CÁC NHÓM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Chat hỗ trợ Chat ngay Home Uncategorized CÁC NHÓM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Uncategorized CÁC NHÓM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Posted On Tháng Chín 25, 2020 at 6:33 sáng by lovetadmin / Chức năng bình luận bị tắt ở CÁC NHÓM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Share on Facebook Share Share on TwitterTweet Share on Pinterest Share Print Print Lượt Xem: 525

Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo được dùng để phòng trừ sinh vật hại cây trồng và nông sản. Thuốc bảo vệ thực vật nhiều khi còn gọi là thuốc trừ dịch hại (Pesticide).

Thuốc trừ dịch hại bao gồm:

Thuốc trừ sâu (insecticide).

Thuốc trừ bệnh:                                                

+ Nấm (Fungicide);

+ Vi khuẩn (Bactericide).

–  Thuốc trừ cỏ (Herbicide).

–  Thuốc trừ rong tảo (Algicide).

* Các loại thuốc hoá học tập trung chủ yếu vào ba nhóm:

+ Nhóm Clo hữu cơ (Chlorinated hidrocacbon) bao gồm những hợp chất hữu cơ rất bền vững trong môi trường tự nhiên và thời gian bán phân huỷ dài (ví dụ như DDT có thời gian bán phân huỷ là 20 năm, chúng ít bị đào thải và tích luỹ vào cơ thể sinh vật qua chuỗi thức ăn). Đại diện của nhóm này là Aldrin, Dieldrin, DDT, Heptachlo.

+ Nhóm lân hữu cơ (Organic phosphates) bao gồm hai hợp chất là Parathion và Malathion. Nhóm này có thời gian bán phân huỷ ngắn hơn so với nhóm Clo hữu cơ. Tuy nhiên, chúng độc hơn và được sử dụng rộng rãi hơn. Nhóm này tác động vào thần kinh của côn trùng bằng cách ngăn cản sự tạo thành men Cholinestaza làm cho thần kinh hoạt động kém, làm yếu cơ, gây choáng váng và chết.

+ Nhóm Cacbamat gồm những hoá chất ít bền vững hơn trong môi trường tự nhiên, song cũng có độc tính cao đối với người và động vật. Đại diện cho nhóm này là các hợp chất có gốc Cacbamit axit như: Sevin, Furada, Bassa, Mipcin. Khi sử dụng, chúng tác động trực tiếp vào men Cholinestraza của hệ thần kinh. Trong nhóm này thì Metylisoxianat hoặc MIC (CH3NCO) là chất gây ô nhiễm được toàn thế giới chú ý.

* Thuốc bảo vệ thực vật thâm nhập vào môi trường bằng nhiều con đường như: rửa trôi bề mặt đất nông nghiệp; do gió thổi khi đang phun; những hạt bụi trong không khí có nhiễm thuốc trừ sâu và lắng đọng xuống; nước thải; do phun thuốc diệt muỗi ở những vùng đất ướt và úng trũng…

* Thuốc bảo vệ thực vật thâm nhập qua cơ thể con người và động vật qua nhiều con đường khác nhau; thông thường qua 03 đường chính: qua hô hấp, tiêu hoá và tiếp xúc.

* Tính độc của thuốc bảo vệ thực vật:

Hầu hết thuốc bảo vệ thực vật đều độc với con người và động vật máu nóng ở các mức độ khác nhau. Theo đặc tính, thuốc bảo vệ thực vật được chia làm hai loại: chất độc có nồng độ và chất độc tích luỹ.

– Chất độc nồng độ: Mức độ gây độc phụ thuộc vào lượng thuốc xâm nhập vào cơ thể. ở dưới liều gây chết, chúng không đủ khả năng gây tử vong, dần dần bị phân giải và bài tiết ra ngoài. Loại này bao gồm các hợp chất Pyrethroid, những hợp chất Phốt pho hữu cơ, Cacbamat, thuốc có nguồn gốc sinh vật.

– Chất độc tích luỹ: Có khả năng tích luỹ lâu dài trong cơ thể vì chúng rất bền, khó bị phân giải và bài tiết ra ngoài. Thuốc loại này gồm nhiều hợp chất chứa Clo hữu cơ, chứa Thạch tín (Asen), Chì, Thuỷ ngân; đây là những loại rất nguy hiểm cho sức khoẻ.

* Biểu hiện nhiễm độc của thuốc bảo vệ thực vật:

– Nhiễm độc cấp tính: Là nhiễm độc tức thời khi một lượng đủ lớn hoá chất bảo vệ thực vật thâm nhập vào cơ thể. Lượng đủ lớn là cách nói thường của liều “gây chết trung bình” đối với loại thuốc nước hay thuốc bột, ký hiệu là LD50, tính bằng miligam hoạt chất/kilogam trọng lượng cơ thể, hoặc của “nồng độ gây chết trung bình” đối với thuốc bay hơi xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, kí hiệu là LC50 tính bằng miligam hoạt chất/1m3 không khí. Những loại có trị số LD50, LC50 càng thấp thì độ độc càng cao.

Biểu hiện bệnh lý của nhiễm độc cấp tính: mệt mỏi, ngứa da, đau đầu, lợm giọng, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, khô họng, mất ngủ, tăng tiết nước bọt, yếu cơ, chảy nước mắt, sảy thai, nếu nặng có thể gây tử vong.

– Nhiễm độc mãn tính: Được gây ra do tích luỹ dần dần trong cơ thể. Biểu hiện bệnh lý là sự kích thích các tế bào ung thư phát triển, gây đẻ quái thai, dị dạng, bệnh thần kinh nếu ở thể nhẹ cũng xanh bủng mất ngủ, mỏi cơ, mỏi khớp, suy gan, rối loại tuần hoàn.

– Nhiễm độc môi trường: Lượng thuốc bảo vệ thực vật khi phun ra bị rơi vãi khoảng 50% gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và bị trôi ra sông, hồ; từ đó chúng tiêu diệt hệ sinh thái, gây nhiễm độc cho con người dù không tiếp xúc trực tiếp với hoạt động nông nghiệp.

– Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Là sự tồn lưu của chúng trong lương thực, thực phẩm và trong thức ăn chăn nuôi do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây nên (theo định nghĩa của Tiểu ban Dinh dưỡng Liên hợp quốc). Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được tính bằng miligam/1kilogam nông sản. Động thái của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất khác nhau.

Nhóm Pyrethreoid, Thiadiazin, Oxyhydrocacbon, Benzoylphenyl dưới tác dụng của Enzim, ánh sáng và hoạt động sinh trưởng của chính cây cối sẽ bị phân giải nhanh, các dạng hợp chất chuyển hoá trung gian ít hay không độc hơn dạng thuốc ban đầu nên ít tồn lưu trong nông sản, vì thế cũng ít nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Nhóm Clo hữu cơ (ví dụ: Dieldrin, Cyclodien) phân giải chậm, sản phẩm chuyển hoá trung gian ít độc hơn thuốc ban đầu, tuy nhiên chúng tích luỹ rất lâu trong mỡ, sữa của người và động vật bị nhiễm; cần lưu ý tránh dùng mỡ, sữa động vật trong vùng sản xuất có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhóm này. Nhóm Lân hữu cơ và Cacbamat chuyển hoá rất chậm và khó đào thải khỏi cơ thể sinh vật, các sản phẩm trung gian có độc tích mạnh hơn dạng thuốc ban đầu; dư lượng của nhóm này trong thực phẩm là rất nguy hiểm cho người sử dụng.

* Thời gian cách ly:

Là khoảng thời gian tính từ ngày cây trồng hoặc sản phẩm được xử lý thuốc lần cuối cùng đến ngày thuốc có thể phân giải hết, không gây độc cho người tiêu thụ sản phẩm. Thời gian cách ly dài, ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng. Trên thực tế, thời gian cách ly ít được nhà sản xuất thực hiện đúng vì:

– Thời gian cách ly dài hơn chu kì thu hái, do đó nhà sản xuất phải thu hoạch sớm;

– Một số loại nông sản ở một số vùng rất nhạy cảm với sâu bệnh, do đó nhà sản xuất phải phun thuốc liên tục cho đến ngày thu hái.

* Phòng tránh nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật:

– Cần khuyến cáo, hoặc có những qui định loại trừ, hoặc hạn chế tối đa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật;

– Sử dụng quy trình bón đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật);

– Khi sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất về cách sử dụng, bảo quản thuốc…;

– Nhân rộng mô hình sản xuất rau quả an toàn;

– Nên sử dụng các loại thực phẩm rau quả có nguồn gốc, có thương hiệu.

Share on Facebook Share Share on TwitterTweet Share on Pinterest Share Print Print

Điều hướng bài viết

DIỆT TUYẾN TRÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC HIỆU QUẢ NHẤTCÁCH TRỊ BỆNH PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY XOÀI

Bài Viết Gần Đây >>>

  • LẤP GỐC SÂU SẦU RIÊNG GÂY RA NHỮNG HẬU QUẢ GÌ?
  • SẦU RIÊNG GỐC NHỚT VÀ GỐC 2 NĂM BÀ CON NÊN CHỌN GIỐNG NÀO?
  • CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CẦN THIẾT KHI TRỒNG TRỌT DIỆN TÍCH LỚN
  • VÀNG LÁ CÂY CON Ở SẦU RIÊNG NGƯỜI NÔNG DÂN NÊN CHÚ Ý
  • NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT TRƯỚC KHI TRỒNG SẦU RIÊNG
  • BỘ 3 CHỐNG RỤNG BÔNG, TRÁI NON TRÊN CÂY SẦU RIÊNG HIỆU QUẢ NHẤT CTY AGROBEST
  • BỘ ĐÔI SIÊU CHẶN ĐỌT SẦU RIÊNG SUPER KALI + AGRI COC 800 CTY AGROBEST
  • TẠO TƯỚNG SẦU RIÊNG, NỞ HỘC TRÁI HIỆU QUẢ NHẤT
  • THỐI NGÓ SEN, THỐI LÁ, THỐI RỄ PHẢI LÀM SAO ?
  • SỬA TƯỚNG SẦU RIÊNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO ĐÁNG BẤT NGỜ

VIDEO KINH NGHIỆM

Từ khóa » Kể Tên Các Nhóm Thuốc Bảo Vệ Thực Vật