Các Nguyên Tố đại Lượng Gồm? - Luật Hoàng Phi

Câu hỏi: Các nguyên tố đại lượng gồm?

A.C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe

B.C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg

C.C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn

D.C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu

Đáp án đúng B.

Các nguyên tố đại lượng gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg, các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong đời sống thực vật, là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên, chỉ có 17 nguyên tố C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của mọi loài cây.

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:

– Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

– Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.

– Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.

Phân loại

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được phân thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, dựa vào hàm lượng của chúng trong mô thực vật.

– Nguyên tố đại lượng gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg.

– Nguyên tố vi lượng gồm: Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong đời sống thực vật :

– Tham gia vào các thành phần cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan

– Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây:

+ Thay đổi các đặc tính lý hóa của các chất keo nguyên sinh

+ Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất

+ Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây

– Tăng tính chống chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của môi trường.

– Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá.

Ví dụ:

Thiếu đạm (N): lá vàng nhạt, cây cằn cỗi.

Thiếu lân (P): lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.

Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.

Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.

– Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cây.

Từ khóa » Nguyên Tố Khoáng Thiết Yếu Không Bao Gồm