Các Mũi Bắt Buộc Và Thời điểm Cần Tiêm Vắc Xin Cho Trẻ Sơ Sinh

1. Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh đầy đủ

Bất cứ trẻ sơ sinh nào ngay từ khi mới chào đời cho đến các độ tuổi theo quy định đều cần được tiêm vắc xin. Vắc xin không chỉ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm. Mà còn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và hạn chế mắc các bệnh miễn dịch.

Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh

Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh

Khi tiêm vắc xin, trẻ cần được tiêm đầy đủ các loại vắc xin với liều lượng phù hợp. Vắc xin kích thích cơ thể trẻ sản xuất ra kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh. Ngăn chặn các tác nhân gây ra những chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hiện nay, các loại vắc xin được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc và chi phí mỗi lần tiêm tùy thuộc vào mỗi loại vắc xin. Thay vì bỏ qua lịch tiêm vắc xin cho trẻ, cha mẹ nên cập nhật lịch tiêm chủng thường xuyên. Đây là cách nhanh chóng và hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

2. Những mũi bắt buộc và thời điểm cần tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh

Năm 2019 đã có những cập nhật mới về lịch tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh với các loại vắc xin mới. Sau đây là những mũi tiêm bắt buộc và thời điểm cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin đúng lúc.

Những mũi tiêm vắc xin bắt buộc 

Những mũi tiêm vắc xin bắt buộc

2.1. Các mũi tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh bắt buộc

Trẻ sơ sinh cho đến đủ 5 tuổi được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm đầy đủ các mũi vắc xin sau:

  • Vắc xin viêm gan B

  • Vắc xin bệnh bạch cầu

  • Vắc xin bệnh lao

  • Vắc xin bệnh ho gà

  • Vắc xin bệnh uốn ván

  • Vắc xin bệnh bại liệt

  • Vắc xin bệnh viêm não Nhật Bản B

  • Vắc xin bệnh sởi, rubella

  • Vắc xin bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B

Mỗi mũi vắc xin đều được tiêm với liều lượng theo quy định và được giám sát chặt chẽ bởi người có chuyên môn.

2.2. Thời điểm cần tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần được đưa đi tiêm vắc xin đúng lịch, tránh để nhỡ lịch tiêm. Bởi có thể xảy ra một số trường hợp trẻ mắc bệnh do bỏ nhỡ lịch tiêm chủng. Cha mẹ cần theo dõi các thời điểm sau để đưa trẻ sơ sinh đi tiêm vắc xin càng sớm càng tốt:

Thời điểm cần tiêm vắc xin cho trẻ

Thời điểm cần tiêm vắc xin cho trẻ

  • Sau sinh (càng sớm càng tốt): Trẻ sẽ tiêm mũi vắc xin phòng bệnh Lao - BCG. Vắc xin được tiêm 1 mũi duy nhất với liều 0.1ml.

  • 24 giờ sau sinh: Lúc này, trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi B.

Sau khi tiêm các mũi vắc xin trên, trẻ sẽ được tiêm các mũi vắc xin còn lại khi đủ các độ tuổi từ 2 tháng đến 12 tuổi trở lên.

3. Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh

Tiêm vắc xin giúp phòng ngừa các căn bệnh, tuy nhiên cũng cần tiêm đúng thời điểm và đúng cách. Vì vậy, khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

3.1. Trước khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin

  • Trước khi tiêm vắc xin, trẻ sơ sinh cần được vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Nhằm bảo vệ trẻ không bị nhiễm trùng sau khi tiêm.

  • Cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ các vấn đề sức khỏe của trẻ sơ sinh nếu có. Để bác sĩ xem xét và áp dụng lịch tiêm đúng cách, đảm bảo an toàn cho trẻ.

  • Cha mẹ cũng cần ghi chú kỹ từng loại thuốc mà trẻ đang sử dụng hoặc các loại vắc xin từng tiêm.

  • Luôn mang theo phiếu tiêm chủng và sổ theo dõi sức khỏe để cập nhật lịch tiêm đầy đủ cho trẻ.

3.2. Những trường hợp cần chống chỉ định khi tiêm vắc xin

Tiêm vắc xin được thực hiện trên trẻ sơ sinh có tình trạng sức khỏe khỏe mạnh. Đối với trẻ có các dấu hiệu sau sẽ bị chống chỉ định hoặc tạm hoãn lịch tiêm vắc xin:

  • Trẻ bị suy chức năng các cơ quan: Tim, gan, thận, hô hấp, tuần hoàn,...

  • Trẻ có tiền sử phản ứng với vắc xin, sốc thuốc.

  • Trẻ sơ sinh có cân nặng nhẹ dưới 2kg, nhiệt độ cơ thể trên 37.5 độ và dưới 35.5 độ cần hoãn tiêm vắc xin.

4. Chăm sóc và theo dõi trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin

Chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm vắc xin

Chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm vắc xin

Trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin, cha mẹ không nên đưa trẻ về nhà sớm mà cần ở lại theo dõi. Sau khi tiêm 30 phút, cha mẹ cần quan sát các dấu hiệu bất thường ở trẻ. Khi gặp trường hợp trẻ bị sốc, sốt cao hoặc co giật cần đưa đến gặp bác sĩ ngay lập tức để xử trí kịp thời.

Nếu trẻ không có dấu hiệu trên sau khi tiêm thì cha mẹ có thể đưa trẻ về nhà. Tuy nhiên, vẫn nên theo dõi và giám sát trẻ liên tục 24 giờ. Cha mẹ chú ý tới nhiệt độ cơ thể trẻ, tình trạng ăn ngủ, phát ban, khó thở hay các biểu hiện lạ ở chỗ tiêm.

Trẻ sau khi tiêm vắc xin cần được chăm sóc chu đáo, cha mẹ nên cho trẻ uống thêm sữa và nhiều nước. Luôn để trẻ nghỉ ngơi thoải mái và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Lựa chọn dịch vụ tiêm vắc xin an toàn, đáng tin cậy

Lựa chọn dịch vụ tiêm vắc xin an toàn, đáng tin cậy

Lựa chọn dịch vụ tiêm vắc xin an toàn, đáng tin cậy

Với trẻ sơ sinh cơ thể còn non yếu nên khi tiêm vắc xin cần chọn cơ sở tiêm phòng đáng tin cậy. Cha mẹ không nên chủ quan mà hãy tìm hiểu các dịch vụ tiêm vắc xin đạt chuẩn để bảo vệ sức khỏe của con trẻ.

Cha mẹ tham khảo lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để an tâm hơn khi đưa trẻ đi tiêm chủng hàng năm. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trên 23 năm kinh nghiệm, hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.

Cha mẹ có thắc mắc cần giải đáp về lịch tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh. Vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 24/24: 1900 56 56 56.

Từ khóa » Các Vacxin Cần Tiêm Cho Trẻ Sơ Sinh