Các Lớp Từ Trong Từ Vựng Tiếng Việt - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Văn học - Ngôn ngữ học
Các lớp từ trong từ vựng Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.29 KB, 9 trang )

Các lớp từ trong từ vựngA. Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc-Trên thực tế, hầu như không có từ vựng của ngôn ngữ nào chỉ hình thành,xây dựng bằng con đường “tự nó”, mà chúng vẫn được vay mượn từ cácngôn ngữ khác.-Từ vựng tiếng Việt chia làm hai lớp từTừ vựng tiếng ViệtLớp từ bản ngữ (lớp từthuần)Lớp từ có nguồn gốc khác(lớp từ ngoại lai)Lớp các từ ngữ gốc HánLớp các từ ngữ gốc Ấn Âu1. Các từ ngữ gốc Hán-Có thể chia quá trình tiếp xúc Hán – Việt thành hai giai đoạn lớn: một làgiai đoạn từ đầu công nguyên đến đầu đời Đường (đầu TK VIII); hai là giaiđoạn từ đời Đường (TK VIII – X) trở về sau.a. Từ Hán cổ là từ gốc Hán được du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn một.Những từ này đã được đồng hóa mạnh nên hiện nay không còn xa lạ vớingười Việt nữa.VD. Chè, chén, buồng, buồn, mùi, mùa…b. Từ Hán Việt du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn hai: trà, trọng, nam, nữ,mã…-Tên gọi “từ Hán Việt” bao gồm cả những từ vốn không phải là gốc Hán, màdo người Hán mượn một ngôn ngữ khác, rồi nghười Việt vay mượn lại, đọctheo âm Hán Việt.VD. Những từ xuất thân nguồn gốc Nhật Bản: trường hợp, phục tùng, phục vụ,kinh tế, mĩ thuật…-Từ Hán Việt còn gồm những từ do người Việt tạo ra nhưng sử dụng yếu tốcấu tạo có nguồn gốc Hán như: đặc công, công an, ca hát, hiểm nghèo, tàuthủy…c. Nhóm từ gốc Hán được du nhập vào tiếng Việt thông qua con đường khẩungữ. Nhóm này có số lượng không nhiều và không đem lại cho tiếng Việtảnh hưởng đáng kể nào.VD. Mì chính, vằn thắn, lẩu, tào phớ… Kết luận:-Từ gốc Hán đã được Việt hóa, cải tổ về mặt ngữ âm.• Có hàng loạt từ được Việt hóa hai lần, dẫn đến hai cách đọc: một làcách đọc Hán Việt, hai là cách đọc Hán Việt Việt hóa. Cách đọc thứhai làm mờ hẳn nguồn gốc của chúng.VD. Can – gan, quả - góa, kiếm – gươm…• Rút ngắn từ lại: cử nhân – cử, tú tài – tú, tiểu đồng – tiểu…-Về năng lực hoạt động: nhiều từ có khả năng hoạt động độc lập, tự do đếnmức không mấy ai để ý hay cảm thấy nguồn gốc Hán của chúng nữa.VD. Tuyết, thánh, tiên, Phật, ông, bà, cao thấp…-Về ý nghĩa: không phải từ gốc Hán nào trong tiếng Việt cũng giữ nguyêncái nghĩa vốn có của nó. Một số từ chỉ còn dùng với một hoặc một vàinghĩa trong số nhiều nghĩa của chúng. Cũng có từ đổi hẳn nghĩa của nó đi.VD. Từ “nhất” có hơn 10 nghĩa nhưng khi đi vào tiếng Việt, nó chỉ giữ lạinghĩa “thứ tự trên hết” khi hoạt động tự do: giải nhất, hạng nhất…Tử tế (kĩ lưỡng -> tốt bụng), sung sướng (đầy đủ, thông suốt -> sướng,hạnh phúc)…2. Các từ ngữ gốc Ấn Âu-Bộ phận từ ngữ này vào Việt Nam khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược(giữa TK XIX), vừa bằng con đường khẩu ngữ, vừa qua con đường chínhthức trong giáo dục nhà trường và giao tiếp hành chính).-Khi du nhập vào tiếng Việt, sự biến đổi về nghĩa của các đơn vị từ ngữnguồn gốc Ấn Âu không rõ rệt và không làm nảy sinh những đối lập, khácbiệt quan trọng như từ gốc Hán.-Vấn đề cải tổ bộ mặt ngữ âm:• Đọc (nói) theo cách của người Việt: các từ được phân chia thành cácâm tiết tách rời và phát âm theo cơ cấu ngữ âm của âm tiết tiếngViệt, thêm thanh điệu cho các âm tiết, chuyển âm này thành âm kháccho phù hợp với cách phát âm của người Việt.VD. Cafe – cà phê, carrotte – cà rốt…• Rút ngắn bớt độ dài của các từ gốc Ấn Âu. Với từ ngắn thì chỉ cấutrúc hóa lại cho thành một âm tiết theo kiểu Việt: gare – ga, boy –bồi… Ngược lại những từ dài thường được rút ngắn bớt: creme –kem, cravate – ca vát…-Những từ vốn là từ đơn tiết hoặc được đơn tiết hóa thì khả năng nhập vàotiếng Việt rất mạnh: xăng, lốp, len, phanh, bốt…-Những từ đa tiết vốn được mượn thông qua con đường sách vở, thì dấu ấnngoại lai còn rất rõ: xà phòng, may ô, bê tông, xích đu, ki lô…3. Lớp từ thuần Việt-Là cốt lõi của từ vựng tiếng Việt, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từkhác.-Cơ sở hình thành là các từ gốc Nam phương: gồm cả Nam Á và Tày Thái.-Nhiều nhóm của lớp từ thuần Việt có những tương ứng, quan hệ hết sứcphức tạp với nhiều ngôn ngữ và nhóm ngôn ngữ trong vùng: Việt – Mường,Việt – Tày Thái, Môn – Khmer…B. Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng1. Thuật ngữ-Là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xácđịnh một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, lĩnh vực khoa họcchuyên môn.VD. Trong ngôn ngữ học: âm vị, hình vị, từ, nguyên âm, phụ âm…-So với từ ngữ thông thường, thuật ngữ có ngoại diên hẹp hơn nhưng nộihàm sâu hơn và biểu thị một cách logic, chặt chẽ hơn.-Thuật ngữ không bao giờ biểu thị những sắc thái phụ như thái độ đánh giácủa người nói, khen – chê, kính trọng – xem thường…-Đặc điểm:• Tính chính xác: chính xác và chuẩn tắc về nội dung khái niệm do nóbiểu thị.• Tính hệ thống: mỗi thuật ngữ nằm trong một hệ thống nhất định vàhệ thống ấy phải chặt chẽ về cả nội dung và hình thức biểu hiện.• Tính quốc tế: nội dung khái niệm của một ngành khoa học trong cácnước là không lệch nhau.2. Từ ngữ địa phương-Là những từ thuộc một phương ngữ nào đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉphổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó.-Các con đường dẫn tới sự hình thành những kiểu từ địa phương khác nhau:• Do sự vật được gọi tên chỉ có ở một vài địa phương nhất định nên tên gọicủa chúng trở thành từ địa phương.VD. Sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, tram bầu – phương ngữ Nam Trung Bộvà Nam Bộ• Có những từ cùng gọi tên một sự vật, hiện tượng với từ trong từ vựngchung nhưng hai từ khác nhau hoàn toàn về mặt ngữ âm.VD. Rú – núi, nhủ - bảo, má – mẹ, lượm – nhặt…• Những từ vốn là dạng cổ của từ tương ứng trong từ vựng chung hiện nay.Dạng cổ được bảo toàn trong một địa phương, còn dạng mới, dạng hậu kìcủa chúng thì đi vào từ vựng chung.VD. Gấy – gái, chí – chấy, ví – với…• Những từ đồng âm với từ trong từ vựng chung.VD. ốm: có bệnh (nghĩa chung) – gầy (phương ngữ Nam Bộ)3. Từ nghề nghiệp-Là một lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trongphạm vi những người cùng làm một nghề nào đó.-Lớp từ nghề nghiệp tập trung chủ yếu ở những nghề mà xã hội ít quen nhưnghề làm giấy, làm đồ gốm, sơn mài…-Ở nước nông nghiệp như Việt Nam, những nghề thủ công nghiệp hoặc tiểucông nghiệp phân tán và không tiếp xúc rộng rãi với toàn xã hội. Những từthuộc phạm vi này có nhiều từ nghề nghiệp hơn cả.VD. Nghề hát tuồng: đào, kép, mụ ác, mụ lành, kép phong tình, kép trắng…4. Tiếng lóng-Là một bộ phận từ ngữ do những nhóm, những lớp người trong xã hội dùngđể gọi tên những sự vật, hiện tượng… vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựngchung, nhằm giữ bí mật trong nội bộ nhóm mình.VD. Sinh viên: phao, chết (thi hỏng), tạch…-Tiếng lóng có tính thời sự và mốt của nó. Khi tính bí mật của một từ tiếnglóng bị giải tỏa, tính chất mốt bị mất đi, thì nó cũng bị xóa bỏ. Do đó, tiếnglóng ít khi đi vào vốn từ vựng chung.5. Lớp từ chung-Gồm những từ ngữ mà toàn dân, mọi người, mọi nơi, mọi lúc đều có thể sửdụng một cách rộng rãi.-Có khối lượng từ ngữ lớn nhất, đóng vai trò làm nền tảng.C. Phân lớp từ ngữ tích cực và tiêu cực-Tích cực và tiêu cực được hiểu là từ ngữ có đóng vai trò tích cực trong đờisống giao tiếp hay không, tức là chúng có thường xuyên được sử dụng haykhông.-Những từ thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp, luôn được mọi người sửdụng thuộc lớp từ tích cực.-Những từ ngữ ít được sử dụng, hoặc chỉ sử dụng trong bối cảnh giao tiếpnào đó thì thuộc lớp từ tiêu cực.-Lớp từ ngữ tích cực là thành phần cơ bản, trụ cột của từ vựng.-Lớp từ tiêu cực có ba bộ phận càn xét kĩ: từ cổ, từ lịch sử và từ mới.1. Từ cổ-Là những từ bị đẩy ra ngoài hệ thống từ vựng hiện đại, bởi trong quá trìnhphát triển, biến đổi đã xảy ra những xung đột về đồng nghĩa hoặc đồng âm,hoặc bị từ khác thay thế.-Có 2 dạng:• Những từ đã mất hẳn trong từ vựng hiện đại. Muốn tìm và hiểu những từnày phải lùi lại những tài liệu ghi chép được trong quá khứ để khảo sát vàphân tích.• Những từ đã bị đẩy khỏi vị trí vốn có của chúng nhưng vẫn còn để lại dấuvết của mình.VD. Âu (lo âu), lệ (e lệ), nàn (phàn nàn)…2. Từ lịch sử-Là những từ bị đẩy ra ngoài phạm vi từ vựng chung, tích cực bởi cácnguyên nhân lịch sử và xã hội. Khi đối tượng từ biểu thị, gọi tên bị gạt rangoài đời sống thì tên gọi của nó cũng mất dầm vị trí vốn có trước đây.VD. Thái thú, tú kép, nghè, thám hoa, thượng thư…3. Từ mới-Khi một từ mới xuất hiện, chưa có nhiều người trong phạm vi toàn xã hộibiết đến nên nó nằm trong lớp từ ngữ tiêu cực. Sau đó, từ này được chấpnhận và phổ biến trong xã hội thì nó lại nhanh chóng đi vào lớp từ vựngtích cực.VD. Tin học, phần cứng, phần mềm, đầu ra, đầu vào… (hiện nay – 10 nămtrước)-Từ mới phải luôn được xét trong một thời gian cụ thể, một tình trạng từvựng cụ thể.-Thời gian để một từ mới có đi vào lớp từ tích cực hay không thường ngắnhoặc rất ngắn.D. Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng1. Lớp từ khẩu ngữ-Về cấu trúc hình thức: khi đi vào giao tiếp, các từ ngữ thuộc lớp này ítnhiều có thể “tự do, phóng túng” nếu điều kiện cho phép, tức là chúng cónhiều khả năng biến đổi cấu trúc vốn có của mình.• Tách rời và chen thêm các yếu tố khác vàoVD. Người ngợm – người với chả ngợm• Tăng cường các dạng láy hoặc lặp lại từVD. Đàn ông – đàn ông đàn ang-Có sắc thái đánh giá cực đại theo chiều nào đó để cường điệu sự đánh giácủa người nói, lôi cuốn sự chú ý của người nghe.VD. Chạy ở hơi tai, cười đứt ruột…-Chấp nhận cách xưng hô mang đậm màu sắc bày tỏ thái độ và những từ ngữcó sắc thái thông tục.VD. Thằng cha, con mẹ, ngu, tồi, chẳng ra chó gì…-Ưa dùng quán ngữ, thành ngữ để đưa đẩy, rào đón, hoặc diễn tả cho sinhđộng.2. Lớp từ ngữ thuộc phong cách viết-Là những từ ngữ chỉ dùng trong sách vở, báo chí, có chọn lọc, trau dồi, gắnvới chuẩn tắc nghiêm ngặt.-Một số phong cách chức năng cụ thể:• Phong cách khoa học: gắn với các thuật ngữ khoa học, các từ ngữ chuyênmôn hóa.• Phong cách hành chính sự vụ: dùng trong văn bản pháp lí, ngoại giao, hànhchính như “công văn, công ước, tố tụng, biên bản…”• Phong cách chính luận báo chí: dùng trong văn bản chính luận, bày tỏ tháiđộ, quan điểm như “cộng sản, vô sản, đế quốc, thực dân, vũ trang…”• Phong cách văn học nghệ thuật-Đặc điểm:• Không mang tính thông tục• Chủ yếu gồm các thuật ngữ, từ ngữ chuyên môn hóa của các lĩnh vực• Nội dung mang tính khái quát, trừu tượng hoặc gợi cảm, hình tượng• Phần nhiều là từ gốc Hán và gốc Ấn Âu được du nhập3. Lớp từ ngữ trung hòa về phong cách-Trừ những từ ngữ mang dấu hiệu đặc trưng của lớp từ khẩu ngữ và lớp từvựng thuộc phong cách viết, số còn lại được gọi là lớp từ vựng trung hòa.Phương pháp so sánh lịch sử: nghiên cứu sự biến đổi ngôn ngữ và quan hệgiữa các ngôn ngữ về cội nguồn.• Thu thập ngữ liệu từ các ngôn ngữ được giả định có quan hệ cộinguồn với nhau.• Phát hiện có/ không có mối quan hệ tương ứng về mặt ngữ âm của từnào đó giữa quan hệ ngôn ngữ với nhau.• (Khi so sánh phải so sánh từ vựng “cơ bản”, tức là những từ có sớm,gắn bó với con người nhất)• Những từ giống nhau giữa hai ngôn ngữ không chứng tỏ về nguồngốc mà có thể chỉ là quan hệ tiếp xúc, vay mượn giữa hai ngôn ngữ.• Tìm ra quy luật tương ứng, biến đổi để chứng minh quan hệ nguồngốc.-Bằng việc so sánh các sự kiện, hiện tượng ngôn ngữ trong quá khứ lịch sửtrước đây với thời kì muộn hơn về sau hoặc hiện tại, người ta có thể xácđịnh được những ngôn ngữ nào đó có quan hệ với nhau về mặt nguồn gốchay không và nếu có thì ở mức độ nào.VD. Tiếng Việt có quan hệ bà con họ hàng gần nhất với tiếng Mường -> cácngôn ngữ thuộc nhóm Việt – Mường.-NNH so sánh lịch sử sẽ xác lập được phổ hệ của các ngôn ngữ, quy chúngvò các nhóm, các tiểu chi và chi, các ngành khác nhau thuộc các ngữ hệkhác nhau.

Tài liệu liên quan

  • Tiết : 31-32-33. ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT (TỪ ĐỒNG NGHĨA , TỪ TRÁI NGHĨA ) pot Tiết : 31-32-33. ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT (TỪ ĐỒNG NGHĨA , TỪ TRÁI NGHĨA ) pot
    • 5
    • 4
    • 32
  • ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT (TỪ GHÉP HÁN VIỆT , QUAN HỆ TỪ ) docx ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT (TỪ GHÉP HÁN VIỆT , QUAN HỆ TỪ ) docx
    • 7
    • 6
    • 125
  • Những quá trình diễn ra trong sự phát triển của từ vựng tiếng Việt Trong sự pot Những quá trình diễn ra trong sự phát triển của từ vựng tiếng Việt Trong sự pot
    • 5
    • 818
    • 2
  • Các giai đoạn trong lịch sử tiếng Việt 1 ppsx Các giai đoạn trong lịch sử tiếng Việt 1 ppsx
    • 5
    • 287
    • 1
  • Các giai đoạn trong lịch sử tiếng Việt 2 docx Các giai đoạn trong lịch sử tiếng Việt 2 docx
    • 13
    • 244
    • 1
  • Chuyên đề Dạy từ vựng Tiếng Việt cho Học sinh Tiểu học Chuyên đề Dạy từ vựng Tiếng Việt cho Học sinh Tiểu học
    • 44
    • 2
    • 8
  • từ vựng tiếng việt từ vựng tiếng việt
    • 35
    • 722
    • 3
  • Soạn bài sự phát triển của từ vựng tiếng việt Soạn bài sự phát triển của từ vựng tiếng việt
    • 1
    • 563
    • 0
  • Các lớp từ trong từ vựng Tiếng Việt Các lớp từ trong từ vựng Tiếng Việt
    • 9
    • 10
    • 72
  • Xử lý nhanh gọn các câu Từ Vựng- tiếng anh 2018 Xử lý nhanh gọn các câu Từ Vựng- tiếng anh 2018
    • 6
    • 483
    • 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(103 KB - 9 trang) - Các lớp từ trong từ vựng Tiếng Việt Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Các Lớp Từ Vựng Tiếng Việt