Các Loại Vải Thun May áo đồng Phục

Qúy khách chuẩn bị may áo thun đồng phục, nhưng chưa biết sẽ lựa chọn loại vải thun nào phù hợp nhất?! Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp đồng phục, đồng phục 247 chia sẻ với Qúy khách một số thông tin cần thiết về các loại vải thun thông dụng, ưu điểm – nhược điểm của mỗi loại thun để Qúy khách tham khảo.

Hiện nay, trên thị trường vải, có rất nhiều các loại vải để may áo thun. Nhưng với kinh nghiệm của một đơn vị cung cấp đồng phục áo thun lâu năm, chúng tôi tạm thời thống kê và phân tích một vài loại vải thun may áo đồng phục thông dụng nhất và được khách hàng lựa chọn sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Vải thun có 3 tiêu chí phân loại, đó là :

√ Sự co giãn của vải.

√ Thành phần vải.

√ Bề mặt vải

I. Với tiêu chí co giãn của vải thì vải thun được chia thành 2 kiểu co giãn:

1. Vải thun 4 chiều: Đây là loại vải thun sẽ co giãn theo 4 chiều khi ta kéo dãn mảnh vải.

Mô tả: Khi kéo giãn vải, thì các sợi vải sẽ giãn ra theo 4 chiều, gồm 2 chiều dọc và 2 chiều ngang.

Tính chất: Vải thun 4 chiều là loại vải có mức độ co giãn đàn hồi tốt nhất do đó sẽ tạo cảm giác mềm mại, thoải mái hơn cho người mặc trong quá trình lao động và vui chơi.

Phù hợp: Vải thun 4 chiều phù hợp cho may tất cả các form áo (form bó sát, form rộng, form thể thao,….)

2. Vải thun 2 chiều: Đây là loại vải thun sẽ co giãn theo 2 chiều khi ta kéo dãn mảnh vải

Mô tả: Khi kéo giãn vải, thì các sợi vải sẽ giãn ra 2 chiều, và thường là chiều ngang thớ vải.

Tính chất: Vải thun 2 chiều là loại vải có mức độ co giãn đàn hồi hạn chế do đó không tạo cảm giác mềm mại, thoải mái tối đa cho người mặc.

Phù hợp: Vải thun 2 chiều phù hợp cho form áo rộng, form áo thể thao, form áo đứng.

II. Với tiêu chí thành phần vải, thì vải thun được chia thành 4 loại vải:

Vải thun hiện nay được cấu thành từ 2 thành phần chính đó là sợi cotton (hay còn gọi là sợi bông thiên nhiên) và sợi PE (sợi vải tổng hợp polyester có nguồn gốc từ than đá và dầu mỏ). Vải càng có nhiều thành phần là cotton thì càng thấm hút mồ hôi tốt và sẽ mang lại cảm giác thoáng mát khi mặc. Nhưng vải có thành phần cotton càng cao thì chất vải càng mềm, dễ bị nhăn, bề mặt vải không bóng láng.

Vải có thành phần PE cao thì sẽ không thấm hút mồ hôi tốt do đó khi mặc sẽ không được mát như vải có thành phần cotton cao. Nhưng bù lại, vải không bị nhăn, bóng đẹp.

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, vải thun xét theo tỉ lệ phần trăm cotton và PE được chia làm 4 loại chính là:

1. Vải thun 100% cotton: Thành phần vải có 100% chất liệu là sợi bông tư nhiên (sợi xenlulo)

Ưu điểm: Là loại vải mềm mịn, hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt rất tốt nên mang lại sự thoải mái, thoáng mát cho người mặc. Rất thích hợp để may đồng phục cho những nhân viên thường phải hoạt động mạnh hay làm việc ngoài trời.

Nhược điểm: giá thành cao, vải dễ bị nhăn, form vải không được cứng cáp, thường co rút nhiều trong lần giặt đầu, chất vải khô, độ bền kém

2. Vải thun 65/35 (Vải CVC): Thành phần vải có 65% là sợi cotton và 35% là sợi PE (nilon).

Ưu điểm: Có độ hút ẩm khá tốt do có thành phần sợ cotton khá cao, form vải cứng cáp hơn, ít bị nhăn hơn, có độ bền cao hơn và giá hợp lý

Nhược điểm: Cảm giác thoáng mát kém hơn vải thun 100% cotton nhưng không đáng kể.

3. Vải thun 35/65 (Vải thun Tixi hay TC): Thành phần vải có 35% là sợi cotton, 65% là sợi PE.

Ưu điểm: Vải có độ bền cao, hầu như không nhăn và giá thành khá thấp.

Nhược điểm: Do tỉ lệ cotton thấp và PE cao nên độ hút ẩm và độ thấm hút mồ hôi kém hơn so với 2 kiểu vải ở trên, vải mặc khá nóng nếu người mặc phải lao động mạnh hoặc làm việc ngoài trời.

4. Vải thun PE: Thành phần vải 100% là sợi PE.

Ưu điểm: Vải có form cứng cáp, không nhăn, đồ bền rất cao, giá thành thấp nhất trong 4 loại vải trên.

Nhược điểm: Không thấm hút mồ hôi nên mang lại cảm giác nóng ẩm, không thoải mái cho người mặc.

III. Với tiêu chí “bề mặt vải” thì vải thun được chia thành rất nhiểu loại khác nhau, như:

1. Vải thun trơn: Đây là loại vải thun nhẹ, có bề mặt láng min và các sợi vải sát nhau. Đây là loại vải thun phổ biến nhất trên thị trường và dùng để may được nhiều kiểu áo thun khác nhau như áo thun cổ tròn, áo thun cổ tim, áo thun cổ trụ, áo thun raglan,…

2. Vải thun cá sấu: Đây là loại vải có mắt lưới dệt to hơn vải thun trơn và đan nhau như xích và có độ nhám. Đây là loại vải thun phổ biết nhất dùng để may áo có cổ trụ (polo T-Shirt)

3. Vải thun cá mập: Đây là loại vải có kiểu dệt giống như vải thun cá sấu nhưng có mắt lưới vải to hơn mắt lưới vải thun cá sấu, do đó bề mặt vải không mịn bằng vải cá sấu, chất vải thô hơn, cứng hơn và nhám hơn, độ co giãn cũng kém hơn. Vải thun cá mập cũng dùng để may áo có cổ trụ (polo T-Shirt)

4. Vải thun lạnh: Đây là loại vải thun nhẹ, có bề mặt láng bóng, co giãn rất ít và không nhăn, không có lông vải và có thành phần 100% là sợi PE. Đây là loại vải thun phổ biến dùng để may áo thể thao, cũng phù hợp với may áo cổ tròn, cổ trụ

5. Vải thun mè: Là một loại thun lạnh, nhưng trên bề mặt vải có mắt lưới như hạt mè. Đây là loại vải thun phổ biến dùng để may áo thể thao, áo cổ trụ

6. Vải thun da cá: Đây là loại có vải có mặt ngoài mịn, mặt trong hình vảy cá và có độ dày hơn so với các loại vải khác kể trên. Đây là loại vải phù hợp cho may áo khoác, quần áo thể thao.

7. Vải thun cát: là loại vải có thành phần 92% Poly và 8% Spandex , dày dặn , không xù lông. Đây là loại vải phù hợp cho may váy, may đầm.

Với chia sẻ thông tin về các loại vải thun như trên, chúng tôi hy vọng Qúy khách đã lựa chọn được loại vải phù hợp để may áo đồng phục. Qúy khách có nhu cầu cần chúng tôi tư vấn thêm về đồng phục,vui lòng liên hệ 0906 775 993 hoặc sales@dongphuc247.vn.

Từ khóa » Các Loại Vải Thun May đầm