Các Nhóm Chỉ Báo Kỹ Thuật Thông Dụng Trong đầu Tư Cổ Phiếu
Có thể bạn quan tâm
Phân tích kỹ thuật giúp dự đoán giá trong tương lai của chứng khoán thông qua việc phân tích các thông tin liên quan đến giao dịch của chứng khoán trên thị trường, như dữ liêu về giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu. Có nhiều loại công cụ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, trong đó các chỉ báo kỹ thuật (technical indicatior) là loại công cụ được áp dụng phổ biến và đã chứng minh được hiệu quả trong thực tiễn đầu tư.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các nhóm chỉ báo quan trọng thông dụng mà các nhà đầu tư nên biết khi áp dụng phân tích kỹ thuật vào đầu tư cổ phiếu. Cụ thể, các nhóm chỉ báo này bao gồm: nhóm các chỉ báo xu hướng, nhóm các chỉ báo động lượng, nhóm các chỉ báo đo lường biến động giá.
1. Nhóm chỉ báo xác định xu hướng
Đây là các chỉ báo phân tích kỹ thuật giúp cho NĐT xác định được xu hướng hiện tại của thị trường và từng cổ phiếu cũng như độ mạnh của xu hướng đó. Trên thị trường chứng khoán có ba loại xu hướng chính là tăng giá, giảm giá và đi ngang. Việc xác định đúng xu hướng và khả năng đảo chiều của xu hướng có ảnh hưởng rất lớn đến định hướng giao dịch và khả năng thành công của các quyết định đầu tư. Một số chỉ báo quan trọng trong nhóm này bao gồm:
Chỉ báo đường trung bình động (Moving average – MA): chỉ báo này tính toán mức giá trung bình của một cổ phiếu hoặc chỉ số trong một khoảng thời gian nhất định. Khi được thể hiện trên đồ thị, các đường MA thể hiện một các trực quan xu hướng hiện tại (thông qua vị trí tương quan giữa đường giá và đường MA), độ mạnh của xu hướng (thông qua khoảng cách của các đường MA) và khả năng đảo chiều của xu hướng (thông qua giao cắt của các đường MA). Do tính trực quan, đa dụng và dễ sử dụng nên MA được áp dụng rất rộng rãi và có nhiều chiến lược giao dịch dựa trên chỉ báo này.
Chỉ báo ADX (average directional index): chỉ báo này chủ yếu dùng để xác định độ mạnh của xu hướng hiện tại trên thị trường. Đây là một chỉ báo rất hữu ích cho các NĐT theo trường phái giao dịch thuận xu hướng, cũng như tránh được việc giao dịch trong một thị trường đi ngang không rõ xu hướng.
2. Nhóm các chỉ báo động lượng
Các chỉ báo động lượng sẽ thể hiện đà tăng hay giảm của giá chứng khoán thông qua tốc độ hoặc tỷ lệ mà giá của cổ phiếu thay đổi. Từ đó, các chỉ báo này cũng cho thấy sự biến đổi trong tâm lý thị trường, khi các chỉ báo này đạt đến các vùng cực đoan (quá mua, quá bán) sẽ là các tín hiệu cảnh báo xu hướng thị trường có thể đảo chiều. Một số chỉ báo thông dụng trong nhóm này bao gồm:
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI): thể hiện tương quan giữa biến động tăng và biến động giảm của giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian. RSI là một trong những chỉ báo được sử dụng rộng rãi, nó có thể áp dụng để xác định độ mạnh của đà giá cũng như khả năng đảo chiều của xu hướng thông các vùng quá mua, quá bán cũng như tín hiệu phân kì của RSI.
Chỉ báo MACD: chỉ báo này được xây dựng thông qua việc theo dõi sự khác biệt giữa hai đường trung bình động, một đường nhanh (chu kì ngắn) và một đường chậm (chu kỳ dài). Các khác biệt này sẽ được thể hiện thông qua đường MACD trên đồ thị cùng với một đường tín hiệu (signal) là trung bình của các giá trị MACD. Chỉ báo MACD thường được áp dụng để tìm kiếm tín hiệu mua, bán thông qua giao cắt của đường MACD và đường tín hiệu.
3. Nhóm các chỉ báo đo lường biến động
Các chỉ báo kỹ thuật này sẽ giúp cho nhà giao dịch xác định được các giai đoạn biến động cao hoặc thấp của thị trường chung cũng như của từng cổ phiếu cụ thể. Những con sóng di chuyến của của cổ phiếu trong giao đoạn thị trường có biến động thường đi kèm theo các cơ hội giao dịch tốt. Một chỉ báo quan trọng trong nhóm này chính là chỉ báo Bollinger Bands.
Chỉ báo Bollinger Bands: chỉ báo này được thể hiện thông qua ba dải trên biểu đồ giá bao gồm dải giữa là đường trung bình động 20 phiên (SMA20), hai dải còn lại thể hiện hai đường độ lệch chuẩn trên và dưới tính từ đường SMA20. Đây là một chỉ báo quan trọng, được nhiều nhà giao dịch áp dụng để tìm các tín hiệu giao dịch. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về chỉ báo này trong các bài viết tiếp theo.
Mở tài khoản chứng khoán VPS – Tham gia cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các cổ phiếu khỏe nhất thị trường
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁNXem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu
XEM THÊM:
Các mẫu hình kỹ thuật đáng tin cậy trong chứng khoánXác định xu hướng cổ phiếu thông qua giá và khối lượng giao dịchBuổi 9 – Cách xác định điểm mua/điểm bán đơn giản nhất
Thích điều này:
Đang tải...Từ khóa » Các Chỉ Báo Chứng Khoán
-
Các Chỉ Báo Phân Tích Kỹ Thuật Trong Chứng Khoán - VCSC
-
7 Chỉ Báo Kỹ Thuật Chứng Khoán Giúp Bạn đưa Ra Quyết định Giao Dịch
-
Các Chỉ Báo Căn Bản Dùng để Phân Tích Kỹ Thuật Trong Chứng Khoán
-
Các Chỉ Báo Và đường Kỹ Thuật Chứng Khoán Thông Dụng Nhất - TKSIC
-
Các Chỉ Báo Trong Phân Tích Kỹ Thuật - TCBS
-
7 Chỉ Báo Phân Tích Kỹ Thuật Phổ Biến Nhất Hiện Nay - XM
-
Phân Tích Kỹ Thuật Trong đầu Tư Chứng Khoán | YSradar
-
15 Chỉ Báo Kỹ Thuật Tốt Nhất Bạn Cần Phải Biết (2022) | Bybit Learn
-
5 Chỉ Báo Cơ Bản Được Sử Dụng Trong Phân Tích Kỹ Thuật
-
Các Chỉ Báo Chứng Khoán Cơ Bản Mà Trader Cần Ghi Nhớ
-
Các chỉ báo kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán - ProNexus
-
Chỉ Báo Kĩ Thuật Là Gì? Các Dạng Cơ Bản Và Những đặc điểm Cần Lưu ý
-
Tóm Lược Phân Tích Kỹ Thuật Chứng Khoán Và 4 Chỉ Báo Cơ Bản Trong ...
-
Fibonacci Là Gì? Cách Sử Dụng Chỉ Báo Fibonacci Trong Chứng Khoán