Các Lỗi Thường Gặp Với Hệ Thống đánh Lửa điện Tử Trên Xe ô Tô
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống đánh lửa trên xe ô tô có 02 nhiệm vụ chính là tạo ra dòng điện đủ mạnh (> 20.000V) để phóng qua khe hở đánh lửa bugi và đốt cháy hỗn hợp gồm khí và nhiên liệu. Nhiệm vụ quan trọng khác là phải đánh lửa đúng với thời điểm động cơ cần nhằm đốt cháy hòa khí triệt để nhất, tạo ra công suất lớn nhất cũng như giảm ô nhiễm môi trường.
1. Cấu tạo của hệ thống đánh lửa trên xe ô tô
Về cơ bản, hệ thống đánh lửa gồm mạch sơ cấp và mạch thứ cấp. Trong đó, mạch sơ cấp sẽ lấy nguồn điện từ ắc quy (12 – 14,2V) và phát tín hiệu đến bô bin đánh lửa. Lúc này, bô pin đánh lửa có nhiệm vụ như một máy biến thế, nó sẽ chuyển dòng điện áp thấp từ ắc quy sang dòng áp cao (hơn 20.000V). Còn mạch thứ cấp sẽ nhận nguồn cao áp từ bô pin đánh lửa và truyền đến bugi qua các dây phin cao áp.
Các bộ phận của hệ thống đánh lửa trên xe ô tô
Hệ thống đánh lửa trên ô tô ra đời từ rất lâu và không ngừng cải tiến. Để có hệ thống đánh lửa làm việc tối ưu như ngày nay, hệ thống đánh lửa ban đầu điều khiển bằng vít, sau đó là đánh lửa bán dẫn, tiếp đến là đánh lửa sớm bằng điện tử (ESA). Cuối cùng là hệ thống đánh lửa trực tiếp điều khiển bằng điện tử.
Sơ đồ hệ thống đánh lửa điện tử trên xe hơi
Theo các chuyên gia kinh nghiệm về ô tô, thời điểm đánh lửa trong hệ thống đánh lửa điện tử (ESA) sẽ được ECU điều khiển thông qua những cảm biến hỗ trợ (như cảm biến vị trí trục khuỷu, cảm biến vị trí trục cam, cảm biến lưu lượng khí nạp...) để đưa ra thời điểm đánh lửa tối ưu nhất giúp động cơ luôn vận hành ở chế độ tốt nhất.
2. Một số lỗi thường gặp ở hệ thống đánh lửa điện tử trên xe hơi
- Hỏng biến áp
Kiểm tra biến áp đánh lửa
Biến áp trong hệ thống đánh lửa giống như là một máy biến thế. Do vậy, các sự cố thường gặp liên quan đến biến áp bao gồm: chập mạch các vòng dây làm cháy biến áp, cháy điện trở phụ, cháy nắp biến áp... Hay có thể là do các tác động cơ học làm bể hoặc nứt nắp biến áp. Lúc này, lái xe cần thực hiện kiểm tra và tiến hành thay thế các bộ phận bị hư hỏng.
- Hỏng bộ chia điện
Kiểm tra bộ chia điện (Delco)
Là một bộ phận quan trọng của hệ thống đánh lửa, bộ chia điện có nhiệm vụ phân chia dòng điện cao áp theo đúng thứ tự làm việc của động cơ và đúng với thời điểm cần thiết. Vì vậy, nếu bộ chia điện bị hỏng hóc sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của toàn bộ hệ thống đánh lửa và động cơ. Qua thời gian sử dụng, bộ chia điện sẽ bị hao mòn và gặp phải một số vấn đề như nứt hay bể nắp delco do tác động vật lý dẫn đến rò rỉ điện áp dẫn đến đánh lửa yếu.
Ngoài ra, các hư hỏng thường gặp với bộ chia điện gồm: khe hở nằm giữa má tĩnh và má động không chuẩn sẽ làm giảm khả năng đánh lửa, bộ điều chỉnh đánh lửa áp thấp bị hở màng dẫn đến tình trạng đánh lửa sai thời điểm, rotor tín hiệu bị mòn khiến đánh lửa chập chờn hoặc sai thời điểm đánh lửa, lò xo ở bộ điều chỉnh đánh lửa ly tâm yếu...Các chuyên gia chăm sóc và bảo dưỡng ô tô cho biết khi kiểm tra bộ chia điện cần kiểm tra cẩn thận từng chi tiết, vệ sinh má vít, điều chỉnh khe hở rotor và tiến hành thay mới nếu các bộ phận hư hỏng.
- Hỏng bugi
Những vấn đề thưởng gặp ở bugi trong hệ thống đánh lửa xe ô tô
Lái xe hoàn toàn có thể nhìn màu sắc bugi để bắt bệnh động cơ. Do đó, đây là một bộ phận quan trọng giúp đánh lửa tốt cũng như tạo hiệu suất làm việc tối ưu cho động cơ. Bugi có thể gặp một số lỗi do thời gian sử dụng lâu ngày hoặc bị ảnh hưởng từ hệ thống đánh lửa hay từ các hệ thống khác.
Những vấn đề thường gặp với bugi bao gồm: bugi bị mòn điện cực, bugi bị chảy điện cực, vỡ đầu sứ bugi, bugi đánh lửa không đúng tâm, bugi bị muội than làm giảm khả năng đánh lửa...Khi gặp phải tình trạng hư hỏng trên, lái xe cần nhanh chóng thay thế, sau đó kiểm tra lại hoạt động của các bộ phận thuộc hệ thống đánh lửa.
3. Bắt bệnh hệ thống đánh lửa điện tử trên xe ô tô
- Tia lửa yếu
Dây phin bị hở và bugi mòn khiến tia lửa yếu
Khi ô tô xuất hiện các hiện tượng như máy nổ không đều, động cơ yếu và dư xăng, đầu bugi bị bám muội than do nhiên liệu đốt cháy không hoàn toàn, lái xe cần tiến hành kiểm tra bugi và tia lửa. Nếu tia lửa có màu vàng, nẹt yếu thì hệ thống đánh lửa đang có vấn đề. Hiện tượng tia lửa yếu đồng nghĩa với điện thế cao áp từ bộ chia điện đến bugi thấp. Lý do có thể từ bô bin đánh lửa bị hỏng, bị chập vòng dây, hay do má vít bị bụi bẩn, dây cao áp bị rò điện hay bị hở, khe hở đánh lửa của bugi lớn, bugi bị mòn điện cực, bugi bẩn... Lái xe có thể tự vệ sinh bugi hay đưa đến các gara để kiểm tra dây cao áp, biến áp đánh lửa, vệ sinh má vít.
- Đánh lửa không đúng thời điểm
Đánh lửa quá sớm: Khi động cơ làm việc mà xuất hiện các hiện tượng kích nổ khi ga lớn, chạy chế độ không tải nổ không ổn định, ngốn xăng, máy nóng nhanh, lâu lâu lại có hiện tượng như nổ ngược. Đây đều là các dấu hiệu chứng tỏ bộ phận đánh lửa không đúng thời điểm làm pis-tông chưa lên đến đỉnh đã sinh công và bị đẩy xuống gây kích nổ, động cơ nhanh bị nóng, nhiên liệu chưa kịp cháy hết đã bị thải ra ngoài gây tốn xăng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của vấn đề trên là do việc đặt delco sai, khe hở má vít quá lớn. Lái xe cần đặt lại lửa cho động cơ và điều chỉnh khe hở má vít.
Đánh lửa quá muộn: Nếu hệ thống đánh lửa trên ô tô tạo ra tia lửa điện quá muộn so với thời điểm chính xác mà động cơ cần thì sẽ gây ra các hiện tượng như nhiệt độ động cơ tăng cao, xuất hiện tiếng nổ trong đường ống xả do nhiên liệu không được đốt hết và vẫn tiếp tục cháy khi thoát ra bên ngoài đường xả, gây tốn nhiên liệu, động cơ bị ngộp xăng do không được đốt cháy kịp thời làm xe không tăng tốc được. Bên cạnh đó, động cơ ô tô cũng rất khó để khởi động. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đặt lửa sai, khe hở má vít nhỏ. Lời khuyên cho các chủ xe là đặt lại lửa cho động cơ và điều chỉnh khe hở má vít.
Tháo rời delco và kiểm tra khe hở má vít
Hướng dẫn đặt lại lửa trên động cơ: Lắp delco (hay bộ chia điện) ăn khớp với trục dẫn động. Tiếp đến là Quay trục khuỷu và quan sát, xác định vị trí máy thứ nhất. Lắp các dây cao áp theo đúng thứ tự của động cơ, khởi động động cơ, sau đó xoay delco điều chỉnh sao cho tốc độ động cơ là lớn nhất và không có tiếng gõ. Khi nổ ở chế độ không tải, máy nghe nổ đều và không rung động, lên ga nghe "ngọt" và mạnh, lúc này lắp chặt delco ở vị trí đã điều chỉnh và bạn sẽ có một hệ thống đánh lửa đúng thời điểm và vận hành tốt nhất.
Nguồn: Danhgiaxe.com
Từ khóa » Khe Hở Dọc Trục Của Trục Delco Với Vỏ Là
-
Chẩn đoán Trạng Thái đánh Lửa - Giáo Trình Chẩn đoán Kỹ Thuật ô Tô
-
CHƯƠNG 5 HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chẩn đoán Trạng Thái đánh Lửa | OTO-HUI
-
[PDF] CÔNG NGHỆ Ô TÔ MÔN THI: LÝ THUYẾT CH - TaiLieu.VN
-
Các Lỗi Thường Gặp Với Hệ Thống đánh Lửa điện Tử Trên Xe ô Tô
-
Tên Gọi Các Chi Tiết Phụ Tùng ô Tô
-
Những Vấn đề Thường Gặp ở Hệ Thống đánh Lửa điện Tử Trên ô Tô Và ...
-
Gáo Trình Thực Tập động Cơ I - Chương 10 Pot - Tài Liệu đại Học
-
[PDF] GIÁO TRÌNH - Trường Cao đẳng Lào Cai
-
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐIỆN Ô TÔ
-
Kỹ Thuật Chuẩn đoán động Cơ - Luận Văn, đồ án, đề Tài Tốt Nghiệp
-
[PDF] Giáo Trình Chẩn đoán Kỹ Thuật ô Tô - NovaSpro
-
Cn Sua Chuabao Duong Chan Doan Ky Thuat O To By Hữu Dũng Nguyễn