Các Loại Truyền Hình Hiện Nay: Đặc điểm, ưu Và Nhược điểm - VNPT
Có thể bạn quan tâm
Các loại truyền hình hiện nay gồm có truyền hình tương tự/ analog, truyền hình số/ digital và truyền hình internet. Bạn có thể tham khảo đặc điểm, ưu và nhược điểm của các loại truyền hình này trong bài viết dưới đây để lựa chọn và sử dụng loại truyền hình phù hợp nhất.
1. Truyền hình tương tự/analog
Truyền hình tương tự là loại truyền hình có tín hiệu được phát sóng từ đài truyền hình đến các máy thu hình. Sau đó, các máy thu hình sẽ dùng ăng ten thu tín hiệu sóng, giải mã thành hình ảnh, âm thanh tương tự tín hiệu gốc. Đây là loại truyền hình được sử dụng nhiều khi truyền hình mới ra đời và phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ trước, đến nay đã tồn tại được trên 20 năm.
Đặc điểm:
- Mỗi nhà đài có một tần số phát sóng riêng. Hình ảnh và âm thanh được chuyển đổi thành tín hiệu và chuyển phát đi.
- Tín hiệu biến đổi liên tục theo thời gian.
- Tín hiệu hình ảnh ở dải tần tín hiệu video (0-6,5 MHz) được điều chế vào một tần số riêng (sóng mang hình) theo phương thức điều biên lên dải tần tín hiệu truyền hình (45-860 MHz).
- Tín hiệu âm thanh được điều chế vào một tần số riêng (sóng mang tiếng) theo phương thức điều tần.
- Khoảng cách giữa hai sóng là 1 kênh.
- Phạm vi phủ sóng phụ thuộc vào chiều cao, khả năng định hướng của cột anten và công suất máy phát.
Ví dụ: Truyền hình ăng ten truyền thống.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ.
- Không tốn cước phí sử dụng hàng tháng.
- Sử dụng dễ dàng trong phạm vi cả nước.
- Xây dựng nhanh.
Nhược điểm:
- Phạm vi phủ sóng nhỏ, chỉ trong bán kính vài chục kim.
- Phát được ít kênh và không có khả năng cung cấp các dịch vụ gia tăng.
- Độ phân giải thấp.
- Công suất phát sóng lớn nên thời gian dùng của máy phát hạn chế
- Chất lượng sóng không ổn định: Ở nơi có nhiều tòa nhà cao tầng, các hiện tượng phản xạ, hấp thụ, ngăn cản sóng điện từ xảy ra làm cho tín hiệu thu xấu. Khi thời tiết thay đổi, gặp vật cản, các loại sóng khác (radio, điện thoại), tác động từ môi trường (tiếng động cơ xe), tín hiệu sẽ bị nhiễu. Vì thế, chất lượng âm thanh và hình ảnh cũng bị ảnh hưởng.
- Công nghệ truyền hình này không được phát triển trên thế giới nữa: Do công nghệ đã cũ, không đáp ứng được chất lượng, nhu cầu sử dụng và xuất hiện công nghệ mới.
- Trong truyền hình tương tự, tivi sẽ sử dụng ăng ten để bắt sóng từ đài truyền hình và giải mã thành hình ảnh, âm thanh tương tự tín hiệu gốc
2. Truyền hình số/digital
Truyền hình số ra đời đã tạo ra bước đột phá mới trong lĩnh vực truyền hình và đã dần thay thế cho truyền hình tương tự.
Đặc điểm:
- Tín hiệu không liên tục theo thời gian.
- Sử dụng phương pháp điều chế PSK hoặc QAM: Tín hiệu phát đi là những xung ở tần số sóng mang. Những xung này có một số giá trị cố định về biên độ và góc pha. Vì thế, tín hiệu thu được chỉ xuất hiện ở một số giá trị nhất định. Khi đường truyền bị can nhiều, tín hiệu vẫn có khả năng khôi phục được.
- Tín hiệu truyền hình tương tự đã được số hóa (các tín hiệu được mã hóa dưới dạng nhị phân gồm 2 dãy số 0 và 1) trước khi truyền đi.
- Loại hình được phát: Phát trực tiếp trên mặt đất hoặc phát lên các vệ tinh truyền dẫn.
- Tivi muốn bắt được loại hình phát sóng này phải có các thiết bị truyền hình như bộ giải mã (Set-top-box), ăng ten chảo parabol hoặc ăng ten vệ tinh. Khách hàng có thể mua thiết bị này từ chính các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình.
Ưu điểm so với truyền hình tương tự:
- Có nhiều kênh truyền hình hơn.
- Độ phủ sóng rộng hơn,
- Chất lượng, hình ảnh, âm thanh tốt hơn.
- Ít bị ảnh hưởng bởi cơ sở vật chất hạ tầng, môi trường.
Nhược điểm: Sóng vẫn bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.
Phân loại:
- Truyền hình số mặt đất (DVB-T2).
- Truyền hình số hữu tuyến (DVB-C2)/ truyền hình cáp.
- Truyền hình số vệ tinh (DVB-S2).
Truyền hình số hoạt động trên cơ chế PSK hoặc QAM nên tín hiệu tốt hơn truyền hình tương tự
2.1. Truyền hình số mặt đất (DVB-T2)
Trước sự phát triển của kỹ thuật điện tử, kỹ thuật số đã được ứng dụng vào các hệ thống truyền dẫn vô tuyến hình thành nên truyền hình số mặt đất. Truyền hình số mặt đất là loại truyền hình sử dụng phương thức phát sóng mặt đất. Trong đó, tín hiệu truyền hình được nhà đài số hóa trước khi phát ra và người dùng cần dùng ăng ten và bộ giải mã để thu nhận, sử dụng.
Loại truyền hình này đã được nhà nước ta sử dụng để thay thế truyền hình tương tự.
Đặc điểm:
- Các thiết bị khuếch đại công suất, ăng ten và cột phát sóng vẫn được sử dụng giống như truyền hình tương tự nhưng tín hiệu phát ra là tín hiệu số, được điều chế theo phương thức điều chế số (PSK, QAM).
- Tín hiệu được khuếch đại lên công suất rất lớn từ hàng trăm đến hàng chục nghìn watt không gian.
- Nếu dùng tivi đời cũ (sản xuất trước năm 2014), người sử dụng cần mua thêm đầu thu kỹ thuật số DVB - T2 với giá từ 500.000 – 1 triệu đồng để giải mã tín hiệu, phát ra hình ảnh. Nếu sử dụng mẫu tivi đời mới (từ 32 inch trở lên trên thị trường từ sau năm 2014), người dùng không cần trang bị thêm đầu thu kỹ thuật số vì đầu thu đã được tích hợp bên trong tivi.
- Người dùng có thể xem các kênh chương trình như trước đây (vài chục kênh chương trình miễn phí của đài truyền hình Việt Nam, đài địa phương và các kênh không khóa mã) nhưng hình ảnh sẽ sắc nét, âm thanh sống động hơn.
- Nếu muốn xem nhiều kênh đặc sắc, nội dung đa dạng, chất lượng hình ảnh tốt hơn (đã khóa mã) thì người dùng cần đăng ký dịch vụ truyền hình trả tiền với nhà cung cấp.
Ví dụ: Tivi sử dụng bộ giải mã tín hiệu Mobi TV.
Ưu điểm:
- Cho phép sửa các lỗi đường truyền (phản xạ, giao thoa sóng) và hỗ trợ thu tín hiệu di động.
- Cung cấp nhiều kênh truyền hình trên cùng một tần số sóng mang và một số dịch vụ gia tăng khác.
- Đảm bảo phạm vi phủ sóng khi giảm công suất phát sóng.
- Có khả năng khóa mã tín hiệu để quản lý số lượng người xem.
- Sử dụng và cài đặt dễ dàng ở vùng sâu, vùng xa.
- Không tốn cước phí sử dụng hàng tháng.
Nhược điểm:
- Do ứng dụng công nghệ mới nên các nhà sản xuất tivi chưa thích ứng được, cần thiết bị hỗ trợ.
- Là hệ thống một chiều nên khả năng phát triển các dịch vụ gia tăng kém.
- Số lượng kênh hạn chế.
- Không có thêm các tính năng và các ứng dụng giải trí cho tivi.
- Chất lượng hình ảnh, âm thanh hạn chế.
- Thời tiết và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chất lượng và độ ổn định.
- Khả năng truyền dẫn ở thành thị, trong các nhà cao tầng, tầng hầm kém, có thể không xem được.
Tín hiệu trong truyền hình số mặt đất được nhà đài số hóa trước khi phát ra nên cần dùng ăng ten và bộ giải mã để thu nhận, sử dụng
2.2. Truyền hình số hữu tuyến (DVB-C2)/ truyền hình cáp
Truyền hình số hữu tuyến là loại truyền hình sử dụng cáp quang, cáp đồng trục để dẫn truyền sóng điện từ.
Đặc điểm:
- Tín hiệu truyền hình trong dải tần số được đưa đến từng thuê bao qua hệ thống cáp quang, cáp đồng trục.
- Dùng Set-top-box để giải mã tín hiệu.
- Cần dùng dây dẫn tín hiệu kết nối với tivi.
Ví dụ: VTVcab (truyền hình cáp Việt Nam), HCATV (truyền hình cáp Hà Nội), HTVC (truyền hình cáp thành phố Hồ Chí Minh), SCTV (truyền hình cáp Saigontourist), THVLC (truyền hình cáp Vĩnh Long)…
Ưu điểm:
- Chất lượng đường truyền ổn định.
- Hình ảnh rõ nét, âm thanh tốt.
- Số kênh nhiều, trung bình từ 40 – 200 kênh.
- Có khả năng tương tác hai chiều và có thể cung cấp hầu hết các dịch vụ gia tăng về viễn thông (điện thoại, internet, truyền số liệu…).
- Cài đặt và sử dụng dễ dàng.
- Giá thành rẻ.
- Gần như không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, điều kiện địa lý, các yếu tố môi trường (âm thanh…).
- Một kết nối có thể dùng co nhiều thiết bị trong nhà.
Nhược điểm:
- Phạm vi phục vụ giới hạn, chỉ phù hợp với các đô thị có mật độ dân cư lớn do khoảng cách từ node quang đến thuê bao tối đa 1 km.
- Ít tính năng và ứng dụng.
- Độ phân dải hình ảnh hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng đầu tư lớn, lâu dài.
- Việc quản lý cơ sở hạ tầng khó khăn, thiết bị phân bố trên một địa bàn rộng và hay xảy ra sự cố.
- Phải trả tiền hàng tháng.
- Nếu muốn sử dụng nhiều tivi phải dùng thêm bộ chia tín hiệu cáp trong nhà hoặc ngoài trời. Tuy nhiên, việc sử dụng bộ khuếch đại tín hiệu truyền hình cáp làm giảm chất lượng hình ảnh.
- Chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thị trường ở những nơi có khó khăn về địa lý, khó sử dụng cho vùng sâu vùng xa.
- Thời tiết gây ảnh hưởng đến quá trình nhận tín hiệu vệ tinh xuống nhà đài. Tín hiệu gốc bị ảnh hưởng dẫn đến các thiết bị thu cuối (mạng lưới máy thu hình) cũng bị ảnh hưởng theo. Vì thế, một số kênh nước ngoài được truyền dẫn từ vệ tinh xuống các nhà đài có thể bị ảnh hưởng.
- Không thể xem lại chương trình của hôm trước.
Truyền hình cáp dùng dây cáp để dẫn sóng điện từ và bộ chia tín hiệu để phát đến nhiều tivi sử dụng hơn
2.3. Truyền hình số vệ tinh (DVB-S2)
Truyền hình số vệ sinh là loại truyền hình có tín hiệu được điều chế thêm một lần nữa để đưa lên tần số phát vệ tinh rồi mới khuếch đại công suất và được phát lên vệ tinh. Tại vệ tinh, tín hiệu được đổi tần số rồi phát xuống mặt đất. Đầu thu sẽ sử dụng ăng ten parabol có gắn KIM THU LNB C BAND KU BAND thu tín hiệu này và chuyển qua đầu giải mã để chuyển hóa thành hình ảnh và âm thanh.
Loại truyền hình này cao cấp hơn truyền hình số mặt đất.
Đặc điểm:
- Hệ thống thu tín hiệu vệ tinh bao gồm ăng ten parabol (ăng ten chảo), bộ khuếch đại, đầu thu vệ tinh để chuyển tín hiệu về dạng video có thể hiển thị trên màn hình tivi.
- Gồm 2 dải băng tần là băng C và Ku: Băng C có tần số phát lên từ 5-6.5 GHz và phát xuống từ 2-3.5 GHz. Băng Ku có Dải tần phát lên từ 13-15 GHz và phát xuống từ 10-12 GHz.
Ví dụ: Truyền hình VTC, truyền hình HTV, truyền hình K+, truyền hình An Viên sử dụng băng tần của vệ tinh Vinasat của Việt Nam.
Ưu điểm:
- Độ phủ sóng rộng: Một ăng ten có thể phủ sóng tới 1/3 trái đất.
- Truyền được nhiều kênh truyền hình trên một tần số.
- Hình ảnh sắc nét, âm thanh ổn định, chất lượng đồng đều hơn truyền hình số mặt đất do sử dụng đầu thu chuẩn DVB-S2.
- Không phụ thuộc vào địa hình, dễ dàng thiết lập và sử dụng ở vùng sâu vùng xa.
- Có thể chia tín hiệu ra nhiều tivi.
- Băng tần C: Đường truyền ổn định, ít chịu ảnh hưởng của thời tiết. Số kênh truyền thông lớn, phù hợp cho các hệ thống truyền hình chuyên nghiệp, trạm thu phát lại.
- Băng tần Ku: Truyền được nhiều kênh trên cùng một băng tần. Kích thước ăng ten nhỏ với đường kính từ 60 - 90 cm, giá thành hệ thống thu tín hiệu không cao nên sử dụng dễ dàng tại các hộ gia đình.
Nhược điểm:
- Tuổi thọ vệ tinh giới hạn trong 20 năm.
- Lắp đặt phức tạp (hướng chảo parabol phải quay ra hướng nhất định), đòi hỏi phải có trình độ nhất định.
- Không gian phát triển hạn chế. Do khoảng cách tối thiểu giữa các vệ tinh là 3 độ nên bán kính đặt vệ tinh gần như đã phủ kín. Vì thế, các nước có nền kinh tế chưa phát triển khó xây dựng vệ tinh riêng.
- Bị ảnh hưởng bởi thời tiết bức xạ mặt trời.
- Cần sử dụng bộ chia tín hiệu cao tần cho vệ tinh để chia tín hiệu ra nhiều tivi.
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn, cước phí cao nên chỉ phù hợp với khách hàng có thu nhập cao.
- Băng tần C: Ăng ten cần kích thước cao, có đường kính tối thiểu 2,4 m; giá hệ thống thu tín hiệu lớn.
- Băng tần Ku: Đường truyền không ổn định, bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Trong truyền hình vệ tinh, tín hiệu số được phát lên vệ tinh rồi mới từ vệ tinh phát xuống các thiết bị dưới mặt đất
Xem thêm: Truyền hình OTT là gì? - Xu hướng mới có gì đặc biệt?
3. Truyền hình internet
Truyền hình internet là loại truyền hình được phát qua mạng internet. Đây là loại truyền hình phổ biến hiện nay và ngày càng được nhiều người sử dụng.
Đặc điểm:
- Dựa trên nền tảng công nghệ viễn thông và truyền hình để phục vụ theo yêu cầu.
- Nội dung âm thanh và hình ảnh yêu cầu được phân phối trên mạng băng rộng.
- Để sử dụng trên tivi, người dùng cần đăng ký với nhà cung cấp và sử dụng đầu giải mã để chuyển tín hiệu từ đường truyền internet sang tivi.
Ví dụ: MyTV (VNPT cung cấp), VTVnet (truyền hình cáp Việt Nam cung cấp), NetTV (Viettel cung cấp), OneTV (FPT cung cấp).
Ưu điểm:
- Tốc độ tương đối cao.
- Hỗ trợ truyền hình tương tác.
- Phân phối nhiều dạng dịch vụ như truyền hình trực tiếp, truyền hình hình ảnh chất lượng cao HDTV (High Definition Television), các trò chơi tương tác và truy cập internet tốc độ cao.
- Cung cấp truyền hình theo yêu cầu.
- Có thể ghi hình, lưu trữ nội dung để xem lại sau.
- Yêu cầu băng thông thấp.
- Có thể sử dụng trên nhiều thiết bị như tivi, máy tính, smart phone…
- Chất lượng hình ảnh và âm thanh đạt chuẩn Full HD với độ phân giải cao.
- Số kênh phong phú, lên tới 200 kênh.
- Có nhiều ứng dụng tích hợp cho tivi như YouTube, Email, đọc báo, karaoke, games, phim truyện theo yêu cầu, quản lý trẻ em…
Nhược điểm:
- Cần phải đăng ký và đóng tiền mạng hàng tháng.
- Vùng sâu, vùng xa không có hạ tầng mạng thì không sử dụng được.
- Tốc độ đường truyền phụ thuộc vào gói cước.
MyTV là một loại truyền hình internet phổ biến ở Việt Nam với gần 200 kênh sử dụng
Xem thêm: So sánh truyền hình Internet và truyền hình cáp về ưu, nhược điểm
Trên đây là thông tin về các loại truyền hình hiện nay. Mỗi loại truyền hình đều có đặc điểm, ưu và nhược điểm riêng phù hợp với đối tượng sử dụng nhất định. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được dịch vụ truyền hình phù hợp nhất. Nếu muốn tư vấn thêm, hãy gọi đến số 18001166 (miễn phí).
Từ khóa » Sự Ra đời Của Truyền Hình ở Việt Nam
-
Lịch Sử Truyền Hình - VIETNAM-TAM
-
Truyền Hình Tại Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lịch Sử Ra đời Và Phát Triển Của Truyền Hình
-
Truyền Hình Và Sự Ra đời Của Truyền Hình
-
Truyền Hình Thế Giới Sự Ra đời Của Truyền Hình Việt Nam - Tài Liệu Text
-
Bài Giảng: Lịch Sử Truyền Hình - Tài Liệu Text - 123doc
-
VTV Và Vài Nét Về Lịch Sử Ra đời, Phát Triển Của Báo Hình
-
Kỹ Thuật Truyền Hình Việt Nam - 45 Năm Phát Triển Và Những điều ...
-
Thời Khắc Lịch Sử Ra đời Đài Tiếng Nói Việt Nam Cách đây 75 Năm
-
Bốn áp Lực Và Sáu Giải Pháp Phát Triển Truyền Hình ở Việt Nam Trong ...
-
[PDF] Truyền Hình Bình Dân ở Việt Nam: Giữa Dân Chủ Hoá Và Thị Trường Hoá
-
[PDF] Ngành Báo Chí Truyền Hình - Trung Tâm Học Liệu Thái Nguyên
-
Công Chúng Trong Kỷ Nguyên Hậu Truyền Hình Tại Việt Nam
-
Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Chương Trình Truyền Hình “Vì Trẻ ...
-
Truyền Hình Là Gì Và Sự Ra đời Phát Triển Của Truyền Hình? - VietAds
-
20 Năm Chương Trình Tiếng Dân Tộc đầu Tiên Lên Sóng Truyền Hình ...
-
Xu Thế Của Truyền Hình OTT - Công Ty Cổ Phần FPT