Các Lỗi Của Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS Thường Gặp
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống phanh ABS giúp quá trình phanh trên ô tô được trơn tru và an toàn hơn. Tránh được tình trạng bánh dẫn hướng sẽ bị cứng và không thể điều khiển được khi tài xế đạp chân phanh đột ngột.
Vậy hệ thống phanh ABS là gì? Cấu tạo và nguyên lí hoạt động như thế nào? Cùng Thành Vô Lăng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Để hiểu rõ nhất về hệ thống chống bó cứng phanh ABS đầu tiên cần nắm được phanh abs là gì.
Nội Dung Bài Viết
Hệ thống phanh ABS là gì?
ABS là viết tắt của Anti-lock Brake System, phanh ABS ( hay còn gọi là là Hệ thống chống bó cứng phanh ABS ) là hệ thống phanh có hệ thống an toàn giúp hỗ trợ chống bó cứng phanh. Hầu hết các loại xe ô tô hiện này đều được trang bị phanh ABS, đây là một tính năng an toàn cơ bản.
Phanh ABS được sử dụng cả trên ô tô, xe máy và một số loại xe cơ giới khác.
Càng về những thế hệ sau này, hệ thống phanh càng được cải tiến, tiêu chuẩn về thiết kế, chế tạo, và sử dụng ABS cũng ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ.
Chính nhờ những ưu điểm đó mà kể từ thời điểm ra mắt vào năm 1970, hệ thống chống bó cứng phanh ABS rất được ưa chuộng. Góp phần giảm thiểu đáng kể số vụ tai nạn xe hơi trên thế giới.
Vậy các bác đã hiểu hệ thống abs là gì phải không nào!
Đọc thêm: Công dụng của Spacer?
Cấu tạo hệ thống phanh abs trên ô tô
Thông thường, nếu không để ý đến ký hiệu của hệ thống phanh ABS thì người điều khiển sẽ không cảm nhận được xe có trang bị hệ thống này hay không. Bởi khi vận hành xe và sử dụng phanh trong điều kiện bình thường, người điều khiển sẽ không cảm nhận được rõ. Nhưng khi xảy ra sự cố và phanh xe làm việc trong điều kiện đột ngột, hệ thống chống bó cứng phanh ABS mới phát huy hết công dụng của nó.
Sơ đồ hệ thống phanh abs gồm:
- ECU điều khiển trượt: Bộ phận này xác định mức trượt giữa bánh xe và mặt đường dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến và điều khiển bộ chấp hành của phanh. Gần đây, một số kiểu xe có ECU điều khiển trượt lắp trong bộ chấp hành của phanh.
- Công tắc phanh: báo cho ECU biết khi nào người lái đạp phanh và dừng đạp phanh
- Bộ van chấp hành: Bộ chấp hành của phanh điều khiển áp suất thuỷ lực của các xilanh ở bánh xe bằng tín hiệu ra của ECU điều khiển trượt.
- Cảm biến tốc độ: Cảm biến tốc độ phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. Xe oo tcó 2 loại cảm biến giảm tốc là cảm biến đặt dọc và cảm biến đặt ngang. Cấu tạo cảm biến giảm tốc gồm có 2 cặp đèn LED và Transistor, đĩa xẻ rãnh, mạch biến đổi tín hiệu.
Ngoài ra, trên táp lô điều khiển còn có:
– Đèn báo táp-lô: Đèn báo của ABS, khi ECU phát hiện thấy sự trục trặc ở ABS hoặc hệ thống hỗ trợ phanh, đèn này bật sáng để báo cho người lái. Đèn báo hệ thống phanh, khi đèn này sáng lên đồng thời với đèn báo của ABS, nó báo cho người lái biết rằng có trục trặc ở hệ thống ABS và EBD. Công tắc đèn phanh: Công tắc này phát hiện bàn đạp phanh đã được đạp xuống và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. ABS sử dụng tín hiệu của công tắc đèn phanh. Tuy nhiên dù không có tín hiệu công tắc đèn phanh vì công tắc đèn phanh bị hỏng, việc điều khiển ABS vẫn được thực hiện khi các lốp bị bó cứng. Trong trường hợp này, việc điều khiển bắt đầu khi hệ số trượt đã trở nên cao hơn (các bánh xe có xu hướng khoá cứng) so với khi công tắc đèn phanh hoạt động bình thường.
– Cảm biến giảm tốc: Chỉ có ở một số loại xe. Cảm biến giảm tốc cảm nhận mức giảm tốc của xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. Bộ ECU đánh giá chính xác các điều kiện của mặt đường bằng các tín hiệu này và sẽ thực hiện các biện pháp điều khiển thích hợp.
Như vậy cấu tạo hệ thống abs trên ô tô cũng khá đơn giản, tuy nhiên mang lại hữu ích lớn đối với các tình huống khẩn cấp.
Đọc thêm:
- Nhu cầu về nội thất ô tô càng ngày phong phú
- Một sô đèn báo lỗi trên ô tô bạn cần phải biết
Nguyên lí hoạt động của hệ thống phanh abs
Hệ thống abs trên ô tô sử dụng các cảm biến điện tử để nhận biết một hoặc nhiều bánh bị bó cứng trong quá trình phanh của xe. Nó hoạt động theo nguyên tắc xử lý các thông tin từ cảm biến trước và sau của bánh xe để đưa ra lệnh đóng/mở van dầu. Ví dụ, khi tài xế đạp mạnh vào chân phanh, dầu thắng sẽ được đẩy đến các bộ phanh ở mỗi bánh xe.
Lúc này ECU sẽ thu thập, xử lý thông tin từ các cảm biến và khi thấy dấu hiệu có bánh xe sắp bị khóa cứng, van sẽ đóng không cấp dầu thắng đến nữa. Thay vào đó, dầu phanh sẽ được bơm lại nhằm giữ cho xe tiếp tục lăn bánh trong quá trình giảm tốc chậm từ từ, giúp bánh xe không bị bó cứng.
Ngoài ra, còn được chia như sau:
Khi phanh bình thường (ABS không hoạt động)
- ABS không hoạt động trong quá trình phanh bình thường và ECU không gửi dòng điện đến cuộn van. Do đó, van ba vị trí bị tác động bởi lò xo hồi vị, cổng “A” vẫn mở và cổng “B” vẫn đóng.
- Khi phanh, áp suất dầu trong xi lanh chính của phanh tăng lên và dầu phanh chảy từ cổng “A” của van điện từ ba vị trí đến cổng “C”, sau đó đến xi lanh bánh xe. Dầu phanh không vào được bơm bằng van một chiều lắp trong mạch bơm.
- Khi nhả bàn đạp phanh, dầu phanh được quay trở lại từ xi lanh bánh xe đến xi lanh chủ qua cổng “C”, đến cổng “A” và đến van kiểm tra số 3 trong van điện 3 vị trí.
Khi phanh gấp (ABS hoạt động)
Nếu bất kỳ bánh xe nào bị khóa trong quá trình phanh khẩn cấp, bộ chấp hành ABS sẽ điều khiển áp suất dầu phanh tác dụng lên xi lanh bánh xe đó theo tín hiệu từ ECU, do đó bánh xe sẽ không bị khóa.
1. Chế độ giảm áp
Khi bánh xe gần khóa, ECU sẽ gửi dòng điện 5A đến cuộn dây van điện từ để tạo ra lực từ trường mạnh. Van ba vị trí di chuyển lên, cửa “A” đóng và cửa “B” mở ra. Kết quả là, dầu phanh chảy từ xi lanh bánh xe qua cổng “C” đến cổng “B” trong van điện từ ba vị trí và vào bình chứa. Đồng thời, động cơ bơm hoạt động theo tín hiệu của ECU, và dầu phanh được đưa trở lại từ bình chứa đến xi lanh phanh chủ. Mặt khác, cửa “A” đóng lại ngăn không cho dầu phanh đi vào xi lanh chính vào van điện từ ba vị trí và van một chiều 1 và 3. Kết quả là áp suất dầu trong xi lanh bánh xe giảm, ngăn cản dầu phanh đi vào xi lanh chủ. từ bánh xe lăn. xe bị khóa. Điều chỉnh mức độ giảm áp suất dầu bằng cách lặp lại “Giữ Áp suất” và “Giữ”.2. Chế độ “Giữ”
Khi áp suất trong xi lanh bánh xe giảm hoặc tăng, cảm biến tốc độ sẽ gửi tín hiệu rằng tốc độ bánh xe đã đạt đến giá trị yêu cầu, và ECU cung cấp dòng điện 2A cho cuộn dây van điện từ để duy trì áp suất trong xi lanh, và bánh xe. vẫn không thay đổi. Khi dòng điện cung cấp cho cuộn van giảm từ 5A (chế độ giảm áp) xuống 2A (chế độ giữ) thì lực từ sinh ra trong cuộn dây cũng giảm theo. Do lực của lò xo hồi vị đóng cửa “B”, van điện từ ba vị trí di chuyển đến vị trí trung tính.3. Chế độ “Tăng cường”
Khi áp suất trong xilanh bánh xe tăng lên sinh ra lực phanh lớn hơn, ECU sẽ cắt dòng điện cung cấp cho cuộn dây van điện từ. Do đó, cổng “A” của van điện từ ba vị trí mở và cổng “B” đóng. Nó cho phép dầu trong xi lanh phanh chủ chảy đến xi lanh bánh xe thông qua cổng “C” trong van điện từ ba vị trí. Mức độ tăng áp suất dầu được kiểm soát bằng cách lặp lại chế độ “Áp suất” và “Giữ”.Những quan niệm sai lầm về hệ thống phanh abs trên xe ô tô
- Nhiều người lầm tưởng vai trò chính của ABS là giảm quãng đường phanh. Thực tế không phải như vậy. Giảm quãng đường phanh không giúp xe an toàn hơn, trên thực tế, có vô số cách để làm điều đó nếu không có ABS.
- Lợi ích chính của hệ thống phanh abs trên xe ô tô là nó cho phép người lái tiếp tục kiểm soát hướng lái và ngăn chặn hiện tượng trượt khi phanh gấp.
- Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tỷ lệ tai nạn gần như tương đồng giữa xe có và không có ABS. Điều này được nhiều người dùng lý giải, hoặc ít nhất là khái niệm ABS là không chính xác. Ngoài ra, tâm lý giữ nguyên ABS khiến một số người phóng nhanh vượt ẩu nếu không cẩn thận, đi xe không có trang bị này sẽ rất cẩn thận.
Một quan chức của Cục An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia (NHTSA) cho biết: “Đối với hầu hết mọi người, ABS là một công nghệ nước ngoài. Do đó, người lái xe phải được huấn luyện cách đạp phanh nhẹ nhàng trên đường trơn trượt để tránh bị trượt trước khi tính đến sự hỗ trợ của ABS. Trong trường hợp khẩn cấp, người lái phải di chuyển ra khỏi kiểu phanh “nhấn và nhả” truyền thống. Cách tiếp cận tốt nhất vào thời điểm đó là “nhấp và lái” vì ABS có chức năng chống bó cứng phanh, và công việc của người lái xe lúc đó chỉ đơn giản là điều khiển xe một cách an toàn nhất có thể. Do đó, bạn nên tìm một nơi để thử nghiệm cách lái xe khi phanh gấp với ABS. Chuyên môn trong việc xử lý tình huống này là cơ hội để tận dụng tối đa thiết bị.
Phân loại hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Hiện nay chúng ta có thể phân hệ thống chống bó cứng phanh ABS ra làm 2 loại chính như sau :
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS loại 1
Đây là hệ thống được sử dụng nhiều nhất hiện nay bao gồm 4 kênh và 4 cảm biến vận tốc đặt đều trên 4 bánh xe được điều chỉnh độc lập qua từng van ở mỗi bánh.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS loại 2
Đây là hệ thống thường chỉ được sử dụng trên các loại xe bán tải. 2 kênh và 2 cảm biến được bố trí ở 2 bánh xe trước còn lại 1 kênh và 1 cảm biến sẽ dùng chung cho 2 bánh xe sau.
Đọc thêm: Vai trò của hộp số ô tô
Một số lỗi hệ thống phanh ABS trên ô tô và cách khắc phục
1. Lỗi trên cầu chì của hệ thống phanh ABS
Cũng giống như tất cả các hệ thống điện khác, hệ thống điều khiển phanh ABS cũng được bảo vệ bởi cầu chì. Và cầu chì này sẽ gặp vấn đề hoặc hư hỏng do cháy nếu như có dòng điện chạy qua vượt mức cho phép hoặc đã quá cũ.
Khi các bạn phát hiện cầu chì đã bị cháy, nhưng thay mới vẫn bị cháy lại thì có thể hệ thống này đã bị ngắn mạch tại motor bơm hoặc bộ điều khiển. Các bạn có thể kiểm tra cầu chì ABS được đặt cố định gần bộ chia điện dưới gầm mui xe hoặc ngay dưới bảng táp lô.
2. Lỗi cảm biến tốc độ bánh xe
Là bộ phận tiếp nhận vận tốc của bánh xe đồng thời gửi tín hiệu tốc độ này cho bộ điều khiển hệ thống ABS. Nếu xe ô tô thường xuyên chạy trong vùng đường xá không tốt như sình lầy hoặc rung lắc mạnh có thể khiến cho cảm biến bị hỏng hoặc rơi ra ngoài.
Lúc này, đèn báo lỗi ABS sẽ nổi sáng, và nguyên nhân thường thấy đó là cảm biến bị lỗi do quá bẩn, rỉ sét. Hoặc nếu má phanh quá mòn cũng làm cho tín hiệu về tốc độ bánh xe gửi về bộ điều khiển bị sai.
3. Lỗi do rôto của cảm biến ABS
Cảm biến tốc độ nhận nhiệm vụ truyền tín hiệu tốc độ bánh xe dưới dạng xung về bộ phận điều khiển. Dạng xung này được tạo ra là do hoạt động quay của rô to của cảm biến được đặt cố định ngay bánh xe.
Hệ thống sẽ xác định là lỗi nếu như các răng của roto bị mất hoặc roto bị hỏng làm cho tín hiệu phản hồi về giữa các bánh xe là khác nhau.
Đọc thêm: Hệ thống khởi động ô tô là gì?
4. Nguyên nhân do hộp ECU bị hỏng
Đèn báo lỗi ABS cũng nổi sáng khi hộp ECU điều khiển bị hỏng, ở trường hợp này, dù ECU bị trục trặc nhưng đèn báo ABS vẫn hoạt động bình thường để cảnh báo cho lái xe biết về tình trạng của ABS để tìm cách khắc phục.
5. Nguyên nhân do bộ chấp hành thủy lực đang gặp sự cố
Bộ chấp hành thủy lực đang gặp sự cố bao gồm:
Sự cố trên các van điện từ điều khiển áp suất dầu phanh tới từng bánh xe Sợ cố của motor điện bơm dầu hồi về thùng chứa
Đọc thêm: Giảm xóc ô tô là gì? 6 dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô và cách xử lí
Một số câu hỏi thường gặp về hệ thống phanh abs trên xe ô tô
Thắng abs là sao?
Là thắng xe được trang bị hệ thống an toàn giúp hỗ trợ chống bó cứng phanh.
Tham khảo bài viết tại: Wiki
Trên đây là toàn bộ kiến thức về hệ thống bó cứng phanh ABS do Thành Vô Lăng tổng hợp. Rất mong nó có hữu ích với các bác.
Bài viết liên quan Vô lăng siêu xe đẹp 2022 | Thành Vô LăngDưới đây là những vô lăng siêu xe tốt nhất bạn có thể mua vào năm 2021 để tăng sức ...
Lưu ý khi độ nội thất ô tô 2021Những dòng xe tầm trung hay giá rẻ thường bị lược bỏ một số bộ phận để giảm giá thành. ...
5 kinh nghiệm khi mua phụ kiện ô tô bạn nên biếtSố lượng người sở hữu xe hơi ngày càng tăng lên kéo theo nhu cầu sở hữu những phụ kiện ...
Vô lăng chơi game – Nâng tầm trải nghiệm chơi gameVô lăng chơi game chắc hẳn là món đồ ưa chuộng mà nhiều tín đồ mê game đua xe mong muốn ...
5/5 (1 Review)Từ khóa » Hệ Thống Chống Bó Cứng Abs Là Gì
-
Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS Là Gì? - VOV Giao Thông
-
ABS Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Của Hệ Thống ABS Trên Ô Tô
-
Hệ Thống Phanh ABS Trên ô Tô: Cấu Tạo, Lịch Sử Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS
-
Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh Là Gì? - Thế Mạnh Auto
-
Tìm Hiểu Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS - OTO-HUI
-
Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS Là Gì? - Tin Bán Xe
-
Phanh ABS Có Tác Dụng Gì? Hướng Dẫn Bảo Dưỡng Phanh ABS
-
Phanh ABS Là Hệ Thống Gì. Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động
-
Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS Có Tác Dụng Gì?
-
Tác Dụng Của Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS
-
Lợi ích Của Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS Mới Nhất
-
ABS Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Của Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ...