Các Loại Vải May áo Khoác Phổ Biến Hiện Nay - Namtrung Safety

Mục Lục

Toggle
  • Vải áo khoác dành cho mùa mưa
    • Vải nylon
    • Vải Polyester
    • Vải Polyurethane
  • Vải áo khoác dành cho mùa nóng
    • Vải cotton 
    • Vải linen
  • Vải áo khoác dành cho mùa lạnh
    • Vải Mohair
    • Vải tweed 
    • Vải len và len pha
    • Vải tricot

Với sự phong phú, đa dạng của các loại vải hiện nay trên thị trường thì việc phân vân không biết nên chọn chất liệu vải may áo khoác là vấn đề nhiều khách hàng gặp phải. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin cung cấp đến các bạn các loại vải may áo khoác thông dụng nhất cho từng mùa trong năm. Khám phá nhanh nhé!

Vải áo khoác dành cho mùa mưa

Vải nylon

Vải nylon có đặc điểm nổi bật như có khả năng chống nước tốt và cũng như ngăn gió hiệu quả. Nhờ những đặc điểm này, giúp loại vải này được lựa chọn để may áo khoác vào mùa mưa. 

Tuy nhiên, khi sử dụng áo khoác đồng phục nylon lại gây ra tiếng động sột soạt. Khiến một bộ phận người tiêu dùng không cảm thấy hài lòng.

Ngoài ra, một nhược điểm nữa của vải nylon là không có khả năng phân hủy sinh học. Chính điều này đã gây hại nghiêm trọng cho môi trường sống xung quanh ta, là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường sống.

Xem thêm : Các loại vải may áo sơ mi phổ biến

Vải Polyester

Loại vải này là sự kết hợp hoàn hảo của vải micro polyester và nylon. Chất liệu vải này vô cùng đa năng với nhiều ưu điểm nổi bật như nhẹ, chống thấm nước và chống gió hiệu quả cao.

Vì thế, vải Polyester thường được sử dụng làm vỏ áo khoác, trong các lớp lót và chất liệu đệm hay thậm chí là một chiếc áo khoác hoàn chỉnh 100% polyester. 

Vải Polyurethane

Được biết đến với những ưu điểm như vải rất nhẹ và thoáng khí, chống nhăn và có thể chống thấm, bền bỉ… Áo khoác làm từ vải Polyurethane

nhẹ, có thể chắn mưa và gió nhẹ – trung bình, thường được lót bằng acrylic hoặc polyester để tạo thêm sự thoải mái.

Vải áo khoác dành cho mùa nóng

Vải cotton 

Là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay. Cotton có thể được đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau nên có thể sử dụng để may hầu hết các loại trang phục. 

Sở hữu đặc tính ưu việt như: Nhẹ, mềm, thoáng khí, thấm hút mồ hôi và thoát nhiệt tốt lại có giá thành thân thiện, nhiều kiểu dáng, màu sắc nên lựa chọn cotton sẽ là gợi ý tuyệt vời cho những chiếc áo khoác sử dụng vào mùa nóng. 

Nhược điểm nho nhỏ của loại vải này là vì có xu hướng hút ẩm nên chúng dễ trở nên nặng và bị ẩm hay để lại vết trên nách/ cổ áo nếu bạn đổ mồ hôi nhiều.

Vải linen

Vải linen hay còn được biết đến với tên gọi là vải lanh. Đây chính là chất liệu hàng đầu cho những bộ trang phục mặc trong ngày hè nóng bức vì chúng nhẹ, thoát nhiệt tốt và nhanh khô dù thường xuyên bị nhăn. 

Áo khoác làm từ vải linen không quá phổ biến, chủ yếu là áo khoác mỏng hoặc áo khoác chống nắng.

Vải áo khoác dành cho mùa lạnh

Vải Mohair

Mohair là chất liệu vải may jacket – Loại áo khoác có độ dài ngang thắt lưng hay áo khoác dáng ngắn. Chúng được làm từ lông của dê Angora, có đặc tính bền, ấm nên rất phù hợp để may áo khoác vào mùa đông.

Vải tweed 

Vải tweed là một chất liệu giữ ấm rất tốt, thời kỳ đầu vải tweed được dệt từ len thô sần nguyên chất tới nay chúng còn được kết hợp các chất liệu khác như mohair hay cashmere. Áo khoác vải tweed nam hay nữ được xem là món đồ thời trang kinh điển và không bao giờ bị lỗi mốt.

Vải len và len pha

Áo khoác làm từ vải len và len pha có ưu điểm là thoáng khí, cách nhiệt tốt, mềm mại và dễ bảo quản. Đây là chất liệu cực linh hoạt và được sử dụng cho rất nhiều kiểu áo khoác. Trong số đó, len lông cừu với khả năng chống nước được xem là lựa chọn hoàn hảo cho những chiếc áo khoác vào mùa lạnh. 

Vải tricot

Vải tricot thường được gọi vải dạ may áo khoác. Loại vải này không giống những sản phẩm vải khác. Loại vải này vô cùng nặng và có khả năng chống gió tốt vì thế nó thường dùng để may áo khoác mặc mùa rét. Tuy có phần nặng hơn chất vải khác nhưng cũng không thiếu phần thoải mái, dễ chịu khi mặc.

Hy vọng, qua bài viết bạn sẽ tìm được cho mình loại vải may áo khoác phù hợp nhất cho yêu cầu công việc cũng như thời tiết trong năm.

Xem thêm tin tức liên quan :

  • Các loại vải dùng để may quần áo bảo hộ phổ biến
  • Các loại vải may áo sơ mi phổ biến nhất hiện nay

Từ khóa » Chất Liệu áo Khoác Phao