Các Nguyên Nhân Khiến Bạn Ngáp Liên Tục | OTiV

Ngáp là việc mà bất cứ ai cũng làm, ngay cả thai nhi trong bụng mẹ hay trẻ nhỏ cũng ngáp. Hầu hết mọi người tin rằng ngáp xảy ra khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, buồn ngủ hoặc uể oải. Tuy nhiên, việc ngáp nhiều và ngáp liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý.

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các những nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng ngáp nhiều.

ngáp nhiều trong ngày có sao không?

Ngáp nhiều trong ngày có sao không?

  1. Ngáp là gì?
  2. Ngáp nhiều là gì?
  3. Nguyên nhân ngáp nhiều lần trong ngày
    1. Bệnh lý tim mạch
    2. Thiếu oxy
    3. Đột quỵ
    4. Rối loạn đường huyết
    5. Bệnh lý thần kinh
    6. Suy tuyến giáp
    7. Tác dụng phụ của thuốc
    8. Thiếu sắt
    9. Rối loạn giấc ngủ
  4. Ngáp liên tục có liên quan gì tới sức khỏe không?
  5. Các triệu chứng đi kèm với ngáp nhiều
  6. Chẩn đoán ngáp nhiều
  7. Cách chữa bệnh ngáp nhiều như thế nào?
    1. Điều trị bằng thuốc
    2. Điều trị không dùng thuốc

Ngáp là gì?

Ngáp là một quá trình hầu như không tự chủ của việc mở miệng, hít một hơi sâu và đưa không khí vào phổi. Hầu hết, ai trong chúng ta đều ngáp, từ người lớn, trẻ sơ sinh đến cả động vật. Nhưng cho đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi nhiều về nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng ngáp.

Ngáp nhiều là gì?

Trên thực tế, ngáp nhiều là biểu hiện của sự buồn ngủ, mệt mỏi hay buồn chán về điều gì đó. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Một số chuyên gia cho rằng việc ngáp hơn 3 lần trong khoảng thời gian 15 phút là bất thường nếu không có nguyên nhân rõ ràng. Một người trung bình ngáp tới 28 lần mỗi ngày, thường là sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Ngáp khi không cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, lây từ cộng đồng hoặc các dấu hiệu điển hình khác cũng được coi là bất thường và có thể tiềm ẩn vấn đề sức khỏe.

Nguyên nhân ngáp nhiều lần trong ngày

Có một số lý thuyết về lý do tại sao chúng ta ngáp, nhưng có rất ít nghiên cứu hữu ích về chủ đề này. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân ngáp nhiều như:

Bệnh lý tim mạch

Ngáp liên tục có thể liên quan đến dây thần kinh phế vị, chạy từ não xuống tim và dạ dày. Trong một số trường hợp, ngáp nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch. Các triệu chứng phổ biến như: đau ở ngực, hụt hơi, đau ở phần trên cơ thể, buồn nôn, choáng váng…

Thiếu oxy

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng sự gia tăng mức độ carbon dioxide hoặc giảm nồng độ oxy trong máu chính là lý do tại sao ngáp nhiều khó thở. Điều này có vẻ hợp lý vì ngáp sẽ mang lại nhiều oxy hơn khi hít thở sâu và việc thở ra sẽ loại bỏ nhiều carbon dioxide hơn so với hơi thở thông thường.

ngáp là hành động phản xạ của cơ thể

Ngáp là hành động phản xạ của cơ thể để đảm bảo có đủ oxy trong phổi và từ đó cung cấp oxy vào máu.

Đột quỵ

Những người có nguy cơ bị đột quỵ hoặc sau đột quỵ có thể ngáp nhiều hơn bình thường. Các bác sĩ cho rằng điều này là do ngáp có thể giúp điều chỉnh và giảm nhiệt độ của não và cơ thể sau chấn thương não do đột quỵ.

Rối loạn đường huyết

Ngáp quá nhiều có thể là tín hiệu của tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 72mg/dL.

Bệnh lý thần kinh

Những người bị động kinh, bệnh đa xơ cứng cũng có thể ngáp nhiều do sự mệt mỏi mà bệnh gây ra. Hiện tượng ngáp nhiều cũng xảy ra ở những người bị căng thẳng quá mức do lượng cortisol tăng lên quá nhiều, khiến cơ thể lo lắng và mệt mỏi.

Khi một số hóa chất trong não như serotonin, dopamine và glutamine… bị kích thích, chúng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng và cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, chúng còn kích thích hệ thần kinh trung ương và gây ra phản ứng là ngáp.

Suy tuyến giáp

Một số người bị suy giáp có các triệu chứng giống hen suyễn như là khó thở định kỳ, tức ngực và cảm giác gọi là thiếu không khí. Bạn có thể cảm thấy mình thường xuyên ngáp như một cách để có được một hơi thở đầy đủ.

Tác dụng phụ của thuốc

Mệt mỏi, buồn ngủ, tinh thần uể oải có thể là tác dụng phụ phổ biến ở những người sử dụng thuốc kê đơn và không kê đơn. Những loại thuốc có thể khiến bạn ngáp nhiều lần trong ngày thường là: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc và các thuốc chống trầm cảm khác, thuốc kháng histamin, một số loại thuốc giảm đau…

Thiếu sắt

Một số giả thuyết cho rằng ngáp quá nhiều có thể là do thiếu vitamin, gây mệt mỏi, từ đó dẫn đến ngáp nhiều. Đặc biệt, cơ thể thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu, mệt mỏi, uể oải và là nguyên nhân ngáp nhiều lần.

Rối loạn giấc ngủ

Đôi khi, ngáp quá nhiều có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn giấc ngủ. Điều này là do cơ thể bạn không được nghỉ ngơi, bị mất ngủ và ngủ không đủ thời gian dẫn đến mệt mỏi. Điều này có thể dẫn đến những cơn ngáp liên tục.

Ngáp liên tục có liên quan gì tới sức khỏe không?

Ngáp liên tục là tình trạng một người ngáp thường xuyên hơn bình thường, nhưng cũng có thể do bệnh lý gây ra như ngưng thở khi ngủ, lo lắng hoặc trầm cảm. Nếu nhận thấy cơn ngáp xuất hiện bất thường và liên tục, người bệnh cần theo dõi hoặc báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt.

Các triệu chứng đi kèm với ngáp nhiều

Ngáp liên tục có thể là dấu hiệu chỉ ra một căn bệnh tiềm ẩn hoặc rối loạn trong cơ thể bạn. Nếu bạn ngáp liên tục, kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, lo lắng, tăng nhịp tim, bị nhức đầu… thì rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim, khối u não, động kinh…

Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và có xu hướng ngáp liên tục, ngay cả sau khi có lối sống lành mạnh thì bạn nên đăng ký khám với các bác sĩ để loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng.

ngáp nhiều kèm mệt mỏi có thể là dấu hiệu của bệnh lý

Ngáp nhiều kèm với thể trạng mệt mỏi, uể oải có thể cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn

Chẩn đoán ngáp nhiều

Để xác định nguyên nhân gây ngáp quá nhiều, các bác sĩ có thể đặt câu về cho bệnh nhân trả lời như:

  • Có đang dùng loại thuốc nào không?
  • Thói quen đi ngủ mỗi ngày, ngủ một ngày bao nhiêu tiếng?
  • Có đang điều trị bệnh lý nào không?

Sau khi đã có được một vài thông tin sơ bộ về sức khỏe của người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân khác có thể gây ra ngáp quá mức.

Trong đó, phương pháp điện não đồ (EEG) là một trong những xét nghiệm có thể được sử dụng. Điện não đồ đo hoạt động điện trong não, có thể giúp chẩn đoán một số tình trạng nhất định có thể ảnh hưởng đến não, bao gồm: bệnh động kinh, chứng mất ngủ, chấn thương não, đột quỵ, mất trí nhớ…

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp MRI (chụp cộng hưởng từ), kỹ thuật này sử dụng nam châm và sóng vô tuyến mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết về cơ thể, có thể giúp bác sĩ hình dung, đánh giá các cấu trúc cơ thể và chẩn đoán các tình trạng như: rối loạn tủy sống và não, bệnh lý tim mạch… hoặc các bất thường khác gây ra ngáp nhiều lần trong ngày.

Cách chữa bệnh ngáp nhiều như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân ngáp nhiều, bác sĩ sẽ điều chỉnh phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị bằng thuốc

Nếu tình trạng ngáp liên tục do một tình trạng bệnh lý nào đó gây ra, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp điều trị bằng thuốc. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Ngoài ra, nếu người bệnh hiện đang dùng thuốc có tác dụng phụ gây mệt mỏi hoặc ngáp nhiều, bác sĩ có thể thay thế bằng loại thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng.

Điều trị không dùng thuốc

Để điều trị tình trạng ngáp ngủ nhiều mà không cần dùng thuốc, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên thay đổi lối sống, giảm một số loại thuốc và thiết lập thói quen ngủ đều đặn.

Một số mẹo để cải thiện vệ sinh giấc ngủ bao gồm:

  • Giữ phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh.
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Tránh caffeine, bữa ăn quá no gần giờ ngủ và tập thể dục trước khi đi ngủ.
  • Nên tập thể dục thường xuyên 30 phút/ngày.
  • Không dùng chất kích thích vào buổi chiều và tối, vì có thể cản trở giấc ngủ.
  • Không dùng các thiết bị điện tử trong phòng ngủ và dùng cách giờ ngủ từ 1-2 tiếng.

Hỗ trợ trung hòa gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu và oxy lên não bằng “bộ đôi” Blueberry và Ginkgo Biloba. Hai hoạt chất này đã được chứng minh hỗ trợ chống gốc tự do và có khả năng vượt qua hàng rào máu não, giúp bảo vệ và tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh não, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu oxy gây ngáp nhiều.

Đặc biệt, tinh chất Ginkgo Biloba và Blueberry còn có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị mất ngủ, thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn, ngủ dậy sảng khoái tinh thần. Nhờ đó, hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ, đau đầu, hỗ trợ tăng cường máu lên não và phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ).

otiv hỗ trợ cải thiện ngáp nhiều

Mỗi ngày 1 viên OTiV hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu và oxy lên não, cải thiện mất ngủ từ gốc và ngáp ngủ nhiều hiệu quả.

Ở hầu hết mọi người, ngáp nhiều là một phản xạ bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn ngáp quá nhiều mà không có lý do rõ ràng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán xem có điều gì bất thường xảy ra với cơ thể hay không.

Từ khóa » Hay Ngáp Vặt Là Bệnh Gì