Các Nước Đông Bắc Á : Kiến Thức Trọng Tâm Và 30 Câu Hỏi Trắc ...

Trang chủNgữ văn Soạn văn 6 Soạn văn 7 Soạn văn 8 Soạn văn 9 Soạn Văn 10 Soạn văn 11 Soạn văn 12Văn mẫu Văn mẫu 6 Văn mẫu 7 Văn mẫu 8 Văn mẫu 9 Văn mẫu 10 Văn mẫu 11 Văn mẫu 12Thi vào 10 Tra điểm Tin tuyển sinh Điểm chuẩn Đề thi thử Đề thi đáp ánGiải đápTrắc nghiệmĐăng nhập Tạo tài khoảnĐăng Nhập với Email Đăng nhậpLấy lại mật khẩuĐăng Nhập với Facebook Google Apple

Tạo tài khoản Doctailieu

Để sử dụng đầy đủ tính năng và tham gia cộng đồng của chúng tôi Tạo tài khoảnTạo tài khoản với Facebook Google AppleKhi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạnLấy lại mật khẩuNhập Email của bạn để lấy lại mật khẩu Lấy lại mật khẩu Trang chủTrắc nghiệm Lớp 12Trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12

Kiến thức trọng tâm Các nước Đông Bắc Á và tuyển chọn câu hỏi trắc nghiệm cơ bản về Đông Bắc Á.

Danh sách câu hỏi Đáp án

Kiến thức trọng tâm về các nước Đông Bắc Á (1945 - 2000)

Tình hình chính trị Đông Bắc Á

- 1/10/1949, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời từ thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc. - Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên: + Tháng 8/1948, Đại Hàn Dân quốc được thành lập. + Tháng 9/1949, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên ra đời, vĩ tuyến 38 là ranh giới giữa hai nhà nước. + Từ năm 1950 đến năm 1953, xảy ra cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc bán đảo Triều Tiên. + Tháng 7/1953, Hiệp định đình chiến được kí kết tại Bàn Môn Điếm. - Cuối thập niên 90, Hồng Kông và Ma Cao trở về với Trung Quốc (trừ Đài Loan). Vậy khu vực Đông Bắc Á bao gồm 5 quốc gia: Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và 2 vùng lãnh thổ: Hong Kong, Macao

Tình hình kinh tế các nước Đông Bắc Á

- Sau khi thành lập, các nước và vùng lãnh thổ thuộc Đông Bắc Á bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế: + Từ nửa sau thế kỷ XX, khu vực Đông Bắc Á tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. + Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan trở thành những "con rồng kinh tế" của Châu Á. + Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn thứ 2 thế giới. + Trung Quốc cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có sự tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới do tác động tích cực của cuộc cải cách - mở cửa.

Trung Quốc

- Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. - Từ 1949 - 1959, xây dựng chế độ mới, khôi phục kinh tế với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đạt được nhiều thành tựu. - Từ 1959 - 1978, Trung Quốc rơi vào tình trạng bất ổn cả về kinh tế - chính trị và xã hội. - Năm 1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối cải cách - mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, giúp kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, vị thế trên trường quốc tế được nâng cao.

Câu hỏi trắc nghiệm các nước Đông Bắc Á thường gặp

Câu 1. Nhận xét nào sau đây không đúng về khu vực Đông Bắc Á? A. Là khu vực rộng, đông dân nhất thế giới và có nguồn tài nguyên phong phú. B. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan là ba trong bốn con rồng kinh tế của châu Á. C. Những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. D. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản không bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Câu 2. Trong số các nước sau, nước nào không thuộc khu vực Đông Bắc Á ? A. Trung Quốc, Nhật Bản. B. Hàn Quốc, Đài Loan. C. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nhật Bản. D. Ápganixtan, Nêpan. Câu 3. Tình hình chung của khu vực Đông Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX là: A. Các nước Đông Bắc Á tập trung tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. B. Các nước ở khu vực Đông Bắc Á bắt tay xây dựng và phát triển nền kinh tế và đã đạt được những thành tựu quan trọng, bộ mặt đất nước được đổi mới. C. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều nằm trong tình trạng kinh tế thấp kém, chính trị bất ổn định. D. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu to lớn. Câu 4. Các nước Đông Bắc Á gồm A. Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Hàn Quốc. B. Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. C. Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Nga. D. Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Câu 5. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào ở khu vực Đông Bắc Á có ảnh hưởng đến cục diện chính trị thế giới? A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập. B. Sự ra đời hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. C. Nhiều nước ở Đông Bắc Á trở thành nước công nghiệp mới. D. Hồng Công và Ma Cao được Anh và Bồ Đào Nha trao trả cho Trung Quốc 1995. Câu 6. Sự kiện nào không đánh dấu sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á? A. Sự xuất hiện nhà nước Đại Hàn Dân Quốc 8−19488−1948. B. Hồng Công, Đài Loan, Hàn Quốc là 3 con rồng ở Đông Bắc Á. C. Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 1−10−19491−10−1949. D. Sự thành lập nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên 9/1948 Câu 7. Ở khu vực Đông Bắc Á hiện nay, những nước có nền kinh tế đứng thứ 2 và thứ 3 thế giới lần lượt là: A. Nhật Bản - Trung Quốc B. Trung Quốc - Nhật Bản C. Trung Quốc - Hàn Quốc D. Nhật Bản - Hàn Quốc Câu 8. Ở khu vực Đông Bắc Á hiện nay, những nước có nền kinh tế đứng thứ 2 và thứ 3 thế giới lần lượt là: A. Nhật Bản - Trung Quốc B. Trung Quốc - Nhật Bản C. Trung Quốc - Hàn Quốc D. Nhật Bản - Hàn Quốc Câu 9.

Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. C. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. D. Các nước đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. Câu 10. Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á trong 10 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới? A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. B. Hàn Quốc trở thành “con rồng kinh tế” nổi bật nhất của khu vực Đông Bắc Á C. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan trở thành “con rồng kinh tế” của châu Á. D. Nhật Bản phát triển thần kỳ, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Câu 11. Trong nửa sau thế kỉ XX, nước nào ở khu vực Đông Bắc Á là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới? A. Hàn Quốc. B. Nhật Bản. C. Hồng Kông D. Trung Quốc. Câu 12. Những quốc gia vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là "con rồng” kinh tế châu Á? A. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công B. Nhật Bản, Hồng Công, Đài Loan C. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công D. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan Câu 13. Đặc điểm chung của khu vực Đông Bắc Á là: A. đều bị các nước tư bản phương Tây thống trị và nô dịch. B. có diện tích lớn nhất thế giới, khí hậu khắc nghiệt nhất. C. đều là thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ. D. đông dân nhất thế giới, có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Câu 14. Điểm chung của các nước Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. đều do một đảng lãnh đạo và thực hiện cách mạng XHCN. B. đều trở thành những nước công nghiệp mới, có nền kinh tế phát triển C. tiến hành kháng chiến chống thực dân, đế quốc giành độc lập dân tộc. D. đạt nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế. Câu 15. Hiểu như thế nào về Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc ? A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên những nguyên lí chung mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề ra. B. Mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền tảng thống nhất, đoàn kết giữa các đảng phái chính trị. C. Mô hình chủ nghĩa xã hội được xây đựng trên cơ sở thành lập các công xã nhân dân - đơn vị kinh tế, đồng thời là đơn vị chính trị căn bản. D. Là mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và những đặc điểm lịch sử cụ thể của Trung Quốc. Câu 16. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào? A. Sự nỗ lực của nhân dân Trung Quốc. B. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa. C. Sự giúp đỡ của Liên Xô. D. Sự lao động quên mình của nhân dân Trung Quốc và sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô. Câu 17. Từ sau 1978, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với trước? A. Kiên trì con đường Xã hội chủ nghĩa. B. Kiên trì cải cách dân chủ nhân dân. C. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. D. Thực hiện cải cách mở cửa. Câu 18. Tháng 2-1950 gắn liền với sự kiện nổi bật nào ở Trung Quốc? A. Hiệp ước liên minh và tương trợ Trung - Xô được kí kết. B. Trung Quốc thực hiện đường lối "ba ngọn cờ hồng". C. Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hướng "đại nhảy vọt”. D. Trung Quốc lâm vào tình trạng hỗn loạn. Câu 19. Công cuộc cải cách ở Trung Quốc bắt đầu vào năm nào? A.Năm 1968. B. Năm 1978. C. Năm 1987. D. Năm 1988. Câu 20. Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc vào A. tháng 9-1929. B. tháng 9-1931. C. tháng 5-1932. D. tháng 6-1933. Câu 21. Đâu là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc? A. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc B. Khởi nghĩa Hoàng Sào C. Khởi nghĩa Hoàng Cân D. Khởi nghĩa Lục Lâm, Xích Mi Câu 22. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc diễn ra từ: A. 1946 - 1950 B. 1945 - 1949 C. 1945 - 1950 D. 1946 - 1949 Câu 23. Hoàn thành khôi phục kinh tế ở Trung Quốc vào năm nào? A.1949-1952 B.1949-1955 C.1949-1954 D.1949-1953 Câu 24. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc là cuộc cách mạng dân tộc vì đã đánh đổ kẻ thù là: A. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch đại diện cho thế lực phong kiến ở Trung Quốc B. Tập đoàn tư sản mại bản (Tưởng Giới Thạch đứng đầu) và phong kiến có Mỹ giúp sức. C. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch phong kiến được Mỹ giúp đỡ D. Đánh bại can thiệp Mỹ vào Trung Quốc. Câu 25.

Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10/1949) có ý nghĩa như thế nào? A. Lật đổ chế độ phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. B. Đưa Trung Quốc trở thành nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á. C. Đánh dấu cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đã hoàn thành triệt để. D. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Câu 26. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc là gì? A. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh gây ra nhiều mâu thuẫn mới. B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng và tham vọng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc C. Do sự phát triển lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc D. Do sự can thiệp của Mĩ đến nền chính trị của Trung Quốc Câu 27. Tình hình Trung Quốc trong 20 năm (1959 - 1978) ? A. Trung Quốc thực hiện thành công kế hoạch 5 năm lần thứ II, kinh tế phát triển, chính trị ổn định, chính quyền cách mạng được củng cố vững chắc. B. Kế hoạch 5 năm lần thứ II không hoàn thành, nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ, kém phát triển, tuy nhiên chính trị căn bản vẫn giữ được ổn định, chính quyền được củng cố. C. Đây là 20 năm Trung Quốc lâm vào tình trạng mất ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội. D. Kinh tế Trung Quốc đã đạt được sự tăng trưởng ổn định, tuy nhiên nội bộ ban lãnh đạo bị phân hóa, bất đồng, tranh chấp quyền lực diễn ra gay gắt. Câu 28. Tình hình quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Mĩ trong những năm 70 của thế kỷ XX là: A. Trung Quốc bất đồng sâu sắc với Mĩ về vấn đề thu hồi chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo. B. Trung Quốc kịch liệt phản dối Mĩ lập khối SEATO, tiến hành chiến tranh ở Đông Dương. C. Quan hệ Mĩ - Trung Quốc dần trở nên hoà dịu, các chính khách cao cấp Trung Quốc tiến hành các cuộc viếng thăm nước Mĩ và ngược lại. D. Trung Quốc - Mĩ đang tiến hành cuộc chạy đua tranh giành phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Câu 29. Sau năm 1949, nhiệm vụ của cách mạng Trung Quốc cụ thể đã được xác định là: A. tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. tiến lên xây dựng chủ nghĩa tư bản. D. tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 30. Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1979) có mục tiêu là biến Trung Quốc thành quốc gia: A. giàu mạnh nhất thế giới. B. giàu mạnh, công bằng, văn minh. C. giàu mạnh, dân chủ, văn minh. D. dân giàu, nước mạnh, văn minh. Câu 31. Khu vực Đông Bắc Á bao gồm các quốc gia nào? A. Trung Quốc, Macao, Hàn Quốc, Triều Tiên B.Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc, Triều Tiên C. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan D. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, vùng Viễn Đông Liên Bang Nga.

đáp án Các nước Đông Bắc Á : Kiến thức trọng tâm và 30 câu hỏi trắc nghiệm cơ bản

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1CCâu 17B
Câu 2DCâu 18A
Câu 3BCâu 19B
Câu 4BCâu 20B
Câu 5ACâu 21A
Câu 6BCâu 22D
Câu 7BCâu 23A
Câu 8BCâu 24B
Câu 9DCâu 25D
Câu 10ACâu 26B
Câu 11BCâu 27C
Câu 12CCâu 28C
Câu 13DCâu 29D
Câu 14DCâu 30C
Câu 15DCâu 31
Câu 16D
Facebook twitter linkedin pinterestChiến lược toàn cầu của Mỹ : Kiến thức trọng tâm và trắc nghiệm thường gặp

Chiến lược toàn cầu của Mỹ : Kiến thức trọng tâm và trắc nghiệm thường gặp

Trắc nghiệm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Trắc nghiệm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Trắc nghiệm nội chiến Trung Quốc (1946 - 1949)

Trắc nghiệm nội chiến Trung Quốc (1946 - 1949)

Trắc nghiệm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)

Trắc nghiệm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)

Kháng chiến chống Mỹ : Kiến thức cơ bản và trắc nghiệm thường gặp

Kháng chiến chống Mỹ : Kiến thức cơ bản và trắc nghiệm thường gặp

40 câu trắc nghiệm Cách mạng Tháng Tám 1945 độ khó trung bình

40 câu trắc nghiệm Cách mạng Tháng Tám 1945 độ khó trung bình

X

Từ khóa » đông Bắc á Gồm Những Khu Vực Nào