Các Nhân Vật được In Trên Tờ Tiền Của Nhật Là Ai ?

Các nhân vật được in trên tờ tiền của Nhật là ai ?

Mỗi nước trên thế giới đều sử dụng các loại tiền tệ khác nhau, chúng phản ánh giá trị thương mại, lịch sử và các nét văn hóa đặc trưng của quốc gia đó. Chắc hẳn ai cũng biết tiền Việt Nam mặt trước được in hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hay mặt sau là những địa danh nổi tiếng, mang nhiều ý nghĩa lịch sử thì Nhật Bản cũng có riêng một loại tiền tệ và thể hiện bản sắc dân tộc một cách rõ nét.

Hiện nay thị trường Nhật Bản đang tiêu thụ hai loại tiền là: tiền giấy và tiền xu. Về tiền giấy thì có 4 loại 1000 yên, 2000 yên, 5000 yên và 10000 yên. Tiền xu thì có 6 loại với các mệnh giá 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên. Đồng yên được ký hiệu là ¥, tên tiếng anh là Yen, có mã là JPY.

Chúng ta cùng tìm hiểu về tiền Nhật Bản nhé!

Tờ tiền 1000 yên

Hình ảnh Natsumei Shoseki được in trên tờ 1000 yên (ấn bản năm 1984)
Hình ảnh ông Natsumei Shoseki được in trên tờ 1000 yên (ấn bản năm 1984)

Người được in trên tờ 1000 yên (ấn bản năm 1984) là ông Natsumei Shoseki - một tiêu thuyết gia, bình luận gia và là một nhà nghiên cứu văn học Anh. Tác phẩm tiêu biểu của ông là cuốn tiểu thuyết "Wagahai wa neko de aru" (Tôi là con mèo) được phát hành năm 1905.

Hình ảnh ông Noguchi Hideyo trên tờ 1000 yên (ấn bản năm 2004) và mặt sau

Đến năm 2004, người xuất hiện trên tờ 1000 yên là ông Noguchi Hideyo (1876-1928) sinh ra ở tỉnh Fukushima. Ông là một bác sĩ nổi tiếng và là nhà nghiên cứu vi khuẩn học. Ông đã đến Hoa Kỳ để tiến hành nghiên cứu vi khuẩn. Ông được biết đến với nghiên cứu về các bệnh, bao gồm sốt vàng và giang mai. Trong khi nghiên cứu bệnh sốt vàng da ở châu Phi, ông mắc bệnh và qua đời ở Gold Coast (nay là Ghana) ở tuổi 51. Mặt sau là hình ảnh núi Phú Sĩ, hoa anh đào và Hồ Motosu, ở tỉnh Yamanashi. Chúng được coi là biểu tượng của vẻ đẹp tự nhiên của Nhật Bản.

Tờ tiền 2000 yên

Đây là loại tiền giấy duy nhất không in hình người, mà là một kiến trúc. Đó là Shureimon, một cánh cổng được xây dựng từ năm 1527 đến năm 1555 tại Naha (Okinawa), được coi là báu vật quốc gia vào năm 1933. Bị phá hủy trong Thế chiến II và được xây dựng lại vào năm 1958. Công trình này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2000. Một cảnh trong Câu chuyện về Genji và một bức chân dung của tác giả của nó, Murasaki Shikibu. Cuốn sách được viết vào đầu thế kỷ thứ 9, trong thời kỳ Helan và được coi là cuốn tiểu thuyết văn học đầu tiên trên thế giới.

Tờ 2.000 Yên tương đối hiếm so với các loại tiền giấy khác, vì chúng không còn được in. Và hiển nh0ên các cây ATM cũng không nhận diện được chúng. Loại tiền này được ra mắt vào năm 2000 để kỷ niệm thiên niên kỷ mới và cũng để kỷ niệm hội nghị thượng đỉnh G8 được tổ chức tại Okinawa và Kyushu.

Tờ tiền 5000 yên

Người phụ nữ duy nhất được in trên tờ tiền Nhật là bà Ichiyō Higuchi (1872-1896), nhà thơ và truyện ngắn Nhật Bản. Bà là nhà văn nữ đầu tiên nổi bật ở Nhật Bản hiện đại và là nguồn cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ Nhật. Bà có tổng cộng 21 tác phẩm được sáng tác trong vỏn vẹn 14 tháng trước khi bà qua đời vì bạo bệnh. Những tác phẩm được xuất bản trong thời kỳ Meiji vẫn có tác động lớn đến văn học đương đại Nhật Bản như Takekurabe và Nigorie. Bà qua đời vì bệnh lao năm 24 tuổi. Mặt sau là hình ảnh hoa Iris từ tác phẩm Kakitsubata-zu, của nghệ sĩ Ogata Kōrin (1658-1716)

Tờ tiền 10000 yên

Mặt trước
Mặt sau

Đây là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất trong các hệ thống tiền tệ đang được lưu hành ở Nhật. Nhân vật được in trên đó là ông Fukuzawa Yukichi (1835-1901), nhà văn, dịch giả, doanh nhân và nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền. Ông là người sáng lập của Đại học Keio, một trong những trường đại học tư thục uy tín nhất Nhật Bản và là tác giả của tác phẩm Gakumon nổi tiếng, bên cạnh việc là một trong những nhân tốc chính phong trào hiện đại hóa Nhật Bản, được coi là "Voltaire của Nhật Bản". Ngoài ra ông còn là người đầu tiên phổ biến hệ thống bảo hiểm cận đại cho Nhật Bản. Ở ấn bản năm 1984 thì mặt sau là hình chim trĩ, nhưng đến năm 2004 đã được đổi thành hình Tượng phượng hoàng (hōō), Byōdō-in. Tác phẩm điêu khắc này nằm trong Phượng Hoàng Đường - kiến trúc nguyên thủy cuối cùng của ngôi chùa Phật giáo ở thành phố Uji (Kyoto). Có mặt trong một số thần thoại phương Đông, phượng hoàng tượng trưng cho đức hạnh, ân sủng và tái sinh.

Cứ 20 năm một lần ngân hàng Nhật Bản lại phát hành tiền giấy để tránh nạn tiền giả và còn 4 năm nữa là đến năm 2024, không biết lần phát hành này tiền giấy Nhật Bản có thay đổi gì không các bạn nhỉ?

CÔNG TY TNHH MOMIJI VIỆT NAM Page : https://www.facebook.com/ngoaingumomiji/Wed : http://momiji.edu.vn/vi/Địa chỉ : 02 tầng 2 -21B6 Green Star KĐT Thành phố Giao Lưu, 234 Phạm Văn Đồng, P Cổ Nhuế 1, Q Bắc Từ Liêm, Hà Nội Tel : ☎️02462930698– ( Anh Thuân ) 0976415689 - ( Chị Duyên ) 0989040442 Email: momiji.edu@gmail.com; Wed : momiji.edu.vn

Từ khóa » Hình ảnh đồng 10000 Yên Nhật