Các Mức độ Sâu Răng Và Biện Pháp Phòng Ngừa Bệnh Sâu Răng
Có thể bạn quan tâm
Các loại sâu răng thường gặp
Sâu răng là bệnh lý răng miệng thường gặp khi răng có những tổn thương do vi khuẩn tấn công. Tình trạng sâu răng thường được phân loại dựa trên mức độ hoặc vị trí sâu răng.
Sâu ở bề mặt răng
Là biểu hiện bề mặt răng có những thay đổi nhất định. Trên răng xuất hiện các đốm trắng li ti. Sau đó ngả dần về đen, nâu ở bề mặt, dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Tình trạng sâu bề mặt răng khá thường gặp ở các răng hàm, mặt nhai. Trong giai đoạn này răng sẽ không có cảm giác đau hay ê buốt quá nhiều. Nên chúng ta thường chủ quan mà bỏ qua tình trạng sâu này.
Trong trường hợp không được phát hiện kịp thời, các vi khuẩn có hại sẽ tiếp tục xâm nhập vào các vết sâu, phá hủy cấu trúc răng và dẫn đến những bệnh lý về răng miệng khác. Vì thế, khi nhận thấy một số bất thường về màu sắc trên răng. Chúng ta nên đến nha khoa để khắc phục tình trạng này sớm để sâu không tiến triển nặng hơn và gây nhiều biết chứng khác.
Sâu chân răng
Sâu chân răng là tình trạng cấu trúc chân răng đang dần bị phá hủy bởi sự lây lan của vi khuẩn gây hại. Biểu hiện của tình trạng sâu này là lợi răng bị tụt xuống, chân răng hở ra, men răng và ngà răng dần bị ăn mòn. Sau đó vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào tủy răng. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng khác.
Một số dấu hiệu nhận biết của tình trạng sâu răng này:
- Xảy ra hiện tượng hở một phần hoặc toàn bộ chân răng.
- Phần nướu viêm, sưng đỏ ở vùng xung quanh răng hoặc vùng bên cạnh.
- Răng đổi màu.
- Nhạy cảm, ê buốt khi ăn các đồ nóng hoặc lạnh.
- Khi ăn ngọt răng thường dễ đau nhức, ê buốt.
- Đau buốt ở vùng răng tổn thương.
- Răng dễ gãy, mẻ.
- Cảm thấy răng bị lung lay do hiện tượng tụt nướu.
Khi bạn cảm thấy những dấu hiệu đầu của việc ê buốt. Đừng bỏ qua mà hãy đến nha khoa để được kiểm tra và điều trị.
Sâu răng tái phát
Sau khi chữa sâu, trong một vài trường hợp răng bị tái sâu trở lại. Nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng sâu răng tái phát như:
- Chế độ ăn uống không hợp lí: Ăn nhiều đồ ngọt, sử dụng các thức uống có ga, các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian dài. Từ đó làm men răng yếu đi, vi khuẩn sẽ tiếp tục xâm nhập vào men răng.
- Thói quen chăm sóc răng miệng không đều đặn và sai cách.
- Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
- Các vết sâu quá lớn, men răng đã bị tổn thương nặng.
Các biểu hiện của bệnh sâu răng tái phát:
- Ở vùng bị sâu răng đổi màu.
- Đau buốt khi ăn.
- Dễ dàng chảy máu khi vệ sinh răng miệng.
- Hơi thở có mùi dù đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
Các mức độ sâu răng phổ biến
Sâu răng kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng, sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày. Theo các chuyên gia, các mức độ sâu răng được phân chia làm 3 mức độ theo tình trạng từ nhẹ đến nghiêm trọng như:
Mức độ 1: Sâu răng mới chớm
Khi răng xuất hiện các đốm màu li ti, các rãnh sâu màu đen, lỗ sâu nhỏ trên mặt nhai. Ở giai đoạn này, chưa có nhiều triệu chứng đau nhức, chúng ta thường hay chủ quan. Từ đó dẫn đến tình trạng sâu răng nặng hơn mới tìm cách chữa trị. Điều này, khiến quá trình điều trị phức tạp, đau hơn, tốn thời gian và chi phí nhiều hơn. Việc khám định kỳ sẽ giúp phát hiện và khắc phục sớm, ngăn ngừa tình trạng nặng hơn. Quá trình điều trị sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Mức độ 2: Sâu ngà răng
Sâu ngà răng là mức độ sâu răng tiếp theo. Biểu hiện của tình trạng sâu ngà răng là các mô răng đổi màu, những vết sâu lớn trên bề mặt răng. Chúng gây cảm giác buốt, đau khi ăn, hoặc vệ sinh răng miệng. Các lỗ sâu là nơi thức ăn thường xuyên bị giắt lại. Vi khuẩn sẽ tiếp tục lây lan, đi sâu vào và gây tổn thương cho răng, viêm nướu,….Từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt, chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, sâu răng sẽ tiến triển nặng hơn. Người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Sưng lợi, viêm quanh cuống răng, áp xe răng, nhiễm trùng xung quanh. Vì thế, hãy đến nha khoa càng sớm càng tốt để được bác sĩ điều trị kịp thời. Từ đó ngăn chặn những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Mức độ 3: Răng sâu vào tủy
Răng sâu vào tủy là giai đoạn nặng nhất của bệnh lý sâu răng, dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Khi răng sâu nặng, cấu trúc răng bị hư hại, vi khuẩn sẽ phá hủy men răng và đi sâu vào tủy. Phần tủy là nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh quan trọng của răng. Vì thế khi tủy bị viêm, nhiều triệu chứng nghiêm trọng có thể gây phá hủy toàn bộ cấu trúc, dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, tình trạng răng sâu giai đoạn nặng gây ra những tác hại như sau:
- Tủy bị viêm gây đau nhức kéo dài, có thể dẫn đến hiện tượng chết tủy.
- Nhiễm trùng nơi vùng răng, nướu sâu ảnh hưởng đến vùng răng bên cạnh.
- Những cơn đau nhức đến bất chợt và kéo dài, khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.
- Gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, dễ cáu gắt với những người xung quanh.
- Nếu viêm tủy không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể lây lan sang những vùng răng khác.
Quá trình sâu răng có mấy giai đoạn ?
Quá trình sâu răng thường tiến triển trong khoảng thời gian 1 – 2 năm. Nhanh hay chậm phụ thuộc vào cách chăm sóc răng miệng, thói quen sinh hoạt và khả năng chống sâu của mỗi người. Ở giai đoạn chớm sâu, đây là thời gian cần chữa trị và mang lại hiệu quả cao nhất. Quá trình sâu răng diễn ra qua 4 giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: Mới bị sâu răng
Dấu hiệu nhận biết: Bề mặt răng bắt đầu xuất hiện những đốm trắng, răng đổi màu, hơi ngả sang màu ố vàng. Việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách, cung cấp flour, dùng các sản phẩm hỗ trợ làm sạch có thể hạn chế vùng sâu tiến triển. Trong giai đoạn này, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ điều trị kịp thời. Tránh trường hợp bệnh lý diễn biến phức tạp hơn.
Giai đoạn 2: Sâu răng tấn công vào men răng
Sâu răng đã tấn công vào men và ngà răng, tạo thành các lỗ sâu đen lớn. Răng rất dễ bị kích thích khi ăn đồ nóng, lạnh, chua, đau nhức khi ăn nhai và vệ sinh. Để điều trị, trước tiên bác sĩ sẽ làm sạch chỗ sâu. Sau đó thực hiện phương pháp trám răng thẩm mỹ để khôi phục hình dáng răng.
Giai đoạn 3: Lỗ sâu phát triển lớn
Lỗ sâu phát triển lớn vì sự lây lan nhanh chóng của vi khuẩn, ảnh hưởng đến phần mềm của răng, có thể ăn sâu vào và gây hại đến tủy. Bạn sẽ cảm giác khó chịu, ê buốt kéo dài, nhất là khi về đêm. Đây là dấu hiệu viêm tủy cấp tính. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy trước. Sau đó mới khắc phục tình trạng răng sâu. Nếu vùng sâu lớn, bác sĩ sẽ có những cách điều trị để mang lại kết quả tốt nhất như bọc răng sứ sẽ là cách phục hồi tối ưu nhất.
Giai đoạn 4: Sâu răng ăn vào tủy
Đây là thời điểm răng đã bị phá hoại nghiêm trọng nhất. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ gây hoại tử tủy và nhiễm trùng xương hàm. Nó có thể lây lan đến các vùng răng bên cạnh. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và sức khỏe của răng miệng. Dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn.
Biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng
- Khi nhận biết các dấu hiệu và biểu hiện đau nhức, bạn nên chủ động đến thăm khám tại nha khoa để được điều trị và khắc phục càng sớm càng tốt.
- Đánh răng ngày 2 lần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi ăn để loại bỏ thức ăn thừa tích tụ ở kẽ răng.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thức ăn nhiều tinh bột, đường và ăn nhiều rau xanh giúp làm sạch mảng bám trên răng.
- Hạn chế sử dụng các chất kích tích như rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê…
- Ngoài ra, đừng bỏ qua các buổi thăm khám định kỳ 6 tháng/lần, để được bác sĩ theo dõi và điều trị sớm.
Có thể bạn quan tâm:
- Phân loại các loại sâu răng và cách phòng ngừa
- Cách điều trị răng bị sâu chỉ còn chân răng
- Chi phí chữa sâu răng hết bao nhiêu tiền ?
- Sâu răng nên nhổ hay trám sẽ tốt hơn ?
- Top 8 kem đánh răng trị sâu răng tốt nhất
Từ khóa » Các Loại Sâu Răng Thường Gặp
-
3 Mức Độ Sâu Răng Và Biện Pháp Ngăn Ngừa Bệnh Sâu Răng
-
Sâu Răng Có Mấy Loại Và Cách điều Trị Như Thế Nào?
-
Sâu Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị TRIỆT ĐỂ
-
5 LOẠI RĂNG SÂU THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ?
-
Sâu Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
Sâu Răng Và Phương Pháp "Điều Trị" | Phòng Khám Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Các Mức Độ Của Bệnh Sâu Răng
-
Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Sâu Răng Là Gì? - Công Ty Colgate
-
Bạn Biết Gì Về Bệnh Sâu Răng ?
-
Sâu Răng - Rối Loạn Nha Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Phân Loại Và Mức độ Sâu Răng?
-
4 BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP