Các Nguyên Nhân Dẫn đến Tệ Nạn Xã Hội Và Cách Khắc Phục, Hạn Chế

Tệ nạn xã hội là một trong những vấn đề nhức nhối trong đời sống xã hội ở nước ta hiện nay, trong quá trình phát triển của kinh tế, đời sống, văn hóa – xã hội thì tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng cũng như các tệ nạn ngày càng đa dạng, xuất phát từ rất nhiều tầng lớp nhân dân và độ tuổi khác nhau. Trong đó có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội hiện nay trong đó có thể có nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân mang tính tập quán, nguyên nhân mang tính lịch sử…

Đồng thời đối với thực trạng về tệ nạn xã hội hiện nay thì cũng có rất nhiều người, nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đưa ra những giải pháp, cách khắc phục, biện pháp hạn chế mang tính tạm thời, lâu dài, cho từng tệ nạn, từng đối tượng hay chung cho tất cả mọi người.

cac-nguyen-nhan-dan-den-te-nan-xa-hoi-va-cach-khac-phuc-han-che

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Khái niệm, tình hình và nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội hiện nay:
  • 2 2. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội:
  • 3 3. Cách khắc phục và hạn chế tệ nạn xã hội:
  • 4 4. Tổng kết kiến thức về tệ nạn xã hội:

1. Khái niệm, tình hình và nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội hiện nay:

– Tệ nạn xã hội hiện nay được xác định là các hiện tượng trong xã hội mang tính chất phổ biến trong đời sống xã hội có giai cấp, tệ nạn xã hội được biểu hiện ở những hành vi sai lệch so với chuẩn mực xã hội, những hành vi vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật mà hậu quả của những hành vi này là gây tác động xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội,  làm cản trở tiến bộ xã hội của nền văn hóa lành mạnh.

– Các tệ nạn xã hội: Ở nước ta hiện nay có rất nhiều tệ nạn xã hội, trong đó có một số tệ nạn xã hội phổ biến thường xảy ra hiện nay như: ma túy, cơ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan, rượu bia, trộm cắp, tham ô, xâm hại tình dục,…

– Tình hình tệ nạn xã hội hiện nay:

+ Đối với tệ nạn ma túy:

Theo báo cáo thống kê của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội (của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội), trong 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã có khoảng 10 vạn người nghiện ma tuý. Độ tuổi nghiện ma túy nổi bật nhất là người dưới 30 tuổi chiếm 70%, đặc biệt người dưới 16 tuổi chiếm 50%. Cứ hàng năm thì số người nghiện ma túy chỉ có tăng chứ không có giảm, đặc biệt những người nghiện ma túy có tới 70% là bị nhiễm HIV.

+ Đối với tệ nạn cờ bạc:

Tệ nạn cờ bạc được xác định là một loại tệ nạn xã hội bao gồm các hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc nhằm lợi dụng các hình thức vui chơi giải trí để cá cược, sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất.

Hiện nay tệ nạn cờ bạc đang có những diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc cũng như tính chất nghiêm trọng, hình thức đánh bạc theo tính chất ngày càng tinh vi, thậm chí còn liên quan đến người nước ngoài và phạm vi hoạt động của tệ nạn vượt qua phạm vi lãnh thổ.

+ Đối với tệ nạn mại dâm:

Theo các báo cáo thống kê của các địa phương trên địa bàn cả nước, ước tính có khoảng hơn 15.000 người bán dâm với phương thức hoạt động ngày càng tinh vi, đa dạng và khó kiểm soát. Đồng thời theo số liệu gần đây của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì Việt Nam có khoảng 100.000 người bán dâm với số lượng người bán dâm là nữ khoảng 75.000 người.

2. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội:

– Nguyên nhân chủ quan:

Đây là nguyên nhân xuất phát từ ý chỉ chủ quan của người thực hiện, trong đó bao gồm các nguyên nhân cụ thể sau:

+ Người dân chưa nhận thức rõ ràng được hành vi, hậu quả của tệ nạn xã hội: Đa phần do chưa biết đến hoặc nhận thức chưa đầy đủ và rõ ràng về hành vi nào là tệ nạn xã hội cũng như tác hại của tệ nạn xã hội.

+ Người dân có lối sống, suy nghĩ lạc hậu: Thể hiện rõ nhất ở tệ nạn mê tín dị đoan và tệ nạn bạo lực gia đình. Nhiều người dân theo phong tục tập quán hoặc theo lối suy nghĩ cổ hủ, duy tâm, thờ cúng và tôn sủng thánh thần một cách thái quá. Đồng thời coi đó là một sự việc bình thường trong cuộc sống chứ như là hành vi chồng chửi bới, đánh đập vợ và con.

+ Do lối suy nghĩ hiếu thắng, muốn khẳng định bản thân hay do nhu cầu muốn giàu nhanh bằng các hành vi phi pháp như ở tệ nạn đánh bạc, buôn bán ma túy hay sử dụng trái phép chất ma túy.

– Nguyên nhân khách quan:

Đây là những nguyên nhân bên ngoài tác động vào lối sống, suy nghĩ của người dân.

+ Do kinh tế, đời sống vật chất của người dân chưa được đảm bảo:

Tình trạng đói nghèo, kinh tế chậm phát triển là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tệ nạn như trộm cướp, cướp giật hay đánh bạc, buôn ma túy. Với nhu cầu sinh hoạt của người dân không đủ thì họ luôn tìm kiếm những phương thức để kiếm ra tiền, vật chất dù cho đó có là hành vi sai trái.

+ Do đời sống xã hội không được đảm bảo, trình độ văn hóa, trình độ dân trí còn thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.

+ Do chính sách quản lý, điều hành còn nhiều lỗ hổng, các hoạt động phòng, chống, ngăn chặn và hạn chế tệ nạn xã hội đã có nhưng diễn ra chưa triệt để và còn nhiều hạn chế, không bắt kịp với xu hướng phát triển của đời sống xã hội.

Như vậy ta thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình tệ nạn xã hội ngày càng tăng cao, bao gồm cả nguyên nhân khách quan nguyên nhân chủ quan cũng như các nguyên nhân đến từ nhiều khía cạnh khác nhau tác động lên đời sống xã hội.

3. Cách khắc phục và hạn chế tệ nạn xã hội:

– Cách khắc phục và hạn chế chung đối với các tệ nạn xã hội hiện nay:

+ Ban hành những văn bản pháp luật:

Pháp luật là một trong những công cụ giúp Nhà nước quản lý xã hội, trong đó bao gồm cả việc khắc phục, hạn chế và ngăn chặn các tệ nạn xã hội diễn ra. Cụ thể bằng những quy phạm pháp luật, nhà làm luật quy định về những chế tài xử phạt đối với các tệ nạn xã hội bao gồm có xử lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự mang tính chất răn đe; những quy định về công tác phòng, chống như Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 chuẩn bị có hiệu lực. Đồng thời các văn bản trong hoạt động quản lý Nhà nước đã đưa ra những hoạch định, chính sách nhằm ngăn ngừa và hạn chế tệ nạn xã hội.

+ Tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục:

Đây là một trong những cách hạn chế tệ nạn xã hội được áp dụng lâu dài từ trước đến nay, nhằm mục đích giúp cho suy nghĩ, lối sống, ý thức của người dân đúng đắn, tránh sự lệch lạc. Giúp người dân hiểu được tác hại của các tệ nạn xã hội, từ đó kiểm soát hành vi của mình đồng thời tác động với người thân, bạn bè, hàng xóm để phòng, tránh tệ nạn xã hội. Việc tuyên truyền, giáo dục thông qua sách, báo, các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng internet, thông qua hoạt động dạy và học tại nhà trường cũng như các hoạt động xã hội của các tổ chức, hội, nhóm,…

+ Thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội:

Việc thanh tra, kiểm tra các tệ nạn xã hội được thực hiện tại một số ngành nghề, lĩnh vực có liên quan như hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, karaoke đối với tệ nạn mại dâm; kiểm tra, giám sát đối với hoạt động vận tải hàng hóa trong tệ nạn ma túy; có sự phối hợp giữa các cơ quan với người dân trong việc phát hiện, xử lý các tệ nạn xã hội mà có yếu tố vi phạm pháp luật như tố cáo về hành vi đánh bài, tổ chức đánh bài, buôn bán và tàng trữ trái phép chất ma túy, bạo lực gia đình, mua dâm, bán dâm, hiếp dâm,…

+ Các giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội: Trong việc đưa đất nước ngày càng đi lên, đời sống kinh tế ổn định thì các tệ nạn xã hội cũng phần nào giảm bớt, vì đời sống người dân ổn định, mức thu nhập bình quân đầu người cao dần xóa bỏ đi nạn đói, giảm hộ nghèo thì tình trạng tệ nạn xã hội như trộm cướp, cướp giật tài sản cũng sẽ được hạn chế. Về xã hội thì nâng cao trình độ dân trí, kinh tế phát triển, người dân được đi học, được tiếp cận với thông tin, truyền thông, với nền văn hóa văn minh tránh tình trạng mê tín dị đoan, trọng nam khinh nữ hay gia trưởng dẫn đến bạo lực gia đình, hiểu biết hơn về tác hại cũng như cách phòng chống các tệ nạn xã hội nói chung.

4. Tổng kết kiến thức về tệ nạn xã hội:

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng sai lệch chuẩn mực có tính phổ biến. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này không chỉ có yếu tố khách quan nói trên mà nó còn  những yếu tố chủ quan của chủ thể tham gia vào tệ nạn xã hội. Các yếu tố chủ quan đó bao gồm đặc điểm tâm sinh lý, ý thức, tư tưởng.

Thứ nhất, hệ thống pháp luật của nước ta trong những năm qua, đang trong quá trình hoàn thiện, chưa được đồng bộ. Hiện tượng văn bản pháp luật chồng chéo tạo khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả chưa cao. Các chế tài đối với các hành vi tham gia vào tham gia vào các tệ nạn xã hội chưa đủ mạnh để có tác dụng răn đe phòng ngừa. Việc sử lý hành vi còn chưa nghiêm minh ảnh hưởng đến việc sinh viên vẫn tham gia vào các tệ nạn xã hội dẫn tới tâm lý xem thường pháp luật và sẽ dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật và phạm tội.

Thứ hai, do tệ nạn xã hội mang tính phổ biến nên dư luận xã hội về nó đôi khi thờ ơ để mặc cho tệ nạn xã hội phát triển.

Tệ nạn xã hội là chủ đề thu hút được sự quan tâm đông đảo các tầng lớp xã hội. Xét về bản chất, tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch tiêu cực, thể hiện thái độ lệch lạc, coi thường các giá trị truyền thống đạo lý, xem nhẹ các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành. Nó đã và đang là những vấn nạn gây nhức nhối, bức xúc trong dư luận xã hội, đồng thời là mối bận tâm của mỗi con người chúng ta.  Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế, khoa học – kỹ thuật là sự thay đổi của xã hội. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất vào giới học sinh, sinh viên; làm phát sinh nhiều hơn những tệ nạn xã hội trong sinh viên.

Thứ ba, Theo kết quả điều tra của chúng tôi, 81% sinh viên được hỏi cho rằng internet có ảnh hưởng lớn đến tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay. Như sự phát triển của internet cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của các tệ nạn xã hội với những mặt trái của nó như: web đen, game bạo lực… Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần  sinh viên, qua đó dẫn đến tình trạng sinh viên dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

Từ khóa » Giải Pháp Ngăn Chặn Tệ Nạn Xã Hội