Các Phi Tần Nhà Thanh Biết 'làm Nail' Từ Lâu: Công Dụng Thật Khiến ...

Phụ nữ thời Đường rất yêu thích cái đẹp, ngoài yêu cầu về hình thể và khuôn mặt, họ còn rất chú trọng đến việc làm đẹp cho đôi tay, ví dụ như trong bài thơ "Vịnh thủ", người ta đã nhắc như sau:

"Oản bạch phu hồng ngọc duẩn nha

Điều cầm trừu tuyến lộ tiêm tà"

Tạm dịch:

"Cổ tay trắng, da hồng, ngón búp măng

Gảy đàn, lên dây lộ ra các móng nhọn cong"

Tuy nhiên, về cơ bản họ chỉ chăm sóc bàn tay đơn thuần. Sau đó, đến thời nhà Thanh, móng tay dài mới xuất hiện và được phát triển thành một xu hướng. Vật mà các phi tần nhà Thanh đeo trên ngón tay còn được gọi là "móng tay giả" hay "hộ giáp".

Các phi tần nhà Thanh biết làm nail từ lâu: Công dụng thật khiến nhiều người ngã ngửa! - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Sở dĩ, các phi tần thời nhà Thanh thường đeo hộ giáp chủ yếu vì thích ăn diện. Thông thường, để móng tay dài một tấc phải mất nửa năm. Chưa kể nếu không cẩn thận, móng có thể bị gãy bất cứ lúc nào. Do đó, người ta đã nghĩ ra việc đeo hộ giáp để bảo vệ móng tay thật.

Có một số chất liệu để làm bộ móng, chẳng hạn như vàng, bạc, vỏ đồi mồi... Chất liệu càng cao cấp, hộ giáp càng đắt tiền. Đồng thời, các chất liệu của món đồ cũng nói lên sự giàu có và địa vị của người sở hữu. Do nhu cầu làm đẹp, các mẫu mã móng giả lại càng trở nên đa dạng.

Trên thực tế, móng tay giả không chỉ để làm đẹp, mà quan trọng nhất là để thể hiện thân phận cũng như giúp Hoàng đế dễ phân biệt. Những phi tần trong hậu cung được hoàng đế sủng ái thường sẽ được cung nữ hầu hạ. Vì vậy họ được nuông chiều, có kẻ hầu người hạ. Việc đeo móng tay giả cho thấy họ không phải động tay chân vào việc gì và ngầm thể hiện đây là phi tần được sủng ái.

Ngược lại, những người không được hoàng đế để mắt tới thường không có nhiều người hầu. Do đó, họ phải tự tay làm nhiều việc và không thể đeo hộ giáp. Khi nhìn tay của họ, người ta cũng có thể đoán ra đây chỉ là một người thê thiếp bình thường.

Các phi tần nhà Thanh biết làm nail từ lâu: Công dụng thật khiến nhiều người ngã ngửa! - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Vào thời nhà Thanh, thê thiếp được cung phụng theo tám hạng, hạng cao nhất là Hoàng hậu, hạng thấp nhất là Đáp ứng. Móng tay giả chuyên dùng cho triều đình, tuy không có cấp bậc rõ ràng nhưng những người ở đẳng cấp quý tộc đều không đủ tư cách để đeo.

Ngoài ra, móng tay giả còn có một công dụng khác là khớp nối. Thời xưa, hầu hết các ngón tay của mọi người bị không thẳng. Vì vậy, bao ngón tay cũng có thể giúp định hình và ngăn ngừa ngón tay bị cong.

Mặc dù không có quy định thứ bậc nghiêm ngặt nào cho bộ móng tay, nhưng vẫn có những quy tắc bất thành văn. Ví dụ như ngón tay cái nói chung không đeo móng giả. Trong khi đó ngón đeo nhẫn và ngón út là hai ngón chính để đeo hộ giáp, Tuy nhiên nếu chủ nhân muốn lộng lẫy hơn một chút, họ cũng có thể đeo nhiều hơn hai ngón. Những quy định này thay đổi tùy vào mỗi giai đoạn và sở thích của mỗi người.

Có thể nói móng tay giả là một trong những đặc trưng của phi tần thời nhà Thanh. Nó không chỉ có tác dụng làm đẹp đơn thuần mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa.

“Lông chim” trên mũ quan nhà Thanh: Vật phẩm quý giá đến Hòa Thân cũng ao ước được sở hữu

Theo Thuy Anh

Theo Pháp Luật và Bạn đọc Copy link Link bài gốc Lấy link! https://phapluat.suckhoedoisong.vn/cac-phi-tan-nha-thanh-biet-lam-nail-tu-lau-cong-dung-that-khien-nhieu-nguoi-nga-ngua-162221901140215172.htm

Từ khóa » Phi Tần Việt Nam Có đeo Hộ Giáp Không