Các Loại Trí Nhớ Và Cách Phân Biệt Chúng - Blog
Có thể bạn quan tâm
Trí nhớ là một khả năng của não bộ khi có thể lưu trữ những dữ liệu có tác động tới chủ thể. Có các loại trí nhớ khác nhau dựa vào nhân tố tác động tới chủ thể, tính liên tục hay mức độ kéo dài của trí nhớ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ từng loại trí nhớ.
Mục lục
- 1. Các loại trí nhớ dựa trên sự hình thành
- 1.1. Trí nhớ vận động
- 1.2. Trí nhớ cảm xúc
- 1.3. Trí nhớ hình tượng
- 1.4. Trí nhớ từ ngữ – logic
- 2. Các loại trí nhớ dựa trên mức độ kéo dài của trí nhớ
- 2.1. Trí nhớ ngắn hạn
- 2.2. Trí nhớ dài hạn
1. Các loại trí nhớ dựa trên sự hình thành
Trí nhớ được hình thành dựa trên các hoạt động khác nhau của con người. Dựa theo cách phân loại này, trí nhớ được chia làm 4 loại bao gồm: trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình tượng và trí nhớ từ ngữ – logic.
1.1. Trí nhớ vận động
Là loại trí nhớ về những hoạt động (có thể là đơn lẻ hoặc theo nhóm). Tiêu chí để đánh giá xem một người có trí nhớ vận động tốt hay không gồm 2 yếu tố: tốc độ hình thành nhanh (số lần lặp lại động tác ít) và mức độ bền vững của trí nhớ (có nhớ lâu hay không). Vai trò của trí nhớ vận động là giúp con người học những hoạt động từ đơn giản đến phức tạp như bước đi, cầm nắm, thêu thùa, nấu nướng,…
1.2. Trí nhớ cảm xúc
Là loại trí nhớ về những tình cảm, rung động mà chủ thể đã cảm nhận trước đó. Ví dụ, khi nhớ đến một người mà ta cảm thấy thổn thức hay đỏ mặt thì đó chính là trí nhớ cảm xúc.
1.3. Trí nhớ hình tượng
Đây là nhóm các loại trí nhớ về một sự vật, hiện tượng đã tác động vào các giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác) của chủ thể. Dựa vào quá trình tiếp nhận thông tin của các cơ quan cảm giác tương ứng (mắt, tai, mũi, da và lưỡi) mà trí nhớ hình tượng được hình thành.
Mỗi người sẽ có khả năng nhớ khác nhau. Ví dụ, có những người rất nhạy cảm với âm thanh, lại có những người lại rất dễ dàng nhận ra các nốt mùi hương khác nhau.
1.4. Trí nhớ từ ngữ – logic
Là loại trí nhớ về những mối quan hệ, liên kết, suy luận,… và chỉ xuất hiện khi có ngôn ngữ. Nó được hình thành từ ý nghĩ và tư tưởng, trên nền tảng ngôn ngữ, và bởi vậy trong các loại trí nhớ thìnó là loại trí nhớ đặc trưng cho con người. Trí nhớ từ ngữ – logic có nền tảng từ 3 loại trí nhớ trên, đồng thời tác động ngược lại chúng.
2. Các loại trí nhớ dựa trên mức độ kéo dài của trí nhớ
Với tiêu chí này, trí nhớ được chia thành các loại trí nhớ là trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.
2.1. Trí nhớ ngắn hạn
Là loại trí nhớ mà quá trình ghi nhớ – giữ gìn – tái hiện thông tin diễn ra ngắn ngủi và không lặp lại. Nó còn có tên gọi khác là trí nhớ tức thời. Trí nhớ ngắn hạn thường không ổn định, song nó là bước đầu của trí nhớ dài hạn.
2.2. Trí nhớ dài hạn
Là loại trí nhớ mà quá trình ghi nhớ – giữ gìn – tái hiện thông tin được lặp đi lặp lại liên tục cho tới khi thông tin được giữ lại trong bộ nhớ. Đây chính là nền tảng của việc tích lũy và sở hữu tri thức, kinh nghiệm của con người.
Nhìn chung, sự phân loại trí nhớ chỉ có tính tương đối, bởi lẽ trí nhớ dựa trên trên hành động của chủ thể, mà các hành động này đều không được thực hiện một cách đơn lẻ. Các loại trí nhớ đều bổ trợ cũng như tác động qua lại lẫn nhau, làm nền tảng cho sự phát triển trí nhớ hoàn chỉnh của chủ thể.
Từ khóa » Ví Dụ Về Trí Nhớ Xúc Cảm
-
Ví Dụ Về Trí Nhớ : Khái Niệm, Các Quá Trình Và ...
-
Trí Nhớ Là Gì? Làm Thế Nào để Có Trí Nhớ Tốt? - Vnkienthuc
-
Bài 2: Các Loại Trí Nhớ - HOC247
-
Tâm Lí Học đại Cương - Tài Liệu Text - 123doc
-
Ví Dụ Về Vai Trò Của Trí Nhớ - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
TRÍ NHỚ VÀ CHÚ Ý - Health Việt Nam
-
Trí Nhớ Là Gì? Vai Trò Và Các Quá Trình Cơ Bản Của Trí Nhớ
-
Trí Nhớ Cảm Xúc: đặc điểm Và Phương Pháp Phát Triển
-
Các Quá Trình Cơ Bản Của Trí Nhớ. Giải Thích Và Cho Ví Dụ.
-
Sinh Lý Hoạt động Trí Nhớ
-
Trí Nhớ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Loại Trí Nhớ - Kipkis
-
Chủ đề 5 Ngôn Ngữ VÀ Trí Nhớ - Quê Hương