Các Loại Tỷ Số Biên Lợi Nhuận Của Doanh Nghiệp - IABM

Mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp chính là là kiếm ra tiền và giữ được tiền. Điều này lại tùy thuộc vào tính thanh khoản và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, giám đốc điều hành – tài chính nên biết cách phân tích các khía cạnh khác nhau của khả năng sinh lời, bao gồm hiệu suất sử dụng các nguồn lực và mức độ tạo ra thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Việc tính toán tỷ số biên lợi nhuận là một cách tuyệt vời để có được cái nhìn sâu sắc về khả năng tạo ra và giữ tiền của một công ty.

Tỷ số biên lợi nhuận quan trọng như thế nào đối với tài chính doanh nghiệp

Tỷ số biên lợi nhuận cho biết mỗi đồng doanh thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Biên lợi nhuận là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có biên lợi nhuận cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó.

Các loại tỷ số biên lợi nhuận

Tỷ số biên lợi nhuận có thể cung cấp cho giám đốc điều hành – tài chính cái nhìn sâu hơn về hiệu suất quản lý. Tuy nhiên, thay vì đo lường giá trị mà người quản lý kiếm được từ tài sản, vốn cổ phần hoặc vốn đầu tư, các chỉ số này đo lường số tiền một công ty kiếm được từ tổng doanh thu hoặc tổng doanh số. Hiểu một cách đơn giản, tỷ số biên lợi nhuận là thu nhập được thể hiện dưới dạng tỷ lệ hoặc phần trăm của doanh số bán hàng. Có ba loại tỷ số biên lợi nhuận: biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận hoạt động và biên lợi nhuận ròng.

Sơ lược về biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp cho biết lợi nhuận một doanh nghiệp thu được từ chi phí bán hàng, hay giá vốn hàng bán. Nói cách khác, nó cho thấy hiệu suất sử dụng lao động và vật tư trong quá trình sản xuất.

Các loại tỷ số biên lợi nhuận
Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán)/Doanh thu

Các doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp cao sẽ có dư rất nhiều tiền để chi cho các hoạt động kinh doanh khác, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển, tiếp thị. Do đó các giám đốc điều hành – tài chính cần lưu ý sự đi xuống trong hệ số biên lợi nhuận gộp qua thời gian. Đây là dấu hiệu của các vấn đề mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt trong tương lai. Điều quan trọng cần nhớ là biên lợi nhuận gộp có thể dao động đáng kể giữa các doanh nghiệp và ngành khác nhau. Ví dụ, ngành hàng không có biên lợi nhuận gộp khoảng 5, trong khi ngành phần mềm có biên lợi nhuận gộp khoảng 90.

Sơ lược về biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng là những lợi nhuận tạo ra từ tất cả các giai đoạn kinh doanh, bao gồm thuế. Nói cách khác, tỷ lệ này so sánh thu nhập ròng với doanh số bán hàng. Nó là con số tổng hợp thể hiện sát sườn nhất hiệu quả quản lý doanh nghiệp:

Các loại tỷ số biên lợi nhuận
Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng sau thuế/Doanh thu

Để có thể so sánh giữa các doanh nghiệp và từ năm này sang năm khác, lợi nhuận ròng sau thuế phải được lấy trước khi đi trừ lợi ích của cổ đông thiểu số và cộng với thu nhập từ vốn cổ phần. Không phải tất cả các doanh nghiệp đều có các khoản mục này. Ngoài ra, thu nhập từ đầu tư, thứ hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của nhà quản lý, có thể thay đổi đáng kể từ năm này sang năm khác.

Sơ lược về biên lợi nhuận hoạt động

Biên lợi nhuận hoạt động cho thấy mức độ thành công trong quản lý trong việc tạo ra thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Các loại tỷ số biên lợi nhuận
Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT/Doanh thu

Tỷ số này là một đánh giá gần đúng cho mức đòn bẩy hoạt động mà một doanh nghiệp có thể đạt được trong hoạt động kinh doanh của mình Lợi nhuận hoạt động cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp kiểm soát chi phí hiệu quả, hoặc doanh số bán đang gia tăng nhanh hơn so với chi phí hoạt động. Lợi nhuận hoạt động cũng giúp các nhà đầu tư so sánh biên lợi nhuận giữa các doanh nghiệp không công bố cụ thể chi phí vốn hàng bán riêng. Lợi nhuận hoạt động đo lường giá trị tiền tạo ra bởi hoạt động kinh doanh, và một số người coi đây là thước đo lợi nhuận đáng tin cậy hơn vì không giống như với thu nhập ròng, rất khó để thổi phồng con số này bằng các thủ thuật kế toán.

Từ khóa » Doanh Thu Lợi Nhuận Biên