồm: chống lo âu, chống động kinh, giãn cơ, và an thần – gây ngủ. Biểu hiện tác dụng nào còn tùy thuộc vào liều dùng của benzodiazepine. Ở liều thấp, benzodiazepine có tác dụng chống lo âu. Ở mức liều cao hơn, benzodiazepine có tác dụng an thần – gây ngủ, giãn cơ.

Benzodiazepine 1

Benzodiazepine có hiệu quả trong điều trị nhiều dạng rối loạn lo âu như rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu sau sang chấn, rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Khi sử dụng benzodiazepine có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:

  • Buồn ngủ và lú lẫn là những tác dụng không mong muốn thường gặp nhất khi sử dụng benzodiazepine. Ở liều dùng cao hơn, nó có thể gây ra khó khăn trong các cử động cần sự phối hợp. Sự suy giảm nhận thức (giảm trí nhớ) cũng có thể xảy ra khi sử dụng benzodiazepine.
  • Benzodiazepine có thể gây nghiện thuốc nếu sử dụng liều cao trong thời gian kéo dài. Trường hợp ngưng sử dụng thuốc đột ngột sẽ gây nên những triệu chứng cai thuốc.

Do những tác dụng không mong muốn và nguy cơ gây nghiện nên BZD chỉ được chỉ định cho một số ít trường hợp và sử dụng trong thời gian ngắn hạn.

Busiprone

Busiprone rất hữu ích trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa mạn tính. Thuốc tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh bằng cách kích thích receptor serotonin, giúp giảm các triệu chứng bồn chồn, cáu gắt, khó ngủ, đổ mồ hôi…

Sử dụng Buspirone ít gặp tác dụng phụ hơn, nếu có thì thông thường là đau đầu, chóng mặt, lo lắng, buồn nôn… Tác động an thần, rối loạn vận động và nhận thức rất ít xảy ra và tình trạng phụ thuộc thuốc hầu như không có.

Tuy nhiên, thuốc phát huy hiệu quả chậm và chỉ hiệu quả đối với rối loạn lo âu mức độ nhẹ và vừa; không có tác dụng tốt ở những người lo âu nặng, hoảng loạn hoặc rối loạn ám ảnh.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị rối loạn lo âu vì rối loạn lo âu và trầm cảm thường xuất hiện đồng thời. Thuốc chống trầm cảm cũng tác động lên các chất dẫn truyền tần kinh và cần thời gian từ 4-6 tuần để cho thấy hiệu quả rõ ràng. Do vậy mà trong quá trình điều trị với thuốc chống trầm cảm, bác sỹ thường chỉ định kết hợp với bezodiazepine ở những tuần đầu tiên. Khi các thuốc chống trầm cảm có tác dụng sẽ ngừng dần benzodiazepine. Một số thuốc chống trầm cảm thường sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu gồm: Paroxetine (Paxil), sertraline (Zoloft), venlafaxine (Effexor).

Tác dụng không mong muốn đáng lo ngại nhất khi sử dụng thuốc chống trầm cảm trong điều trị rối loạn lo âu đó là sự gia tăng mức độ lo lắng trong giai đoạn đầu dùng thuốc. Đáng lo ngại là bởi vì nó thường khiến cho bệnh nhân có xu hướng bỏ điều trị. Những thuốc trầm cảm không gây nên tình trạng nghiện thuốc, nhưng nếu ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra hội chứng cai thuốc.

(Nếu bạn bị bệnh nhẹ, không muốn dùng thuốc thì nên đọc bài: Chữa rối loạn lo âu không dùng thuốc)

Liệu pháp thay thế: sử dụng probiotics chuyên biệt (psychobiotics)

Những tác dụng không mong muốn và sự phát huy hiệu quả chậm của thuốc điều trị rối loạn lo âu đòi hỏi những biện pháp bổ trợ hữu ích. Trong thời gian gần đây, một phương pháp mới trong điều trị các rối loạn tâm thần kinh, bao gồm cả lo âu và trầm cảm đã được đưa ra, đó là sử dụng các probiotic chuyên biệt.

Liệu pháp thay thế: sử dụng probiotics chuyên biệt (psychobiotics) 1

Giữa não bộ và đường ruột có một mối liên hệ mật thiết thông qua 200-600 triệu tế bào thần kinh và ruột được ví như là “bộ não thứ 2” của cơ thể. Các nhà khoa học nhận thấy, một số chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có tác dụng cải thiện tâm trạng thông qua liên kết đặc biệt giữa não và ruột – chúng gọi là psychobiotic.

“Psycho-biotics là khái niệm chỉ những chủng vi khuẩn đường ruột đặc biệt, khi được bổ sung với lượng vừa đủ sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe tâm thần”

Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với những lợi khuẩn đường ruột (probiotic) và vai trò đối với hệ tiêu hóa, tuy nhiên ít người biết những lợi khuẩn này còn có mối liên quan với những bệnh lý về tinh thần. Ở những người bị stress, lo âu, trầm cảm…thì có sự sụt giảm lớn của những vi khuẩn có lợi trong đường ruột, đặc biệt là hai chủng Lactobacili và Bifidobacterium. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu đã tiến hành bổ sung những vi khuẩn bị thiếu hụt này trên cả những người khỏe mạnh và người đang gặp lo âu để đánh giá lợi ích của việc bổ sung probiotic trên sức khỏe tâm thần. Trong một nghiên cứu phân tích gộp gồm 10 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng được đăng tải trên tạp chí Neuropsychiatry đã đưa ra kết luận: sử dụng probiotics có thể giúp giảm mức độ lo âu (đánh giá theo thang điểm DASS).

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm… điều quan trọng nhất là phải chọn lọc những chủng probiotics đặc thù có tác động trên sức khỏe thâm thần, hơn nữa cần đánh giá về cả liều dùng, thời gian sử dụng bao nhiêu lâu để đem lại hiệu quả điều trị tốt.

Xem thêm: Ecologic Barrier – sản phẩm psychobiotic đầu tiên được đưa về Việt Nam

Việc phát hiện và ứng dụng psychobiotics là một hướng đi mới, mang lại thêm cơ hội trong phòng và điều trị các bệnh lý thuộc về sức khỏe tâm thần. Đặc biệt, liệu pháp sử dụng psychobiotics được ghi nhân là an toàn, không gây tác dụng phụ và có thể sử dụng được cho cả trẻ em, người lớn phụ nữ mang thai và cho con bú

Benhlytramcam.vn

liệu pháp tự nhiên cải thiện trầm cảm liệu pháp tự nhiên cải thiện trầm cảm

  THÔNG TIN NÊN ĐỌC

  • Chữa điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?
  • Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và giải pháp điều trị
  • Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu hiệu quả
  • Rối loạn lo âu có chữa được không?
  • Chứng rối loạn lo âu lan tỏa bạn đã biết?
  • Rối loạn lo âu có gây nguy hiểm?

Từ khóa » Các Loại Thuốc Rối Loạn Lo âu