Các Mức độ Lắng Nghe - A Realistic Dreamer

Lắng nghe là kỹ năng không thể thiếu cho công việc và cuộc sống. Ai cũng thích trò chuyện với một người biết lắng nghe. Đồng thời, lắng nghe cũng giúp bạn học hỏi thêm được nhiều điều từ người khác.

Nếu bạn nghe một âm thanh (tiếng xe cộ, lời nói của người khác,…) thì không có nghĩa là bạn đang lắng nghe, bạn chỉ đang nghe thấy những tiếng động mà thôi.

Xin tổng hợp lại 5 mức độ lắng nghe:

  • Nghe phớt lờ: giống như không nghe gì cả, nhìn lơ đễnh không tập trung hoặc chăm chú vào việc khác. Đây là mức độ tệ nhất của việc nghe, thiếu tôn trọng người khác và chính mình.
  • Nghe giả vờ: người nghe cho rằng cái mình đang nghe là không cần thiết hoặc không đồng tình và không muốn nghe, nhưng vì sợ hay tỏ ra lịch sự mà tỏ ra đang lắng nghe nhưng thực tế không nghe gì cả.
  • Nghe chọn lọc: chỉ nghe những cái mình thích và quan tâm. Các thông tin khác đều bỏ ngoài tai.
  • Nghe tập trung: người nghe tập trung sự chú ý và tâm trí để nắm bắt và lưu giữ thông tin.
  • Nghe thấu cảm: cấp độ cao nhất của việc nghe, đến đây có thể gọi là lắng nghe. Người nghe không chỉ tiếp nhận thông tin bằng tai mà còn bởi trái tim, kể cả những thông tin chưa được nói ra thành lời. Người nghe đặt mình vào vị trí người nói để cảm được tâm tư tình cảm, suy nghĩ, năng lượng của người nói; nghe tích cực, nghe chân thành.

Chúng ta, mất hai năm để học nói nhưng mất cả đời để học lắng nghe. Sự lắng nghe, theo tôi bắt nguồn từ sự tôn trọng và quan tâm đối với người nói. Cơ bản nó có thể giúp giao tiếp hiệu quả khi hiểu nhau, hay xa hơn, nó thắt chặt mối quan hệ với đối phương.

Nếu bạn đã quyết định dành thời gian cho một người nào đó, hãy lắng nghe.

Từ khóa » Ví Dụ Giả Vờ Lắng Nghe