Các Lỗi Thường Gặp Khi Sử Dụng Hệ Thống điện Năng Lượng Mặt Trời

Hệ thống không sản sinh đủ công suất ngay cả khi vào mùa hè đầy nắng, đây là một trong những lỗi thường gặp khi lắp ráp và sử dụng điện năng lượng mặt trời nếu không để ý các yêu cầu kỹ thuật phổ biến. Bài viết này, ATECH sẽ hướng dẫn bạn cách để kiểm tra và để ý khi thấy các vấn đề vừa nêu.

Xem thêm: Điện mặt trời và những câu hỏi thường gặp

Mục lục

  • 1 1. Những sự cố khi sử dụng điện mặt trời.
    • 1.1 1.1 PV String không tạo ra điện DC hoặc ra không đúng công suất ngay cả khi có ánh sáng mặt trời.
    • 1.2 1.2. Lỗi lắp đặt hệ thống điện mặt trời
    • 1.3 1.3. Lỗi bảo dưỡng và bảo trì khi sử dụng điện năng lượng mặt trời.
    • 1.4 1.4. Yếu tố liên quan đến chất lượng có thể gây ra lỗi khi sử dụng điện năng lượng mặt trời
1. Những sự cố khi sử dụng điện mặt trời.

1.1 PV String không tạo ra điện DC hoặc ra không đúng công suất ngay cả khi có ánh sáng mặt trời.

PV String Atech

PV String Atech

Trong thời gian sử dụng điện năng lượng mặt trời, hệ thống thường được kết nối với nhiều chuỗi pin mặt trời (PV String) với nhau, hãy kiểm tra và ghi lại điện áp, dòng điện và công suất hiện tại của từng string. Nếu PV string không tạo ra điện DC, hãy kiểm tra lại các liên kết giữa các tấm pin.

Đối với các string tương đồng nhau về số lượng tấm pin mắc nối tiếp và các điều kiện về hướng nắng, góc nghiêng. Khoanh vùng các string có các thông số điện áp và dòng điện chênh lệch. Kiểm tra từng liên kết MC4 và từng tấm pin để phát hiện kịp thời và xử lý.

Thay cầu chì, MCB, MC4 nếu phát hiện lỗi. Kiểm tra thử các dây bị hỏng, vệ sinh các kết nối và siết chặt chúng. Kiểm tra tổng thể xem tấm pin và dây DC có hư hỏng rõ ràng không, sẵn sàng sửa chữa và thay thế khi cần thiết.

1.2. Lỗi lắp đặt hệ thống điện mặt trời

Khi bạn phát hiện ra lượng điện mà bạn nhận vào không đạt như kỳ vọng, hãy kiểm tra lại các mảng pin đã đặt đúng hướng nắng hay chưa. Tiếp tục quan sát xung quanh, để ý ứng đối tượng có thể đổ bóng lên tấm pin của bạn, khiến tấm pin không nhận được ánh sáng. Hãy xoay lại tấm pin mặt trời và loại bỏ các chướng ngại vật không cần thiết.

Với những lỗi như: sự cố mất điện lưới, thông số lưới điện không phù hợp (điện áp hoặc tần số điện lưới),…Bạn sẽ được cảnh báo trong mục “Event” hoặc “Log” trên phần mềm. Các thiết bị biến tần thường sẽ tự động reset lại và sẽ hoạt động bình thường khi lưới điện ổn định.

Kiểm tra đồ thị sản lượng hệ thống trên phần mềm giám sát online để phát hiện bất cứ điều gì bất thường không. Một số lỗi thường gặp dẫn đến giảm công suất của hệ thống:

Đồ thị sản lượng hệ thống bị “răng cưa”, lỗi này có thể do điều kiện nắng tại khu vực lắp đặt không ổn định (mây che), hoặc các vật thể che bóng tạm thời lên các tấm pin. Lỗi này cũng có thể do điện áp lưới không ổn định hoặc lỗi trong quá trình thiết kế và lắp đặt hệ thống. Hãy liên hệ với đơn vị cung cấp hệ thống của bạn để được kiểm tra và xử lý;

Đồ thị sản lượng điện hệ thống bị “răng cưa”
z
Đồ thị sản lượng điện hệ thống bình thường
  • Đồ thị sản lượng hệ thống bị “cắt ngọn”: đây là lỗi trong quá trình thiết kế hệ thống, công suất mảng pin cao hơn công suất của thiết bị hòa lưới. Dẫn đến trường hợp lúc bức xạ mặt trời đạt đỉnh thì thiết bị hòa lưới hoạt động hết công suất và giới hạn công suất đầu ra. Lỗi này có thể được giải quyết bằng cách nâng cấp công suất thiết bị hòa lưới của bạn để tận dụng tốt hơn mảng pin NLMT.

Đồ thị sản lượng điện hệ thống bị “cắt ngọn”
  • Hệ thống không phát điện khi bức xạ mặt trời tăng: Khi xảy ra hiện tượng này, đồ thị sản lượng hệ thống của bạn sẽ bị mất khi càng gần về buổi trưa và sẽ xuất hiện lại khi gần về buổi chiều mát. Lỗi này xảy ra khi điện áp lưới điện tại khu vực vượt ra ngoài dải điện áp AC hoạt động của thiết bị hòa lưới. Nguyên nhân là do điện áp lưới không ổn định hoặc kích thước dây AC từ thiết bị biến tần đến điểm hòa lưới không đủ. Bạn có thể khắc phục bằng cách tăng kích thước dây từ thiết bị biến tần đến điểm hòa lưới hoặc chỉnh thông số dải điện áp AC hoạt động của thiết bị (cách này chỉ được thực hiện bởi các đơn vị do nhà sản xuất chỉ định).

                                                             Đồ thị hệ thống bị lỗi điện áp

1.3. Lỗi bảo dưỡng và bảo trì khi sử dụng điện năng lượng mặt trời.

Giữ vệ sinh hệ thống điện mặt trời

                             Bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống định kỳ khi dùng điện mặt trời

Hãy giữ cho tấm pin mặt trời của bạn trong trạng thái sạch sẽ và ít vật cản. Có rất nhiều thứ hy hữu có thể ở trên tấm pin mặt trời của bạn, làm giảm hiệu suất của tấm pin như: lá cây, bụi bẩn, dấu chân hay tổ của động vật.

Tuy nhiên, việc tự vệ sinh tấm pin mặt trời rất nguy hiểm, bạn có thể bị ngã hoặc xảy ra sự cố về rò rỉ điện. Bạn nên yêu cầu đơn vị lắp đặt hoặc dịch vụ đến vệ sinh giúp bạn. Việc thuê đơn vị bên ngoài sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo an toàn cho bản thân.

1.4. Yếu tố liên quan đến chất lượng có thể gây ra lỗi khi sử dụng điện năng lượng mặt trời

Khi bạn dùng pin mặt trờithiết bị hòa lưới cũng như các vật tư đi kèm kém chất lượng, hiện tượng không đạt được công suất như kỳ vọng là hoàn toàn dễ hiểu. Dù cho bạn có vệ sinh, lắp ráp kỹ càng đến đâu thì cái cốt lõi bên trong vẫn là cái không thể giải quyết được.

Hãy cân nhắc chọn các sản phẩm chất lượng do các đơn vị uy tín cung cấp. Vì vòng đời hệ thống điện mặt trời từ 25-30 năm, do đó, tiêu chí giá thành nên đặt sau các tiêu chí về chất lượng cũng như uy tín của đơn vị cung cấp.

Câu nói “Ngon, bổ, rẻ” chỉ là lời nói đùa, hãy nhớ rằng mục đích bạn chọn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời chính là “tiết kiệm” chi phí điện, do đó đừng “tiết kiệm” để đầu tư hệ thống kém chất lượng, nếu không mục đích ban đầu không những không đạt mà còn rước thêm phiền toái.

atech - điện mặt trời trên mái nhà

Đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm và lựa chọn đơn vị uy tín lên hàng đầu chính là cách bạn hoàn thành mục đích khi đầu tư hệ thống điện mặt trời

Hạn chế tối đa các lỗi hệ thống bằng cách lựa chọn đúng đơn vị cung cấp

Cũng như các ngành hàng khác, các đơn vị cung cấp và lắp đặt điện mặt trời thường PR rất nhiều về đơn vị mình để khẳng định với khách hàng. Hãy yêu cầu các đơn vị này cung cấp nhiều thông tin hơn về các dự án, hệ thống đã từng thực hiện, các chứng chỉ CO, CQ của hàng hóa thiết bị cung cấp. Thậm chí, hãy yêu cầu thông tin của khách hàng đã từng lắp đặt của họ để tự mình kiểm chứng.

Hiện nay, lĩnh vực điện mặt trời đang rất “hot”, các công ty cung cấp và thi công lắp đặt hệ thống mọc lên “như nấm sau mưa”. Nhìn tổng thể, việc lắp đặt hoàn thiện hệ thống dân dụng không quá khó và có thể được thực hiện bởi các đơn vị không chuyên hoặc ngay cả bạn cũng có thể tự lắp đặt (DIY).

Tuy nhiên, các vấn đề về thiết kế, vận hành, bảo trì, bảo hành hệ thống đảm bảo đúng theo các yêu cầu kỹ thuật để hệ thống vận hành tốt nhất và lâu dài thì phải được đào tạo bài bản.

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh“, hãy sáng suốt lựa chọn các đơn vị chuyên nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể để nhận được đúng giá trị mà bạn đã bỏ ra!

ATECH chúc bạn sớm khắc phục được sự cố để hệ thống hoạt động ổn định và đạt hiệu quả. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lắp đặt hoặc hướng dẫn cách khắc phục sự cố hoàn toàn miễn phí qua Hotline/zalo: 0946 821 286

  >>Có thể bạn muốn biết?
  • Điện mặt trời và những câu hỏi thường gặp
  • Cách sử dụng jack kết nối MC4 và cáp điện DC
  • Tình hình Atech sau khi Hà Nội công bố chính sách ưu đãi khi lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà

Từ khóa » Bằng Mà Lỗi Inverter Sungrow