Các Nguyên Nhân Phổ Biến Gây đau Sườn | BvNTP

✴️ Các nguyên nhân phổ biến gây đau sườn Mục lục Nguyên nhân nào gây đau vùng xương sườn?

Đau do cơ

Các vấn đề về cơ của dạ dày, lưng, ngực có thể gây đau sườn. Một số nguyên nhân phổ biến của đau cơ bao gồm:

  • Chấn thương cơ, bong gân.

  • Vận động quá sức

  • Căng cơ

  • Ít vận động.

  • Duy trì tư thế không thoải mái trong thời gian dài.

Đau sườn thường cùng phía với cơ bị tổn thương. Tuy nhiên, những người bị đau cơ do lối sống ít vận động có thể bị đau cả hai bên sườn hoặc đau xen kẽ qua lại giữa hai bên.

Chấn thương cơ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau sườn. Đau cơ có thể rất dữ dội, nhưng cường độ của cơn đau không đánh giá được mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo hoặc thận. Hầu hết nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở đường tiết niệu dưới. Nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Nếu không điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể lan đến thận và gây nhiễm trùng thận nặng hơn. Ngoài đau mạn sườn, các triệu chứng của UTI bao gồm:

  • Đi tiểu đau.

  • Đi tiểu thường xuyên.

  • Máu trong nước tiểu.

Đau do nhiễm trùng tiểu có thể ảnh hưởng một bên hoặc cả hai bên sườn.

các nguyên nhân gây đau vùng sườn

Bệnh lý về thận

Thận hoạt động như bộ lọc của cơ thể. Các bệnh lý ở thận có thể gây ra các cơn đau ở lưng hoặc sườn. Nhiễm trùng cũng có thể lây lan từ bàng quang qua niệu quản lên đến thận. Bệnh thận cũng có thể là do di truyền, chấn thương hoặc biến chứng từ các bệnh khác. Một số bệnh lý thận có thể gây đau sườn bao gồm:

  • Sỏi thận.

  • Thận đa nang.

  • Nhiễm trùng.

  • Huyết khối hoặc xuất huyết ở thận.

Đau thận thường chỉ xuất hiện ở cùng một phía của cơ thể với thận bị ảnh hưởng. Khi nhiễm trùng hoặc bệnh ảnh hưởng đến cả hai thận có thể bị đau ở cả hai bên.

Bệnh zona

Bệnh zona là một bệnh gây ra phát ban gây cho người mắc phải cảm giác đau đơn, phồng rộp. Bệnh này phổ biến hơn ở người già và những người có hệ miễn dịch yếu.

Người mắc zona có cảm giác như bỏng rát sâu hoặc đau nhói. Sau vài ngày, vết phồng rộp chứa dịch xuất hiện.

Ở một số người như những người nhiễm HIV, dùng thuốc ức chế miễn dịch bệnh zona có thể rất nghiêm trọng và gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng.

Vì bệnh zona thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể, mọi người sẽ nhận thấy các triệu chứng đau sườn chỉ ở một bên mắc bệnh.

Các vấn đề về tuyến tụy hoặc gan

Tuyến tụy và gan nằm sâu trong ổ bụng, ngay phía dưới lồng ngực. Đôi khi, các vấn đề với các cơ quan này gây ra đau sườn. Cơn đau cũng có thể lan tỏa ra vùng lưng. Một số bệnh lý gan và tuyến tụy có thể đe dọa tính mạng nếu một người không được điều trị. Đau do các vấn đề với tuyến tụy hoặc gan gây ra triệu chứng đau ở vùng sườn bên phải của cơ thể. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Nước tiểu đậm

  • Nhu động ruột yếu

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa

  • Cơn đau đột ngột

  • Mệt mỏi, sốt

6. Vấn đề về cột sống

Các vấn đề về cột sống, bao gồmviêm khớp cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm có thể gây đau lan tỏa ra sườn. Viêm khớp cột sống là một loại viêm mãn tính của đốt sống.

Bệnh thoát vị đĩa đệm chèn ép các các dây thần kinh gây cảm giác đau nhức vùng cổ, lưng. Một chấn thương khác như gãy xương cột sống, cũng có thể gây ra tình trạng đau sườn. Cơn đau do các vấn đề về cột sống thường xảy ra ở hai bên sườn. Những người có vấn đề về cột sống cũng có thể có:

  • Đau, cơn đau kéo dài xuống một bên hoặc cả hai chân.

  • Tê hoặc ngứa ran không rõ nguyên nhân, đặc biệt là ở chân hoặc bàn chân.

  • Đau lưng mãn tính.

  • Khó di chuyển.

Tiếp cận chẩn đoán

Bác sĩ thường có thể thu hẹp các nguyên nhân gây ra đau sườn bằng cách tìm hiểu các triệu chứng của bệnh nhân đồng thời kết hợp một số phương pháp thăm dò đánh giá khác như:

  • Chụp cắt lớp CT để khảo sát tổng quát thận, gan, tuyến tụy và cột sống.

  • Xét nghiệm phân tích nước tiểu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng tiểu

  • Kiểm tra thể chất để xác định các vấn đề cơ bắp hoặc phát ban

  • Xét nghiệm máu

Điều trị

Điều trị đau sườn phụ thuộc vào nguyên nhân. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

  • Sử dụng kháng sinh cho nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng thận, nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm tụy do nhiễm trùng.

  • Điều trị sỏi thận.

  • Phẫu thuật loại bỏ túi mật hoặc thuốc tan sỏi mật

  • Thuốc điều trị bệnh zona

  • Thuốc trị bệnh gan

  • Ghép gan, thận cho bệnh nhân có bệnh lý gan, thận nặng.

  • Lọc máu cho bệnh nhân trong khi chờ ghép thận.

  • Kéo dãn, vật lý trị liệu, chườm nóng lạnh và nghỉ ngơi đối với các chấn thương cơ nhỏ.

  • Nhập viện theo dõi, nhịn ăn và cung cấp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, đặc biệt là viêm tụy, sỏi mật, bệnh thận và bệnh gan.

  • Thuốc trị viêm khớp

  • Phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu cho bệnh đĩa đệm

Trong một số trường hợp, một người có thể không cần điều trị. Sỏi thận nhỏ thường qua mà không cần điều trị, và đau cơ do chuột rút và ngồi quá lâu có thể biến mất sau một thời gian ngắn.

Một bác sĩ cũng có thể đề nghị thay đổi lối sống, đặc biệt là đối với bệnh gan là do chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc do đau cơ do thói quen ít vận động.

Khi nào đi khám bác sĩ?

Nên đi khám bác sĩ ngay nếu như có các tình trạng như:

  • Sốt, phân bạc màu, hoặc mắt và da vàng.

  • Thai kỳ

  • Nôn mửa dữ dội

  • Máu trong nước tiểu

  • Đau sườn sau chấn thương, đặc biệt là một cú đánh vào bên hông hoặc lưng

  • Đau khi đi tiểu

  • Phát ban có kèm theo các cơn đau.

  • Tê hoặc ngứa ran ở chân.

Nếu cơn đau nhẹ hoặc vừa và không có triệu chứng nào khác, đau sườn rất có thể là do căng cơ. Đối với tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi nghỉ ngơi vài ngày.

Tóm lược

Đau sườn là một triệu chứng phổ biến và sự hiện diện của các đau đơn thuần này không cho biết nguyên nhân cụ thể. Hầu hết các nguyên nhân gây đau sườn đều có thể điều trị được nhưng trước khi lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách, nguyên nhân thực thể cần phải chẩn đoán chính xác.

Nên đi khám bác sĩ khi có hiện tượng đau sườn bên phải hoặc bên trái, đặc biệt nếu cơn đau nghiêm trọng, nặng dần lên hoặc tái phát.

Tìm hiểu: Cơn đau vùng hoành

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

BÀI VIẾT KHÁC

Những loại thực phẩm tốt cho tim mạch Những bệnh lý tim mạch thường gặp ở phụ nữ Cần làm gì khi bị bong gân cổ tay? Hội chứng Apert là gì? Lợi ích của vitamin C đối với bệnh viêm khớp XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Đặt hẹn khám Khám tại nhà

✴️ Tăng huyết áp (Phần 1)

✴️ Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis)

✴️ Nội soi tiêu hóa – giải pháp vàng giúp phát hiện ung thư tiêu hóa sớm

✴️ Polyp túi mật có tự hết không? Khi nào cần điều trị?

Các loại trà làm giảm chứng buồn nôn

✴️ Điều trị viêm gan C như thế nào để có hiệu quả?

✴️ Pneumocystis carinii

✴️ 9 cây tắm thủy đậu hiệu quả và những lưu ý khi tắm lá cho trẻ

return to top

Từ khóa » đau Sườn Bên Phải Là Bệnh Gì