CÁC PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Ngữ văn
CÁC PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.19 KB, 17 trang )

ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪPHẦN 1: lí thuyết- GV cho HS nêu kháiniệm các phép tu từ từvựng và lấy được cácVD.- HS làm theo yêu cầucủa GV.* Củng cố lí thuyếtCác biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá,hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm - nói tránh.1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sựviệc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợicảm cho sự diễn đạt.VD: Trẻ em như búp trên cành2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng đểmiêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùngloại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làmcho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với conngười.VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.3. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi têncho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng(giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễnđạt.VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sựvật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằmtăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựavào dấu hiệu bên ngoài).5. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lạinhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộcảm xúc...VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm.6. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằmtạo sắc thái dí dỏm hài hước.VD:Mênh mông muôn mẫu màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ7. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô,tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấnmạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.VD: Lỗ mũi mười tám gánh lôngChồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách3diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đaubuồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.Ví dụ:Bác Dương thôi đã thôi rồiNước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.* Bài tập:Phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học và ẩn dụ, hoán dụ tu từ học?Gợi ý: Trả lời:- Ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học là phép chuyển nghĩa tạo nên nghĩa mới thực sự củatừ, các nghĩa này được ghi trong từ điển.- Ẩn dụ, hoán dụ tu từ học là các ẩn dụ, hoán dụ tạo ra ý nghĩa lâm thời (nghĩa ngữcảnh) không tạo ra ý nghĩa mới cho từ. Đây là cách diễn đạt bằng hình ảnh, hình tượngmang tính biểu cảm cho câu nói; Không phải là phương thức chuyển nghĩa tạo nên sựphát triển nghĩa của từ ngữ.* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT- BTVN: Viết đoạn văn kể về một con vật trong gia đình em, trong đó có vậndụng phép tu từ.PHẦN II:Luyện tập nâng caoBài 1: So sánhI/ Củng cố, mở rộng - nâng cao1. Thế nào là so sánh?So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làmtăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.VD:- Trong như tiếng hạc bay quaĐục như tiếng suối mới sa nửa vời.(Nguyễn Du)- Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất(Tô Hoài)2. Cấu tạo của phép so sánhSo sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức được sự vậtmột cách dễ dàng cụ thể hơn. Vì vậy một phép so sánh thông thường gồm 3 yếu tố:4(1). Vế A : Đối tượng ( là sự vật, hoặc phương diện ...) được so sánh.(2). Từ so sánh.(3). Vế B : Sự vật làm chuẩn để so sánh.+ Trong 3 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (3) phải có mặt. Nếu vắng mặt cả yếu tố(1) thì giữa yếu tố (1) và yếu tố (3) phải có điểm tương đồng quen thuộc. Lúc đó ta có ẩndụ.VD: Khi ta nói : Cô gái đẹp như hoa là so sánh. Còn khi nói : Hoa tàn mà lại thêm tươi(Nguyễn Du) thì hoa ở đây là ẩn dụ.+ Yếu tố (2) có thể là các từ : như, giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, baonhiêu,…bấy nhiêu, hơn, kém … Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau:- Như có sắc thái giả định- Là sắc thái khẳng định- Tựa thể hiện mức độ chưa hoàn hảo,…+ Trật tự của phép so sánh có khi được thay đổi.VD:Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóngHồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.3. Các kiểu so sánhDựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai kiểu:a) So sánh ngang bằngPhép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, ynhư, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu.Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mànhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp ngườinghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động. Vì thế phép sosánh thường mang tính chất cường điệu.VD: Cao như núi, dài như sông (Tố Hữu)b) So sánh hơn kémTrong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì…VD:- Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêngMuốn chuyển so sánh hơn kém sang so sánh ngang bằng người ta thêm một trong các từphủ định: Không, chưa, chẳng... vào trong câu và ngược lại.VD:Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học.Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học.4. Tác dụng của so sánh+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cáicụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dungđược sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.VD:Công cha như núi Thái Sơn5Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao)+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thếtrong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.VD:Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanhCách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc ngườinghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm cho hình tượng so sánhđược nhân lên nhiều lần.II/ Bài tậpBài 1. Trong câu ca dao :Nhớ ai bồi hổi bồi hồiNhư đứng đống lửa như ngồi đống thana) Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì?b) Gải nghĩa từ bồi hổi bồi hồic) Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại.Gợi ý:a) Đây là từ láy chỉ mức độ cao.b) Giải nghĩa : trạng thái có những cảm xúc, ý nghĩ cứ trở đi trở lại trong cơ thể conngười.c) Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ được bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể: đứngđống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói một cách dễ dàng.Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm.Bài 2. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:Mẹ già như chuối và hươngNhư xôi nếp một, như đường mía lau.(Ca dao)Gợi ý:Chú ý những chỗ đặc biệt sau đây:- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ.Vế (B) là chuẩn so sánh không phải có một mà có ba: chuối và hương – xôi nếp mật đường mía lau là nhằm mục đích ca ngợi người mẹ về nhiều mặt, mặt nào cũng có nhiềuưu điểm đáng quý.Bài 3. Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau:a) Ngoài thềm rơi chiếc la đaTiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.(Trần Đăng Khoa)b) Quê hương là chùm khế ngotCho con chèo hái mỗi ngàyQuê hương là đường đi họcCon về rợp bướm vàng bay.6(Đỗ Trung Quân)Gợi ý:Chú ý đến các so sánha) Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêngb) Quê hương là chùm khế ngọtQuê hương là đường đi họcBài 2 : Nhân hoáI/ Củng cố, mở rộng và nâng cao1. Thế nào là nhân hoá ?Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng nhữngtừ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.Từ nhân hoá nghĩa là trở thành người. Khi gọi tả sự vật người ta thường gán cho sự vậtđặc tính của con người. Cách làm như vậy được gọi là phép nhân hoá.VD:Cây dừaSải tayBơiNgọn mùng tơiNhảy múa(Trần Đăng Khoa)2. Các kiểu nhân hoáNhân hoá được chia thành các kiểu sau đây:+ Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi ngườiVD:Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi :- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?(Tô Hoài)+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chấtsự vật.VD :Muôn nghìn cây míaMúa gươmKiếnHành quânĐầy đường(Trần Đăng Khoa)+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động tính chấtcủa thiên nhiên7VD :Ông trờiMặc áo giáp đenRa trận(Trần Đăng Khoa)+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với ngườiVD :Khăn thương nhớ aiKhăn rơi xuống đất ?Khăn thương nhớ aiKhăn vắt trên vai(Ca dao)Em hỏi cây kơ niaGió mày thổi về đâuVề phương mặt trời mọc...(Bóng cây kơ nia)3. Tác dụng của phép nhân hoáPhép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thếgiới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.VD :Bác giun đào đất suốt ngàyHôm qua chết dưới bóng cây sau nhà.(Trần Đăng Khoa)II/ Bài tập:Bài 1: Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào ?“Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then đêm sập cửa”A. Nhân hoá và so sánhC. Ẩn dụ và hoán dụ.B. Nói quá và liệt kê.D. Chơi chữ và điệp từ.Gợi ý: ABài 2. Trong câu ca dao sau đây:Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ăn no cỏ trâu cày với taCách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?Gợi ý:- Chú ý cách xưng hô của người đối với trâu. Cách xưng hô như vậy thể hiện thái độ tìnhcảm gì ? Tầm quan trọng của con trâu đối với nhà nông như thế nào ? Theo đó em sẽ trảlời được câu hỏi.8Bài 3. Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:Trong gió trong mưaNgọn đèn đứng gácCho thắng lợi, nối theo nhauĐang hành quân đi lên phía trước.(Ngọn đèn đứng gác- Chính Hữu)Gợi ý:Chú ý cách dùng các từ vốn chỉ hoạt động của người như:- Đứng gác, nối theo nhau, hành quân, đi lên phía trước.Bài 3 : Ẩn dụI/ Củng cố, mở rộng và nâng cao1. Thế nào là ẩn dụ ?Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồngquen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố so sánh giảm đi chỉ còn yếu tốlàm chuẩn so sánh được nêu lên.Muốn có phép ẩn dụ thì giữa hai sự vật hiện tượng được so sánh ngầm phải có nét tươngđồng quen thuộc nếu không sẽ trở nên khó hiểu.Câu thơ:Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ(Viễn Phương)Mặt trời ở dòng thơ thứ hai chính là ẩn dụ.HoặcMặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ em nằm trên lưng(Nguyễn Khoa Điềm)Ca dao có câu:Thuyền về có nhớ bến chăng ?Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.Bến được lấy làm ẩn dụ để lâm thời biểu thị người có tấm lòng thuỷ chung chờ đợi, bởinhững hình ảnh cây đa, bến nước thường gắn với những gì không thay đổi là đặc điểmquen thuộc ở những có người có tấm lòng thuỷ chung.Ẩn dụ chính là một phép chuyển nghĩa lâm thời khác với phép chuyển nghĩa thườngxuyên trong từ vựng. Trong phép ẩn dụ, từ chỉ được chuyển nghĩa lâm thời mà thôi.2. Các kiểu ẩn dụDựa vào bản chất sự vật hiện tượng được đưa ra so sánh ngầm, ta chia ẩn dụ thành cácloại sau:9+ Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.VD:Người Cha mái tóc bạc(Minh Huệ)Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ.+ Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.VD:Về thăm quê Bác làng SenCó hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.(Nguyễn Đức Mậu)Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn đèn“thắp lên lửa hồng”.+ Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.VD:Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc mộtloại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặccảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.VD:Mới được nghe giọng hờn dịu ngọtHuế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.(Tố Hữu)Hay:Đã nghe rét mướt luồn trong gióĐã vắng người sang những chuyến đò(Xuân Diệu)3. Tác dụng của ẩn dụẨn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụchính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khácnhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùngcho nhiều đối tượng khác nhau. Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mớihiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn ngườiđọc người nghe.VD :Trong câu : Người Cha mái tóc bạcnếu thay Bác Hồ mái tóc bạc thì tính biểu cảm sẽ mất đi.II. Bài tậpBài 1:Phân tích nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ sau:10"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)* Gợi ý:- Nghĩa đen: Bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng- Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy đặn .Khi phân tích ta làm như sau : Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tìnhvì qua hình ảnh cái bánh nhà thơ đã gợi cho người đọc hình dung được một hình ảnhkhác thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh ... (nghĩa bóng) - từ đó gợi cảm xúc cho ngườiđọc về người phụ nữ xưa ...Bài 2:Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương - Viếng lăng Bác)- Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ ?- Phân tích giá trị biểu cảm ?* Gợi ý:- Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ- Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời” làmột vầng thái dương “nghĩa đen”, tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tếnhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng)một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tựdo và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh từ đó tạo cho người đọcmột tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta.Bài 4:Hoán dụI.Khái niệm- Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, kháiniệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.- Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.II.Bài tập.Tìm và phân tích các hoán dụ trong các ví dụ sau:a. Chồng ta áo rách ta thươngChồng người áo gấm xông hương mặc người.(Ca dao)b. Sen tàn cúc lại nở hoaSầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân11(Nguyễn Du)c. Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá...(Chể Lan Viên)Gợi ý:* a. “ áo rách” là hoán dụ lấy quần áo (áo rách) để thay cho con người (người nghèokhổ).“áo gấm” cũng là hoán dụ lấy quần áo (áo gấm) để thay cho con người( người giàusang, quyền quí).* b. “ Sen” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa sen) để chỉ mùa (mùa hạ).Cúc” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa cúc) để chỉ mùa (mùa thu).- Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong mộtnăm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn,xuân lại ngự trị.* c. “Viên gạch hồng” là hoán dụ lấy đồ vật (viên gạch hồng) để biểu trưng cho nghị lựcthép, ý chí thép của con người. (Bác Hồ vĩ đại).- “ Băng giá” là hoán dụ lấy hiện tượng tiêu biểu (cái lạnh ở Pa-ri) để gọi thay cho mùa(mùa đông)Bài 5. Điệp ngữ.I. Khái niệm.- Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lại một từ, một ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạnthơ...- Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàuâm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ.Ví dụ:Trời xanh đây là của chúng taNúi rừng đây là của chúng taNhững cánh đồng thơm ngátNhững ngả đường bát ngátNhững dòng sông đỏ nặng phù sa- Các loại điệp ngữ:+ Điệp ngữ cách quãng.+ Điệp ngữ nối tiếp.+ Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)Ví dụ:Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu12Cô gái ở Thạch Kim, Thạch NhọnKhăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớmSách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.= ĐN cách quãngChuyện kể từ những nỗi nhớ sâu xaThương em, thương em, thương em biết mấy= ĐN nối tiếp( Phạm Tiến Duật)Cùng trông lại mà cùng chẳng thấyThấy xanh xanh những mấy ngàn dâuNgàn dâu xanh ngắt một màuLòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.= ĐN vòng tròn(Chinh phụ ngâm)* Lưu ý: Điệp ngữ khác với cách nói, cách viết lặp do nghèo nàn về vốn từ, do khôngnắm chắc cú pháp nên nói và viết lặp, đó là một trong những lỗi cơ bản về câu.Bài 6.Chơi chữ.I.Khái niệm.- Chơi chữ là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa của từ để tạo ra những cách hiểu bấtngờ, thú vị.II. Một số kiểu chơi chữ thường gặp:* Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơi chữ...Nửa đêm, giờ tí, canh baVợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi* Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa:Trăng bao nhiêu tuổi trăng giàNúi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.* Dùng lối nói lái:Mang theo một cái phong bìTrong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên.Hay: Con gái là cái bòn...* Dùng từ đồng âm:Bà già đi chợ Cầu Đông13Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ nói rằngLợi thì có lợi nhưng răng không còn!Hoặc:Hỡi cô cắt cỏ bên sôngCó muốn ăn nhãn thì lồng sang đây(Ca dao)- Từ tên một loại nhãn nổi tiếng ngon, ngọt, mát bổ (nhãn lồng) thế mà chàng trai lémlỉnh nọ đã khéo léo vận dụng để trêu chọc cô bạn gái rằng hãy chạy tế sang đây (lồngsang sông!) anh mới cho ăn nhãn... Ca dao xưa hóm thật!- Các lối chơi chữ: Văn thơ trào phúng, ca dao, chèo cổ (vai hề) thường sử dụng nhiềulối chơi chữ rất độc đáo.-------------------------------* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT- BTVN: Viết đoạn văn kể về một con vật trong gia đình em, trong đó có vận dụngmột vài phép tu từ đã học.Ôn tập các biện pháp tu từ từ vựngBài 1: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong các câu thơ sau:a, Ngoài thềm rơi chiếc lá đaTiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng(Trần Đăng Khoa )b, Quê hương là chùm khế ngọtCho con trèo hái mỗi ngàyQuê hương là đường đi họcCon về rợp bướm vàng bay.(Đỗ Trung Quân )Bài 2: Hãy tìm phép so sánh trong các câu ca dao sau:a, Qua cầu ngả nón trông cầuCầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêub, Qua đình ngả nón trông đìnhĐình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêuSo sánh ở đây được thực hiện nhờ những từ so sánh nào?Bài 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh trong việc diễn đạt của các câu vănsau:- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi nhưmấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.14- Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa thơ ngây này: chắc chỉ người thạo mớicầm nổi bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mâylướt ngang trên ngọn núi- Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìnmột nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìnquãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.( Tôi đi học – Thanh Tịnh )- Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầumẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mớithôi.( Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng )- Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lênnhư thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên nhưmáu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi khôngchịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyênương đứng cạnh. Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơnra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá khôngcòn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa. Ynhư những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò rađể nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự.( Mùa xuân của tôi – trích “ Thương nhớ mười hai “ - Vũ Bằng )Bài 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai đoạn văn dưới đây? Chỉ ra và phântích tác dụng của biện pháp tu từ đó. Hai đoạn văn có điểm gì giống nhau?Tôi yêu Sài Gòn da diết….Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vàobuổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiếttrái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bống nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cảđêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào nhữnggiờ cao điểm.( Sài gòn tôi yêu – Minh Hương )- Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũngxây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải vì thế.( Mùa xuân của tôi – trích “ Thương nhớ mười hai “ - Vũ Bằng )Bài 5: Đọc bài thơ sau:Dòng sông mặc áoDòng sông mới điệu làm saoNắng lên mặc áo lụa đào thướt thaTrưa về trời rộng bao laÁo xanh sông mặc như là mới mayChiều trôi thơ thẩn áng mâyCài lên màu áo hây hây rang vàngDèm thêu trước ngực vầng trăngTrên nền nhung tím trăm ngàn sao lên15Khuya rồi sông mặc áo đenNép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờSáng ra thơm đến ngẩn ngơDòng sông đã mặc bao giờ áo hoaNgước lên bỗng gặp la đàNgàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai( Nguyễn Trọng Tạo )(?) Bài thơ tả cảnh gì? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để miêu tả? Nêu tác dụngcủa biện pháp tu từ đó bằng một đoạn văn.Bài 6: Hãy viết tiếp những câu văn sau bằng cách dùng hình ảnh so sánh:a.Conđườnglànguốnlượn………………………………………………………………………………..b. Mùa đông, cây hồng trụi hết lá, chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành……………………………………………………………………………………………………………..c.Bầutrờiđầysao………………………………………………………………………………………….d.Nhữngquảdừalúclỉutrêncao………………………………………………………………………….e. Trong buổi bình minh, chim chóc đua nhau cất tiếng hót ríu ran………………………………………………………………………………………………………………Bài 7: Dùng nghệ thuật nhân hoá để viết lại những câu văn tả sau đây sao cho cách diễnđạt trở nên giàu hình ảnh hơn:a. Về mùa hè, nước sông trong xanh màu ngọc bích.………………………………………………………………………………………………………………b. Trưa hè, lũ trẻ thường rủ nhau ra chơi dưới bóng cây đa cổ thụ.………………………………………………………………………………………………………………c. Khi diều hâu xuất hiện, gà mẹ xoè cánh che chở cho đàn con.………………………………………………………………………………………………………………d. Cần trục vươn tới, kéo lên từng thùng hang khổng lồ, nhẹ nhàng đặt vào khoangnhững chiếc xe tải đang chờ sẵn.………………………………………………………………………………………………………………Bài 8: Tìm và điền những từ tượng hình, tượng thanh phù hợp vào chỗ trống trong cácđoạn văn sau:a. “ Nắng đã lên. Sau một đợt mưa (1) kéo dài, chút ánh nắng (1) ấy thật đáng quý biếtbao. Bầu trời không còn khoác chiếc áo choàng trắng (3) nữa. Những khoảng xanh thẫmtrên vòm cao loang ra rất nhanh, phủ kín tạo thành một chiếc áo khoác mới tinh. Nổi lêntrên cái nền trời xanh (4) đó là những cụm mây trắng muốt trôi (5). Mặt trời ló ra. Nắng16(6). Rồi nắng (7) dần lên. Trong khu vườn nhỏ, chim choc gọi nhau (8) nghe vang độngvà (9) biết bao ”.b. “ Dòng sông trong chiều hè thật (1). Gió thổi (2) đủ làm cho sóng nước gợn (3). Ánhnắng cuối ngày vàng rực, phủ sáng trên dòng nước trong xanh. Một vài con đò nhỏ lướtqua. Tiếng hò của cô lái đò vọng lên (4), (5). Hai bên bờ sông, những bãi ngô xanh rờn(6). Trên vòm cao (7), cánh diều đang chao lượn. Tiếng sáo diều (8), (9) lan toả trongbóng chiều.Bài 9: Hãy sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa để viết lại đoạn văn sau đây sao chotạo thành một đoạn văn mới giàu hình ảnh và giàu sức gợi hơn.a. Trước sân trường có một cây bàng to lớn. Dưới gốc cây bàng nổi lên nhiều cái u rất to.Cành lá bàng xòe ra rất rộng. Mùa đông lá bàng màu đỏ. Mùa hè, lá bàng màu xanh.b. Đêm đã về khuya. Gió bấc thổi hun hút. Cái lạnh bao trùm khắp nơi. Cây cối im lìmtrong giá rét. Thỉnh thoảng có tiếng côn trùng rả rích nghe càng thêm não nùng.*Ẩn dụ - Hoán dụBài 1: Thay thế các từ ngữ in đậm sau bằng những ẩn dụ thích hợp:- Trong ánh hoàng hôn, những nương sắn với màu nắng vàng lộng lẫy có trên khắpcác sườn đồi.- Trong đôi mắt sâu thẳm của ông, tôi thấy có một niềm hi vọng.Bài 2: Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây:a, Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng đã có ai vào hay chưa?(Ca dao)b, Đèn khoe đèn tỏ hơn trăngĐèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn(Ca dao)c, Chỉ có thuyền mới biếtBiển mênh mông nhường nào.(Xuân Quỳnh)d, Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.(Xuân Diệu)đ, Em thấy cơn mưa ràoNgập tiếng cười của bố(Phạm Thế Khải)e, Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều cái nắng đậm đà của mùathu biên giới.(Nguyễn Tuân)Bài 3: Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không? Nếu có, em hãy chỉ ranhững ẩn dụ cụ thể:- Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ.- Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.Bài 4: Nêu ý nghĩa của từ miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp nào làhoán dụ và thuộc kiểu hoán dụ nào?17a,Con ở miền Nam ra thăm lăng BácĐã thấy trong sương hàng tre bát ngát( Viễn Phương )b,Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủyĐang xông lên chống Mĩ tuyến đầu( Lê Anh Xuân )Bài 5: Chỉ ra các hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụnào?a, Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.(Nguyễn Tuân)b, Tự nhiên, Xa Phủ rút cây sáo. Tiếng sáo thoát ra từ ống trúc, véo von…Tiếng sáo baytheo chân hai người tới chỗ rẽ.(Ma Văn Kháng)Bài 6: Tìm ẩn dụ và hoán dụ trong các câu sau:a, Nhận của quá khứ những con đê vỡ, những nạn đói, ta đã làm nên các mùa vàng nămtấn, bảy tấn.(Chế Lan Viên)b, Bóng hồng nhác thấy nẻo xaXuân lan, thu cúc mặn mà cả hai(Nguyễn Du)Bài 7: Chỉ ra phép hoán dụ trong các ví dụ dưới đây và xếp vào một kiểu hoán dụ thíchhợp:a, Nhớ chân Người bước lên đèoNgười đi rừng núi trông theo bóng Người(Tố Hữu)b, Hội làng ta năm nay to hơn mọi năm. Mới bảnh mắt ông thủ chỉ và mấy tay thủ trốngđã có mặt trên sân cỏ bên đầm sen, chuẩn bị cho buổi đấu vật.(Trần Đình Khôi)c, Còi máy gọi bến tàu hầm mỏHòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranhÁo nâu liền với áo xanhNông thôn liền với thị thành đứng lên(Tố Hữu)d, Tay ta, tay búa, tay càyTay gươm tay bút dựng xây nước mình(Tố Hữu)đ, Đứng lên, thân cỏ, thân rơmBúa liềm không sợ súng gươm bạo tàn!(Tố Hữu)1819

Tài liệu liên quan

  • Bài soạn Các phép tu từ trong các TPVH Bài soạn Các phép tu từ trong các TPVH
    • 16
    • 526
    • 0
  • Tác dụng của các phép tu từ từ vựng Tác dụng của các phép tu từ từ vựng
    • 4
    • 2
    • 27
  • Bài các phép tu từ Bài các phép tu từ
    • 10
    • 703
    • 3
  • chuyên đề tiếng việt các phép tu từ chuyên đề tiếng việt các phép tu từ
    • 10
    • 969
    • 7
  • Các phép tu từ trong các TPVH Các phép tu từ trong các TPVH
    • 13
    • 168
    • 0
  • Soạn bài thực hành các phép tu từ phép điệp và phép đối Soạn bài thực hành các phép tu từ phép điệp và phép đối
    • 1
    • 504
    • 0
  • Thực hành các phép tu từ điệp và đối Thực hành các phép tu từ điệp và đối
    • 6
    • 722
    • 1
  • THỰC HÀNH các PHÉP TU từ PHÉP điệp và PHÉP đối  phép điệp THỰC HÀNH các PHÉP TU từ PHÉP điệp và PHÉP đối phép điệp
    • 10
    • 1
    • 1
  • CÁC PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG CÁC PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG
    • 17
    • 3
    • 3
  • Thực hành các phép tu từ lí luận pp Thực hành các phép tu từ lí luận pp
    • 10
    • 437
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(106 KB - 17 trang) - CÁC PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Khái Niệm Về Các Biện Pháp Tu Từ Từ Vựng