Các Nghi Thức Trong Tổ Chức Tang Lễ Của Phật Giáo - Tháp Long Thọ
Có thể bạn quan tâm
Phật giáo muốn hướng chúng sanh đến việc tổ chức tang lễ sao cho thật đơn giản, gọn gàng, ít tốn kém, không thực hiện những tập tục mê tin di đoan của dân gian,… Bên cạnh đó, tang lễ cần được cử hành trang nghiêm, tổ chức tại nơi yên tĩnh, tránh những nơi ồn ào nhiễu sự.
Các nghi thức tổ chức tang lễ theo Phật giáo đều nhằm mục đích cầu cho người đã khuất sớm được siêu thoát, vãng sanh vào cảnh giới mới, bắt đầu một kiếp người, một sự sống mới.
Các nghi lễ trong tổ chức tang lễ Phật giáo
Việc tổ chức tang lễ theo Phật giáo cũng tùy vào từng nơi từng cư dân mà có sự khác biệt. Tuy nhiên, một nghi thức tiễn đưa người đã khuất trong Phật giáo sẽ gồm các nghi lễ như sau:
Lễ trị quan nhập liệm
Sau khi người mất trút hơi thở cuối cùng, trong khoảng thời gian từ 4 đến 24 giờ, gia đình sẽ tắm rửa, vệ sinh thân thể cho người đã khuất. Nghi lễ này còn được biết với tên gọi mộc dục và thường do con cháu trong gia đình thực hiện.
Người chết sau khi được tắm rửa sẽ được đưa vào quan tài, thực hiện theo các bước như sau:
- Dùng một chén nước trong, một cây đèn nến (sáp) gắn vào một cái cây gác trên một góc hòm.
- Vị sư thầy sẽ dùng tam mật tương ưng (tay kiết ấn, khẩu đọc thần chú, Ý quán tưởng Phật) tẩy sạch quan tài và vật dụng tẩm liệm.
- Thi hài sẽ được mặt một chiếc áo Quan Âm (mền Quang Minh). Theo cổ tục có nơi còn bỏ gạo hay vàng ngọc vào miệng thi thể.
- Sau đó, đưa thi hài vào quan tài.
Lễ phục hồn
Để thực hiện nghi lễ này, gia đình cần chuẩn bị một bàn thờ linh bao gồm linh ảnh, bài vị, bát nhang. Một vài nơi thì chuẩn bị một bát cơm (hai chén úp một), cắm hai chiếc đũa và một quả trứng luộc.
Sau khi đã lập xong bàn thờ, tang gia bắt đầu tiến hành nghi lễ thỉnh vong linh an vị, để vong linh nhận thức rõ việc mình đã qua đời, hồn đã lìa khỏi xác. Sở dĩ có nghi lễ này vì theo quan niệm của Phật giáo, người mất lúc bấy giờ thần thức vẫn còn bơ vơ, sợ sệt, chưa ý thức được việc gì.
Lễ khai kinh – tiến linh
Gia quyến cần thiết lập bàn thờ Phật để thỉnh Phật chứng minh và siêu độ cho người đã khuất. Ngoài ra trong nghi lễ này, việc tụng kinh còn nhằm mục đích giúp vong linh hướng Phật, quy y về cõi Phật, sớm dứt nghiệp trần gian để đầu thai chuyển kiếp.
Từ khóa » Nghi Lễ Phát Tang
-
Tin Tức | Nghi Thức Tang Lễ Không Thế Thiếu
-
Nghi Thức Tang Lễ Theo Truyền Thống Phật Giáo - .vn
-
Nghi Thành Phục - Phát Tang - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
-
Những điều Cần Biết Về Nghi Thức Tang Lễ Phật Giáo
-
Nghi Thức Tang Lễ Phật Giáo Là Gì?2021 Tang Lễ Phật Giáo được ...
-
Nghi Thức Thành Phục ( Phát Tang). Nghi Lễ Phật Giáo - YouTube
-
Những Nghi Thức Tổ Chức Tang Lễ Không Thể Thiếu | Wikia Ben10
-
Nghi Thức Tang Lễ Phật Giáo Tiễn Người Mất Về Thế Giới Cực Lạc
-
Nghi Thức Tổ Chức Tang Lễ Phật Giáo
-
Quy Trình Tổ Chức Đám Tang Phật Giáo Đầy Đủ Nhất 2022
-
Tang Lễ Phật Giáo - Trại Hòm Thiện Đức
-
Quy Trình Tổ Chức Tang Lễ Truyền Thống Việt Nam - Lạc Hồng Viên
-
Tang Lễ Của Người Việt Dưới Góc Nhìn Phật Giáo