Các Phương Pháp Ghép Tế Bào Gốc điều Trị Ung Thư Máu

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Ghép tế bào gốc tạo máu là gì? Lợi ích và các phương pháp ghép tế bào gốc
Ghép tế bào gốc tạo máu là gì? Lợi ích và các phương pháp ghép tế bào gốc Cập nhật: 31/05/2024 Lượt xem: 547 Thẩm định nội dung bởi

Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Hồng

Chuyên khoa: Y đa khoa

Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Hồng sinh năm 1989, hiện sinh sống và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh.

Ghép tế bào gốc là một phương pháp điều trị mới, đem lại hiệu quả cao đối với những bệnh lý huyết học, nhất là ung thư máu. Cùng tìm hiểu về cách ghép tế bào gốc tạo máu qua bài viết dưới đây nhé!

1Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc hay được gọi là stem cell là những tế bào chưa trưởng thành, có độ biệt hóa thấp. Do đó, tế bào gốc có thể tạo thành đa số các dòng tế bào trong cơ thể.

Tế bào gốc sống chủ yếu ở trong phần xương xốp của tủy xương. Chúng có liên quan chặt chẽ đến quá trình sản sinh và biệt hóa các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.[1]

Tế bào gốc là những tế bào chưa trưởng thành và biệt hóa thành nhiều dạng khác nhau

Tế bào gốc là những tế bào chưa trưởng thành và biệt hóa thành nhiều dạng khác nhau

2Ghép tế bào gốc là gì?

Ghép tế bào gốc là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao đối với bệnh nhân ung thư máu - được đặc trưng bởi những bất thường trong cấu trúc và chức năng của các tế bào máu.

Trong phương pháp ghép tế bào gốc, người bệnh sẽ được truyền tế bào gốc vào cơ thể. Từ đó, các tế bào này sẽ sinh sản và biệt hóa ra những tế bào máu khỏe mạnh thay thế những tế bào bất thường của bệnh nhân.[2]

3Nguồn tế bào gốc dùng để cấy ghép

Các tế bào gốc có thể tồn tại rải rác trong cơ thể với số lượng khác nhau. Những nơi tập trung nhiều tế bào gốc như tủy xương, máu ngoại vi hoặc cuống rốn có thể được sử dụng để thu thập dòng tế bào này:

Tuỷ xương

Tủy xương là phần nằm ở giữa trong các xương lớn, có cấu trúc xốp và tập trung lượng lớn các tế bào gốc, nhất là phần xương cánh chậu. Vì thế, bác sĩ thường sử dụng một chiếc kim dài chọc hút vào phần xương này để lấy tế bào gốc phục vụ cho quá trình cấy ghép.

Tủy xương là nguồn chứa nhiều tế bào gốc của cơ thể

Tủy xương là nguồn chứa nhiều tế bào gốc của cơ thể

Máu ngoại vi

Bình thường, số lượng tế bào gốc trong máu ngoại vi là rất ít hoặc gần như không có. Tuy nhiên để có thể thu thập tế bào gốc trong máu ngoại vi của người hiến, các bác sĩ có thể tiến hành tiêm hormon tăng trưởng để kích thích tế bào gốc nhân đôi và di chuyển ra ngoài.

Bác sĩ có thể tách tế bào gốc từ máu ngoại vi

Bác sĩ có thể tách tế bào gốc từ máu ngoại vi

Cuống rốn

Cuống rốn của trẻ ngay sau khi ra đời có chứa rất nhiều tế bào gốc với những thông tin di truyền của bản thân em bé. Vì thế, lưu giữ tế bào gốc trong cuống rốn của trẻ có ý nghĩa lớn đối với việc điều trị nhiều bệnh lý sau này của trẻ.[1]

Tế bào gốc ở cuống rốn có vai trò quan trọng đối với việc chữa bệnh sau này của trẻ

Tế bào gốc ở cuống rốn có vai trò quan trọng đối với việc chữa bệnh sau này của trẻ

4Lợi ích của ghép tế bào gốc là gì?

Ghép tế bào gốc có thể giúp điều trị các bệnh lý huyết học như đa u tủy xương, bệnh bạch cầu, u lympho hoặc rối loạn sinh tủy xương thông qua các cơ chế:

  • Kích thích tủy xương hồi phục và phát triển sau khi tiêu diệt các tế bào ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị.
  • Đưa các tế bào gốc vào cơ thể để tái tạo các tế bào máu bình thường.[3]

Ghép tế bào gốc giúp kích thích bệnh nhân ung thư máu hồi phục sau hóa trị

Ghép tế bào gốc giúp kích thích bệnh nhân ung thư máu hồi phục sau hóa trị

5Các phương pháp ghép tế bào gốc chữa ung thư máu

Tùy theo từng bệnh lý huyết học và tình trạng thể chất của người bệnh mà bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp cấy ghép tế bào gốc khác nhau như:[2]

Ghép tế bào gốc tự thân

Ghép tế bào gốc tự thân là phương pháp sử dụng tế bào gốc lấy từ bản thân cơ thể người bệnh. Sau khi thu thập mẫu bệnh phẩm, các tế bào gốc sẽ được lọc để loại bỏ các tế bào không đạt rồi truyền ngược lại cơ thể để điều trị bệnh.

Ghép tế bào gốc tự thân là việc sử dụng nguồn tế bào của chính người bệnh

Ghép tế bào gốc tự thân là việc sử dụng nguồn tế bào của chính người bệnh

Ghép tế bào gốc dị thân đồng loài

Phương pháp này cần sử dụng những tế bào gốc được lấy từ cơ thể của người hiến tặng. Những người hiến phải có sự tương thích và hòa hợp ở mức độ tế bào với bệnh nhân như bố mẹ và anh chị em ruột.

Anh chị em ruột có thể tiến hành hiến tế bào gốc cho nhau vì có sự tương thích cao

Anh chị em ruột có thể tiến hành hiến tế bào gốc cho nhau vì có sự tương thích cao

6Chuẩn bị trước khi ghép

Quá trình ghép tế bào gốc rất phức tạp, đòi hỏi được quản lý chặt chẽ về điều kiện sức khỏe của người bệnh. Vì thế, trước khi cấy ghép, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện nhiều xét nghiệm để đánh giá tổng thể như:

  • Chức năng tim: khám tim mạch, làm điện tâm đồ và siêu âm tim.
  • Chức năng hô hấp: nghe phổi và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.
  • Chức năng gan, thận: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm sinh hóa để kiểm tra men gan, độ thanh thải của thận.
  • Đánh giá số lượng tế bào và chức năng đông cầm máu.[4]

Siêu âm tim là một trong những xét nghiệm sàng lọc trước khi ghép tế bào gốc

Siêu âm tim là một trong những xét nghiệm sàng lọc trước khi ghép tế bào gốc

7Quy trình cấy ghép

Mỗi phương pháp cấy ghép tế bào gốc sẽ có những quy trình riêng biệt nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất. Quy trình của 2 phương pháp cấy ghép phổ biến gồm:

Ghép tế bào gốc tự thân

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành lựa chọn nguồn tế bào gốc phù hợp từ cơ thể của người bệnh như tủy xương, máu ngoại vi hoặc cuống rốn (với trường hợp có lưu trữ máu cuống rốn lúc nhỏ.
  • Bước 2: Người bệnh được tiêm hormone tăng trưởng tế bào để thu thập đủ số lượng tế bào gốc mong muốn và bảo quản trong điều kiện thích hợp.
  • Bước 3: Chuẩn bị thể trạng tốt nhất cho người bệnh trước khi cấy ghép thông qua chế độ dinh dưỡng và thuốc hỗ trợ.
  • Bước 4: Truyền các tế bào gốc đã được chọn lựa ngược vào cơ thể người bệnh.
  • Bước 5: Theo dõi và đánh giá hiệu quả của quá trình cấy ghép.

Ghép tế bào gốc dị thân đồng loài

  • Bước 1: Lựa chọn người hiến tế bào gốc và kiểm tra mức độ hòa hợp tế bào giữa người cho và người nhận.
  • Bước 2: Đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của người hiến.
  • Bước 3: Thu thập đủ lượng tế bào gốc của người hiến, sau đó sàng lọc và bảo quản tế bào gốc.
  • Bước 4: Truyền tế bào gốc của người hiến cho bệnh nhân.
  • Bước 5: Theo dõi sức khỏe của người cho và người nhận cũng như đánh giá hiệu quả ghép tế bào gốc.[5]

8Tác dụng phụ và biến chứng

Tuy là phương pháp điều trị mới và có hiệu quả cao đối với bệnh ung thư máu nói riêng và bệnh huyết học nói chung. Song, ghép tế bào gốc vẫn có một số tác dụng phụ và biến chứng cần phải theo dõi như:

Tác dụng phụ

  • Tác dụng phụ sớm: có thể xuất hiện ngay sau khi cấy ghép gồm nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi, rụng tóc hoặc viêm loét miệng.
  • Tác dụng phụ kéo dài: có thể biểu hiện sau cấy ghép từ vài tháng đến vài năm gồm vô sinh hiếm muộn, tổn thương đa cơ quan, đục thủy tinh thể hoặc ung thư.[6]

Rụng tóc có thể là tác dụng phụ sau khi ghép tế bào gốc

Rụng tóc có thể là tác dụng phụ sau khi ghép tế bào gốc

Biến chứng

Ngoài các tác dụng phụ kể trên, người được ghép tế bào gốc có thể gặp những biến chứng như:

  • Thất bại trong quá trình cấy ghép.
  • Cơ thể tự tiêu diệt tế bào gốc được ghép vào hay còn gọi là hiện tượng thải ghép.
  • Tái phát bệnh sau một thời gian.[3]

Tái phát ung thư máu là biến chứng có thể gặp sau ghép tế bào gốc

Tái phát ung thư máu là biến chứng có thể gặp sau ghép tế bào gốc

9Tỷ lệ thành công và tiên lượng

Phương pháp ghép tế bào gốc được chứng minh có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh lý huyết học, nhất là ung thư máu với tỷ lệ thành công dao động từ 20 - 50%. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của phương pháp này có thể thay đổi tùy vào mức độ đáp ứng với điều trị bổ trợ khác như hóa trị và xạ trị.[3]

10Thời gian và chi phí cấy ghép tế bào gốc tạo máu

Thời gian thực hiện cấy ghép

Toàn bộ quá trình cấy ghép tế bào gốc có thể diễn ra trong khoảng vài tháng với nhiều bước khác nhau:

  • Điều trị bổ trợ với hóa chất và tia xạ: khoảng 1 - 2 tuần.
  • Thời gian cơ thể hồi phục và nghỉ ngơi: từ vài ngày cho đến 1 tuần.
  • Thời gian nhận tế bào gốc: 1 - 5 giờ.
  • Thời gian cơ thể sử dụng tế bào gốc để điều trị bệnh: có thể diễn ra trong vài tuần đến 1 tháng.[6]

Ghép tế bào gốc chữa ung thư máu ở đâu

Phương pháp ghép tế bào gốc ở nước ta hiện nay chỉ có thể được thực hiện ở những bệnh viện lớn, có chuyên khoa huyết học phát triển mạnh như:

  • Tại Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Truyền máu huyết học, Bệnh viện Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh.
  • Tại Hà Nội: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Chi phí

Chi phí ghép tế bào gốc sẽ dao động tùy thuộc vào phương pháp cấy ghép và mức độ hưởng bảo hiểm y tế với mức giá khoảng:

  • Ghép tế bào gốc tự thân: 100 - 200 triệu VNĐ.
  • Ghép tế bào gốc gốc dị thân đồng loài: 400 - 600 triệu VNĐ.
  • Ghép tế bào gốc cuống rốn: 600 - 800 triệu VNĐ.[7]
Lưu ý: chi phí này chỉ mang tính tham khảo, chi phí cụ thể thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào nơi khám chữa, phương pháp, tính trạng bệnh.

Xem thêm

  • 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi và tỷ lệ sống cao nhất!
  • 15 tác dụng phụ của hoá trị ung thư, cách chăm sóc bệnh nhân hoá trị
  • Flavonoid có chống lại bệnh ung thư không?

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về phương pháp cấy ghép tế bào gốc trong điều trị bệnh lý về huyết học, đặc biệt là ung thư máu. Hãy chia sẻ bài viết này đến với tất cả người thân và bạn bè của bạn nhé!

Nguồn tham khảo
  1. What are stem cells?

    https://www.cancer.org/cancer/managing-cancer/treatment-types/stem-cell-transplant/why-stem-cell-transplants-are-used.html

    Ngày tham khảo:

    25/03/2024

  2. STEM CELL TRANSPLANTATION

    https://www.lls.org/treatment/types-treatment/stem-cell-transplantation

    Ngày tham khảo:

    25/03/2024

Xem thêm

Từ khoá: tác dụng của tế bào gốc ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu ghép tế bào gốc tạo máu ghép tế bào gốc chữa ung thư máu Banner đầu bài tin - NUCOS - T12Banner đầu bài tin - CONDITION - T12Banner đầu bài tin - SPRINGLEAF - T12

Các bài tin liên quan

  • Đa nang buồng trứng kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi?

    Sức khoẻ & Bệnh

    Đa nang buồng trứng kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi?

    ThS Bác sĩ Trần Hoàng Hiệp

    4 tháng trước
  • Người bị bướu cổ kiêng ăn gì? 13 thực phẩm dinh dưỡng nên ăn và kiêng

    Sức khoẻ & Bệnh

    Người bị bướu cổ kiêng ăn gì? 13 thực phẩm dinh dưỡng nên ăn và kiêng

    Bác sĩ Trương Anh Khoa

    5 tháng trước
  • Bệnh ung thư xương có di truyền không? 10 nguyên nhân gây bệnh

    Sức khoẻ & Bệnh

    Bệnh ung thư xương có di truyền không? 10 nguyên nhân gây bệnh

    ThS.Bác sĩ Ngô Tuấn Phúc

    5 tháng trước
  • Ung thư xương có chữa được không? Phương pháp điều trị ung thư xương

    Sức khoẻ & Bệnh

    Ung thư xương có chữa được không? Phương pháp điều trị ung thư xương

    ThS.Bác sĩ Ngô Tuấn Phúc

    5 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Ghép Tế Bào Gốc điều Trị Ung Thư