CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ CỐ ĐỊNH MẪU TRONG BỆNH DA

Bùi Thị Thúy

1. Lấy mẫu làm tiêu bản.

Tế bào học là một phương pháp chẩn đoán đơn giản. Phương pháp này yêu cầu các vật liệu sau: lam kính, dao mổ (số 15), kẹp, kính hiển vi, dầu ngâm, tăm bông vô trùng, dung dịch sát trùng và các thuốc nhuộm tế bào, hầu hết các vật liệu này đều có sẵn tại các phòng khám da liễu (Hình1). Các lam kính được sử dụng phải sạch để tránh kết quả sai.

Dao mổ được sử dụng để lấy mẫu phải có đầu tù, tốt nhất dao mổ số 15. Nên sử dụng kính hiển vi hai mắt có vật kính × 10, × 40 và × 100. Nên chọn dung dịch sát trùng không màu;  tốt nhất là chọn cồn 70%.

Có thể lấy mẫu để kiểm tra tế bào học bằng các phương pháp khác nhau. Các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là cạo da, rạch da, áp lam (nhoay sinh thiết) và chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. Phương pháp cạo da thường lấy mẫu tế bào từ các tổn thương vết chợt, mụn-bọng nước (Hình 2), rạch da được sử dụng để lấy các mẫu tế bào từ các tổn thương dạng sẩn, nốt sần và khối u (Hình 3). Áp lam được sử dụng để chẩn đoán ung thư và các bệnh truyền nhiễm (Hình 4). Phương pháp chọc hút bằng kim nhỏ được sử dụng nhiều hơn để lấy mẫu từ các nốt hoặc nang dưới da (Hình 5). Mẫu lấy được dàn đều lên ít nhất hai lam kính để tránh lượng mẫu không đủ.

2. Cố định mẫu tế bào

Các mẫu tế bào thu được cần cố định ngay sau khi khô để tránh mất mẫu tế bào học trong quá trình nhuộm. Các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để cố định tế bào trong da liễu là làm khô bằng không khí. Formol, được sử dụng để cố định mẫu sinh thiết, không được sử dụng để cố định mẫu tế bào học. Đối với nhuộm Romanowsky (Giemsa, MGG, Wright, và Diff-Quik), trong xét nghiệm da liễu, các lam kính được làm khô bằng không khí thường được sử dụng nhất. Vì quá trình làm khô chậm làm tăng khả năng hình thành dương tính giả, nên mẫu tế bào dàn mỏng lên lam được làm khô bằng không khí nhanh chóng với sự trợ giúp bằng lắc tay hoặc hơ nóng. Ngoài việc làm khô mẫu chậm, thời gian chờ đợi lâu có thể gây co rút tế bào và dẫn đến thay đổi các đặc tính tế bào học. Vì lý do này, các mẫu nhuộm trong thời gian dài phải được cố định bằng các dung dịch cố định. Sau khi làm khô bằng không khí, các mẫu được nhuộm thuốc nhuộm tế bào học thích hợp; Chúng phải được cố định ít nhất 15 phút trong cồn etylic 95% để nhuộm PAP hoặc 30 phút trong cồn etylic 80% để nhuộm H&E. Cố định bằng khí dung cũng có thể được sử dụng trong Pap smear và chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. Cố định bằng khí dung  thường ở dạng cồn, được xịt hai hoặc ba lần và nên để cách các lam kính 15–25 cm.

Hình 1. Các vật liệu nhuộm soi tế bào

Hình 2. Lấy mẫu tại các tổn thương bọng nước

3. Phương pháp cạo da: thường lấy mẫu tế bào từ các tổn thương vết chợt, mụn -bọng nước: Để lấy mẫu tế bào từ tổn thương mụn bọng nước nên chọn tổn thương mới nhất và tốt nhất là chưa vỡ (a). Đầu tiên, các tổn thương được lau sạch nhẹ nhàng bằng tăm bông tẩm cồn 70% (b). Bọng nước hoặc mụn mủ chưa vỡ được rạch bằng dao mổ và dịch bên trong được thấm cẩn thận bằng một miếng gạc mà không cần chà sát (c). Không nên sử dụng bông trong quá trình này vì nó có thể gây dương tính giả. Cạo đáy tổn thương được không lấy chất dịch bên trong chúng vì chất bên trong có thể loãng và có thể chứa các tế bào viêm (d). Các tổn thương đóng vảy được loại bỏ cẩn thận bằng kẹp vô trùng, và cạo đáy tổn thương bằng cạnh sắc của dao mổ. Nếu vảy khô cứng nên thấm ướt bằng nước muối sinh lý để dễ loại bỏ. Để nhìn thấy dễ dàng các đặc điểm tế bào thì bệnh phẩm lấy xong ngay lập tức dàn mỏng trên các lam kính(e).

Hình 3. Lấy mẫu tế bào học từ các tổn thương rắn (rạch da)

Các tổn thương rắn không loét (a) đầu tiên, được làm sạch bằng tăm bông tẩm cồn 70% (b), sau đó dùng tay nắm giữa ngón cái và ngón trỏ của bàn tay không thuận(c). Rạch vết nhỏ ở bề mặt (dài khoảng 3-5 mm và sâu 2 mm) được thực hiện ở rìa của tổn thương (d). Các mô được cạo dọc theo vết rạch bằng dao mổ (e) và bệnh phẩm thu được được phết nhẹ nhàng lên ít nhất hai lam kính (lam kính theo đường rạch) (f). Nên băng vết thương bằng gạc thấm nước muối sinh lý nếu vết mổ chảy máu.

Hình 4. áp lam (nhoay sinh thiết)

Hình 5. chọc hút bằng kim nhỏ

4.   Phương pháp áp lam (nhoay sinh thiết): Phương pháp lấy mẫu này được sử dụng để chẩn đoán các bệnh da nhiễm trùng và ung thư. Có hai cách khác nhau để lấy mẫu áp lam. Thứ nhất, mẫu sinh thiết được giữ bằng kẹp và chạm vào lam kính ở một số điểm mà không gây ra áp lực quá mức hoặc chuyển động theo chiều ngang (a). Thứ hai, chạm lam kính lên bề mặt vết loét nếu tổn thương bị loét (b).

5. Phương pháp chọc hút bằng kim nhỏ: Phương pháp lấy mẫu này thường được sử dụng để chẩn đoán nốt sần, u nang hoặc áp xe dưới da (a). Các tổn thương nhỏ (<1 cm) rất khó lấy mẫu bằng phương pháp này. Đối với quy trình này, ưu tiên sử dụng loại kim cỡ 22 hoặc nhỏ hơn. Các loại kim tiêm được khuyến nghị thường xuyên nhất là loại kim tiêm dùng một lần 10 hoặc 20 ml với kim cỡ 20–25 (b). Sau khi chọc hút vào tổn thương các mẫu thu được dàn lên các lam kính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Arezzo (2017), “Techniques of Sampling, Preparation and Staining of Cytological Specimens”, Fastest Veterinary Medicine Insight Engine
  2. Durdu M (2019), History of Cytology, Cutaneous Cytology and Tzanck Smear Test, Springer, PP.1-3.
  3. Francesco Albanese(2016), Techniques of Sampling, Preparation and Staining of Cytological Specimens, Canine and Feline Skin Cytology, pp. 41-75.
Tagscodinhmau laumau phuongphaplaymauvacodinhmautrongbenhda

Từ khóa » Tiêu Bản Máu Là Gì