Các Món ăn đặc Trưng Trong Lễ Phục Sinh - Travellive

Lễ Phục sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của đạo Kitô giáo, thường diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện chết và phục sinh của Chúa Jesus sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Trong dịp lễ này, mỗi quốc gia sẽ thưởng thức những món ăn truyền thống khác nhau, mang theo đặc trưng lịch sử, văn hóa và xã hội của từng vùng đất. Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng trong lễ Phục sinh ở một số nước trên thế giới.

Anh: Bánh simnel - Bánh hot cross bun

Bánh simnel xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, là một loại bánh trái cây thường được ăn vào ngày chủ nhật trong Mùa Chay (40 ngày trước lễ Phục sinh) trên khắp nước Anh. Bánh được làm từ bột mì, đường, bơ, trứng và trái cây khô với nhân và lớp phủ đều là bột hạnh nhân nướng. Đặc biệt bánh simnel được trang trí với 11 hoặc 12 miếng marzipan, đại diện cho 12 tông đồ của Chúa trừ Judas hoặc Chúa Jesus và 12 tông đồ trừ Judas.

simnelcake

Ngoài ra, bánh hot cross bun với chữ thập trên mặt bánh để biểu thị sự đóng đinh của Chúa Jesus cũng là một món ăn truyền thống cho lễ Phục sinh ở Anh. Món bánh này được ăn vào thứ sáu của Tuần Thánh để biểu thị sự kết thúc của Mùa Chay.

mary_berrys_hot_cross_65003_16x9

Mỹ: Thịt nguội nướng

1458254174-easter-ham-delish

Truyền thống ăn thịt nguội nướng của người Mỹ vào lễ Phục sinh bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước, trước khi tủ lạnh ra đời. Nguyên do là vì khi ấy động vật được giết mổ vào mùa thu, và để giữ cho miếng thịt không bị thiu, nó được sấy khô, xông khói và ướp muối. Quá trình này mất rất nhiều thời gian nên đến lễ Phục sinh miếng thịt mới có thể ăn được. Món thịt nguội dành cho lễ Phục sinh này thường có vị ngọt nhờ một loại men làm từ mật ong và đường nâu, hoặc được phủ trong dứa thái lát.

Nga: Pashka

original_1492127002467_dd0ztr9sa20rbr56irudi

Pashka là một món tráng miệng quen thuộc trong lễ Phục sinh ở Nga, được làm từ kem phô mai, trái cây khô và các loại hạt. Theo truyền thống, pashka có hình kim tự tháp bị cắt cụt, đại diện cho ngôi mộ của Chúa, trên bánh cũng thường được khắp chữ "XB" có nghĩa là "Chúa đã sống lại".

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Argentina: Torta pascualina

torta-pascualina

"Pascua" trong tiếng Tây Ban Nha nghĩa là "lễ Phục sinh", vì vậy "torta pascualina" có nghĩa là "bánh tart Phục sinh". Bánh torta pascualina thường được người dân Argentina ăn trong Mùa Chay vì nó không có thịt. Chiếc bánh được làm từ ricotta, rau chân vịt, atisô, rau mùi tây và đặc biệt là nhiều quả trứng luộc để tượng trưng cho sự phục sinh của Chúa.

Pháp: Thịt chân cừu

stuffed-leg-of-lamb-525389207-1500-58adb6f03df78c345bc73a73

Người Pháp có một công thức nấu thịt chân cừu riêng cho lễ Phục sinh được gọi là "le gigot d'agneau Pascal". Mặc dù cái tên có vẻ phức tạp, trên thực tế công thức làm món này thực sự khá đơn giản. Thịt cừu sẽ được ướp với tỏi, dầu ô liu, muối, hạt tiêu và các loại thảo mộc tươi, sau đó đem đi nướng.

Phần Lan: Mämmi

1jdw9aimd9p01

Mämmi là một món tráng miệng truyền thống dành cho lễ Phục sinh ở Phần Lan, được làm từ nước, bột lúa mạch đen và vỏ cam Seville khô. Hỗn hợp này được làm ngọt tự nhiên rồi đem lên nướng, sau đó sẽ ướp lạnh và thường được ăn với sữa hoặc kem. Mämmi được làm từ nhiều ngày trước lễ Phục vì quá trình chuẩn bị tốn khá nhiều thời gian và nó cần được ướp lạnh trong ba đến bốn ngày trước khi ăn.

Ba Lan: Súp white borscht

58ed42f18508684e618b49b9

Súp white borscht, còn được gọi là "zurek", là món ăn truyền thống của Ba Lan không chỉ cho lễ Phục sinh mà còn trong nhiều ngày lễ khác. Món súp này được làm từ bột lúa mạch đen chua, xúc xích, trứng luộc, khoai tây và nhiều nguyên liệu khác với nhiều ý nghĩa tôn giáo khác nhau.

Ý: Colomba di pasqua

colomba-facile-Modifica-1

Bánh mì ngọt là thực phẩm phổ biến trong các ngày lễ ở Ý như bánh panettone vào Giáng sinh và bánh colomba di pasqua cho lễ Phục sinh. Bánh colomba di pasqua có hình dạng như một con chim bồ câu - một biểu tượng cho hòa bình nên bánh còn có tên là "Easter Dove" (chim bồ câu Phục sinh). Nguyên liệu chính để làm bánh là bột, trứng, đường, nấm tươi, bơ và kẹo vụn, trên bề mặt chiếc bánh được rắc hạnh nhân, đường ngọc trai hoặc vụn sô-cô-la để thêm phần hấp dẫn.

Ecuador: Fanesca

Fanesca

Fanesca là một món súp được làm trong Tuần lễ Thánh (tuần trước lễ Phục sinh) ở Ecuador, bao gồm bầu, bí ngô, nhiều loại ngũ cốc, đậu cùng với bacalao (cá tuyết muối khô) và thường được trang trí với trứng luộc, chuối chiên, thảo mộc và rau mùi tây. Người ta thường để 12 hạt đậu xung quanh bacalao (biểu tượng cho Chúa Jesus) để tượng trưng cho 12 tông đồ của Chúa.

Hy Lạp: Tsoureki

image-asset

Tsoureki là một loại bánh mì ngọt được làm từ bột mì, sữa, bơ, đường của Hy Lạp. Có rất nhiều phiên bản khác nhau của loại bánh này để ăn trong những dịp lễ khác nhau như lễ Phục sinh, Giáng sinh hoặc năm mới. Bánh tsoureki cho lễ Phục sinh thường có trứng luộc nhuộm đỏ được nhét vào trong bánh để tượng trưng cho dòng máu đỏ của Chúa.

Đức: Súp chervil

chervil-soup

Súp chervil trong tiếng Đức có tên là "kerbelsuppe", được làm từ một loại thảo mộc gần giống rau mùi tây tên là chervil. Súp thường được ăn vào thứ năm trước lễ Phục sinh vì ở Đức ngày này được gọi là "Green Thursday" (thứ năm xanh) nên những thực phẩm có màu xanh như súp chervil sẽ được ăn vào ngày hôm đó.

Tây Ban Nha: Rosquillas

1239x697

Rosquillas là bánh donut truyền thống của Tây Ban Nha, thường được chuẩn bị cho các lễ hội trong Tuần Thánh. Mặc dù có nhiều loại rosquillas khác nhau nhưng loại phổ biến nhất được làm từ trứng, đường, sữa, dầu, vỏ chanh, bột mì, bột nở. Sau khi được chiên giòn, rosquillas thường được phủ với đường quế và phục vụ như một món ăn nhẹ ngọt. Một phiên bản nổi tiếng khác là bánh rosquillas de vino làm từ rượu muscat ngọt.

Leo Kiều Mai

Từ khóa » Món ăn Trong Ngày Lễ Phục Sinh