Các Mối đe Dọa đối Với Rùa Biển Côn Đảo

Rùa biển là loài động vật quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu và đang được sự quan tâm bảo vệ của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các loài rùa biển đều được đưa vào Sách đỏ của Việt Nam và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN); Công ước về các loài di cư (Công ước CMS); Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (Công ước CITES).

Quần thể rùa Xanh (Chelonia mydas) về các bãi biển ở Côn Đảo để làm tổ hàng năm có số lượng lớn nhất Việt Nam, theo số liệu thống kê hàng năm ở Côn Đảo có khoảng 500 cá thể rùa mẹ về làm tổ và đây cũng là vùng tìm thức ăn quan trọng của các loài rùa biển khác. Vườn quốc gia Côn Đảo được xác lập kỷ lục quốc gia “Vườn quốc gia thả rùa con về biển nhiều nhất Việt Nam” và cũng là đơn vị đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên mạng lưới Bảo tồn rùa biển khu vực Ấn Độ Dương – Đông Nam Á” (IOSEA).

Hầu hết trong vòng đời của Rùa biển từ khi được sinh ra còn trong trứng đến lúc trưởng thành đều gặp rất nhiều mối đe dọa từ thiên nhiên và con người, tại Côn Đảo các hoạt động đánh bắt trái phép như: Xẻ thịt, mổ lấy trứng rùa;các hoạt động khai thác thủy sản bằng phương tiện đánh bắt công suất lớn, sử dụng ngành nghề mang tính hủy diệt như: Cào (Lưới kéo), câu kiều, sử dụng kích điện, chất độc,…đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh tồn của rùa biển; sự ô nhiễm môi trường do rác thải từ đại dương từ các hoạt động đánh bắt thủy sản, những chiếc lưới, dụng cụ đánh bắt hỏng bị vứt đi hoặc rơi xuống biển làm rùa biển bị mắc lưới dẫn đến chết, đồng thời cũng làm ô nhiễm bãi đẻ của rùa biển.

Thống kê tại Côn Đảo từ ngày 01/01/2020 đến 20/5/2020 đã có 18 cá thể rùa biển bị chết do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có 04 cá thể bị giết để lấy thấy thịt, trứng nhưng không phát hiện được người vi phạm để xử lý; 03 cá thể bị chết do mắc lưới và va đập vào ca nô; 11 cá thể chết không xác định được nguyên nhân.

Mặc dù được pháp luật bảo vệ nhưng các loài rùa biển ở Côn Đảo hiện đang bị đe dọa bởi nạn săn bắt, buôn bán trái phép. Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Côn Đảo đã phối hợp với các cơ quan chức năng truy tố trách nhiệm hình sự nhiều vụ vi phạm liên quan đến việc săn bắt, vận chuyển, mua bán trứng rùa, thịt rùa trái phép. Các cá nhân vi phạm đã được cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc, tuy nhiên vì hám lợi, nhiều đối tượng vẫn bất chấp, tiếp tục phạm pháp.

Theo quy định của Bộ Luật hình sự Việt Nam, các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép các loài rùa biển hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép trứng, các bộ phận cơ thể của rùa biển sẽ bị xử lý hình sự và có thể phạt tù đến 15 năm.

Để bảo vệ các quần thể rùa biển tại Côn Đảo rất cần sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Các thông tin tố giác hành vi vi phạm quy định bảo vệ rùa biển xin liên hệ: Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo, điện thoại: 0254.3830150; 0919373166.

1-5-Bai_Giong-CY_Yng

Rùa bị xẻ thịt tại bãi biển gần cầu Suối Ớt

a295511fe6fb1ca545ea

Rùa bị mổ lấy trứng tại vùng biển bãi Xi Măng, hòn Bảy Cạnh.

0745610c6bcc9192c8dd

Rùa chết do va chạm chân vịt ca nô du lịch

92-1-2

Rùa chết do mắc lưới tại bãi Xi Măng, hòn Bảy Cạnh

Tin bài: Thái Khắc Tình

Phòng Bảo tồn và Hợp tác quốc tế

Từ khóa » Các Giống Rùa Biển ở Việt Nam