Các Nơi Tiếp Nhận Hồ Sơ Và Lãnh Bảo Hiểm Thất Nghiệp Tại TPHCM

Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp như: Điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp? Thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp? Hồ sơ cần thiết để nhận bảo hiểm thất nghiệp? Nhận trợ cấp thất nghiệp ở đâu? Làm việc ở tỉnh này nhưng muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh khác có được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết cơ bản các câu hỏi trên!

Nếu còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào liên quan đến trợ cấp thất nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp 24/7: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ – giải đáp chính xác và ngay lập tức!

Tham khảo: Tư vấn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tại TPHCM

Khi người lao động tham gia hợp đồng lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp chính là đối tượng bắt buộc phải tham gai bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Khi người lao động tham gia đóng góp vào trong Quỹ bảo hiểm xã hội thì người lao động cũng sẽ được hưởng những chế độ nhất định nếu như đủ điều kiện nhất định, trong đó bao gồm quy định về bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội với ý nghĩa chi trả một phần và hỗ trợ cho người lao động về khoản thu nhập thực tế bị mất sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động trong thời gian tìm kiếm việc làm mới đồng thời với các chế độ, chính sách hỗ trợ tìm kiếm, giới thiệu và đào tạo nghề cho người lao động.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
  • 2 2. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
  • 3 3. Mức hưởng và chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
  • 4 4. Thời gian và thời điểm được hưởng bảo hiểm thất nghiệp;
  • 5 5. Các trường hợp tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục, bảo lưu thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
  • 6 6. Nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh;
  • 7 7. Lãnh trợ cấp thất nghiệp khác tỉnh có được không?

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp cần đảm bảo các điều kiện quy định tại quy định tại Điều 49 của Luật việc làm 2013 sau đây:

– Một là, đã chấm dứt hợp đồng lao động;

– Hai là, có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, cụ thể như sau:

+ Nếu hợp đồng lao động là hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì: trong vòng 24 tháng trước thời điểm người lao động nghỉ việc thì phải đóng từ đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trở lên;

+ Nếu hợp đồng lao động là hợp đồng mùa vụ hoặc hợp đồng theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ ba tháng đến dưới 12 tháng: trong vòng 36 tháng trước khi nghỉ việc, người lao động phải đóng từ đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trở lên;

– Ba là, người lao động chưa có việc làm trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ;

– Bốn là, nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn luật định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật việc làm 2013, người lao động phải nộp hồ sơ trong thời gian 03 tháng kể từ thời điểm nghỉ việc.

2. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

– Người lao động được hưởng lương hưu hoặc được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc do người lao động đơn phương chấm dứt trái quy định của pháp luật, tức là không đúng với các lý do quy định tại khoản 1 Điều 37 “Bộ luật lao động 2019”;

– Trong quá trình nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng bị hủy:

+ Người lao động chết;

+ Người lao động bị tạm giam hoặc bị tuyên án phải chấp hành hình phạt tù;

Công dân nam thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an;

+ Tham gia hoạt động học tập, trong đó có thời hạn tham gia khóa học từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Người lao động đi nước ngoài dưới dạng định cư hoặc xuất khẩu lao động;

+ Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc hoặc trường giáo dưỡng.

3. Mức hưởng và chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

– Hàng tháng, người lao động được hưởng tiền trợ cấp bằng 60% của mức bình quân tiền lương trong thời gian của 06 tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc.

Tuy nhiên mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của người lao động được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước không được cao hơn năm lần mức lương cơ sở; người lao động làm việc cho người sử dụng lao động thì không được quá năm lần mức lương tối thiểu vùng được xác định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

– Ngoài tiền trợ cấp, người lao động còn được bảo hiểm xã hội đóng và phát thẻ bảo hiểm y tế sử dụng trong khoảng thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

4. Thời gian và thời điểm được hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

– Cách xác định thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

Xác định dựa trên số năm tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể: người lao động đóng từ đủ 12 đến 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với ba tháng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động có thời gian đóng từ 36 tháng trở lên thì cứ đóng thêm đủ 12 tháng sẽ được tính thêm một tháng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên mức hưởng cao nhất không quá 12 tháng.

– Thời điểm bắt đầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp là từ ngày thứ 16 kể từ ngày người lao động nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho Trung tâm dịch vụ việc làm. 

5. Các trường hợp tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục, bảo lưu thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

– Tạm dừng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi hàng tháng đến ngày hẹn, người lao động không liên hệ tại Trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về quá trình tìm kiếm việc làm của mình. Nếu vẫn còn thười gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì được tiếp tục hưởng vào tháng tiếp theo nếu thực hiện việc thông báo quá trình tìm kiếm việc làm của mình.

– Chấm dứt bảo hiểm thất nghiệp khi:

+ Trong quá trình người lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng đã tìm kiếm được việc làm mới với tính chất hàng tháng. Việc làm mới được xác định là khi người lao động kí kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với một người sử dụng lao động;

+ Đã hết thời hạn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

+ Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an;

+ Hưởng chế độ hưu trí; 

+ Đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà định cư tại nước ngoài, hoặc ra nước ngoài đi lao động theo hợp đồng lao động;

+ Học tập có thời hạn học từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Người lao động đã hai lần từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng hoặc đã ba lần liên tục không thông báo về việc tìm kiếm việc làm;

+ Người lao động bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc người lao động chết;

+ Người lao động có vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp bị xử lý vi phạm hành chính;

+ Người lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng bị tạm giam hoặc bị áp dụng hình phạt tù giam; bị áp dụng hình thức xử lý là đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào các cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc.

– Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp: khi chấm dứt bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cũng sẽ được bảo lưu thời gian đóng tính cộng dồn vào lần sau nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể được quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật việc làm 2013;

Cách xác định thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

6. Nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh;

Hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh có 6 địa điểm nhận bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động có thể nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm:

– Nơi nhận chung: Trung tâm Giới thiệu Việc làm số 153 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh;

– Người lao động ở khu vực Củ Chi: Trường trung cấp nghề Củ Chi tại đường Nguyễn Đại Năng, khu phố 1, thị trấn Củ Chi;

– Người lao động ở khu vực huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ, quận 7: chi trả tại Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, tại số 500 Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7;

– Người lao động ở khu vực quận 2, quận 9, quận Thủ Đức: nhận bảo hiểm thất nghiệp tại Trường Trung cấp nghề Thủ Đức tại số 17 đường số 8, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức;

– Người lao động ở khu vực quận 12, huyện Hóc Môn: liên hệ tại Trung tâm dạy nghề Hóc Môn tại, 146 Đỗ Văn Dậy, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn;

– Người lao động ở khu vực quận 6, quận 11, quận Tân Phú, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh: nhận tại Trung tâm dạy nghề quận Bình Tân số 637 Bà Hom, phường Bình Trị Động B, quận Bình Tân.

7. Lãnh trợ cấp thất nghiệp khác tỉnh có được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp như sau

“Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

1.Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.”

Theo quy định trên, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có thể trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Pháp luật quy định người lao động có quyền nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại nơi người lao động muốn hưởng mà không bắt buộc phải nhận bảo hiểm thất nghiệp tại nơi mình tham gia bảo hiểm hay nơi có sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú.

Kết luận:

Bạn có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở bất cứ địa phương nào nơi mà bạn muốn hưởng theo quy định.

Ví dụ: Bạn ở Hà Nội, làm việc tại Vũng Tàu (sổ BHXH ở Vũng Tàu) nhưng bạn vẫn có thể đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở TPHCM hay bất cứ tỉnh thành nào khác mà bạn mong muốn!

Từ khóa » Thanh Toán Tiền Bảo Hiểm Thất Nghiệp ở đâu