Các Phương Pháp Nắn Chỉnh Răng Hô Phổ Biến Hiện Nay | TCI Hospital
Răng hô là khuyết điểm phổ biến hàm răng mà nhiều người gặp phải. Khuyết điểm này gây ảnh hưởng đến sự hài hòa trên khuôn mặt, làm mất sự tự tin trong giao tiếp. Do đó, phương pháp nắn chỉnh răng hô ngày càng trở nên phổ biến hơn, mang lại tự tin, thẩm mỹ cho nụ cười. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng áp dụng được cho tất cả các trường hợp răng hô. Vì vậy, để đưa ra lựa chọn phù hợp nên tham khảo một số thông tin về các phương pháp chỉnh răng hô dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
- 1. Phương pháp chỉnh răng hô không cần niềng răng
- 1.1 Nắn chỉnh răng hô bằng dán sứ Veneer
- 1.2 Phương pháp phẫu thuật hàm để nắn chỉnh răng hô
- 2. Niềng răng để nắn chỉnh răng hô
- 2.1 Niềng răng có mắc cài
- 2.2 Niềng răng không mắc cài
1. Phương pháp chỉnh răng hô không cần niềng răng
1.1 Nắn chỉnh răng hô bằng dán sứ Veneer
Dán sứ Veneer là kỹ thuật thực hiện dùng những tấm sứ mỏng để gắn vào mặt trước của răng, nhằm cải thiện bề mặt răng. Phương pháp này có thể thay đổi màu sắc của răng, che lấp các vết sứt mẻ bằng cách làm nhẵn bề mặt răng. Đồng thời khi thực hiện dán sứ sẽ giúp lấp đầy khoảng trống giữa các răng và thay đổi kích thước của răng.
Do đó, kỹ thuật này chỉ phù hợp để cải thiện tình trạng răng hô ở mức nhẹ. Đối với những trường hợp răng hô nặng, chìa ra ngoài nhiều hoặc hô do hàm thì dán sứ veneer hoàn toàn không có tác dụng.
Ưu điểm của hình thức dán sứ Veneer là:
– Là một phương pháp điều trị thẩm mỹ có thể giải quyết nhiều vấn đề nha khoa. Chẳng hạn như làm hàm răng trắng hơn, che lấp các khoảng thưa, khắc phục răng bị nứt, sứt mẻ.
– Tuổi thọ của sứ veneer kéo dài khoảng 15 năm nếu có sự chăm sóc và điều trị đúng.
– Men bao phủ bên ngoài giúp bảo vệ răng không bị mài mòn. Dán sứ veneer có thể giúp khôi phục những răng bị xói mòn đồng thời bảo vệ chúng không bị xói mòn thêm.
– Thời gian thực hiện khá nhanh so với những phương pháp chỉnh răng hô bằng niềng răng khác.
– Mang lại sự tự tin khi dán sứ sẽ làm trắng răng, che phủ các vết nứt nẻ, cải thiện diện mạo.
Dán răng sứ Veneer có thể có nhiều lợi ích, nhưng vẫn tồn tại một vài nhược điểm bao gồm:
– Đây chỉ là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ, không có khả năng khắc phục bất kỳ bệnh lý nào đã xảy ra với răng miệng.
– Màu sắc của chúng không thay đổi nên khi làm thì cần thực hiện đối với cả hàm để có được vẻ tự nhiên nhất.
– Sứ veneer có thể bị mẻ và khá dễ vỡ đặc biệt là nếu người bệnh có thói quen xấu như cắn móng tay, nghiến răng hoặc nhai đá.
1.2 Phương pháp phẫu thuật hàm để nắn chỉnh răng hô
Phẫu thuật hàm là kỹ thuật chỉnh hình trong nha khoa để cải thiện cách hoạt động của hàm và răng và diện mạo khuôn mặt. Phẫu thuật hàm thường được áp dụng trong trường hợp tình trạng răng hô không thể giải quyết bằng phương pháp chỉnh nha. Phẫu thuật hàm thích hợp sau khi cơ thể ngừng tăng trưởng có nghĩa khoảng sau 16 tuổi đối với nữ và 17 tuổi đối với nam.
Phẫu thuật hàm chỉnh răng hô sẽ giúp điều chỉnh các vấn đề về khớp cắn hoặc khớp hàm, điển hình như khi khép hàm nhưng răng cửa vẫn hở mà không cần niềng răng. Bên cạnh đó, phương pháp sẽ điều chỉnh gương mặt trở nên cân đối hơn, giảm đau do rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ) và các vấn đề về hàm khác. Từ đó, việc cắn, nhai phát âm cũng sẽ được cải thiện rõ rệt.
Phẫu thuật hàm nói chung khá an toàn khi được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm. Tuy nhiên vẫn những rủi ro xảy ra mà người bệnh cần biết, bao gồm: mất máu, ảnh hưởng thần kinh, nhiễm trùng, tái phát hàm về vị trí ban đầu nếu không được chăm sóc hậu phẫu đúng cách.
2. Niềng răng để nắn chỉnh răng hô
2.1 Niềng răng có mắc cài
Niềng răng mắc cài được xem là phương pháp hoàn hảo nhất cho răng hô vì nó điều trị tất cả những trường hợp phức tạo nhất. Khi niềng răng bệnh nhân không phải mài răng nên không gây hậu quả về sau và không làm yếu răng.
Niềng răng có mắc cài giúp di chuyển cả chân răng, thân răng và xương ổ răng về vị trí lý tưởng, trục răng được chỉnh một cách hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều loại mắc cài khác nhau để người bệnh lựa chọn như mắc cài kim loại, mắc cài pha lê, mắc cài sứ,…
Tuy nhiên phương pháp này sẽ không có tình thẩm mỹ cao nên không phù hợp với những người chú trọng thẩm mỹ, công việc phải giao tiếp nhiều.
2.2 Niềng răng không mắc cài
Hiện nay niềng răng không mắc cài Invisalign là phương pháp chỉnh nha tân tiến được nhiều người ưa chuộng vì giá trị thẩm mỹ cao mà nó mang lại.
Việc điều trị bằng Invisalign có thể khắc phục các vấn đề răng hô từ mức nhẹ đến răng, giữa các răng có khoảng trống, khớp cắn hở, răng mọc chèn ép, không thẳng hàng.
Các khay niềng trong suốt được thiết kế riêng cho từng tình trạng miệng và răng của người bệnh. Các khay niềng trong suốt này cải thiện hơn phương pháp niềng răng khác vì không dễ nhận ra trừ khi quan sát kỹ hoặc ở khoảng cách gần trong quá trình đeo niềng. Niềng răng mắc cài có thể chọc vào má, lợi làm trầy xước hoặc gây kích ứng. Trong khi đó, khay niềng Invisalign được làm từ nhựa an toàn tuyệt đối với nướu và má trong.
Thời gian niềng Invisalign là khoảng 12 tháng, bằng một nửa thời gian cần thiết cho niềng răng truyền thống. Tuy nhiên chi phí niềng răng Invisalign khá cao nên người bệnh cần cân nhắc trước khi thực hiện.
Trên đây là các phương pháp giúp nắn chỉnh răng hô hiệu quả cũng như được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do đó, mỗi người trước khi quyết định chỉnh nha nên lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng răng miệng và điều kiện của mình và đồng thời hãy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Từ khóa » ép Răng Hô
-
3 Phương Pháp Xử Lý Tình Trạng Răng Hô Nhẹ Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
3 Phương Pháp Chỉnh Răng Hô Không Cần Niềng Tốt Nhất - NK Tân Định
-
Mài Răng Cửa Bị Hô để ép Vào Có được Không?
-
Chỉnh Hình Răng Hô Giá Bao Nhiêu? Có Nên Chọn Giá Rẻ Không?
-
Cách Làm Răng Hết Hô Tại Nhà đơn Giản - NHA KHOA ĐÔNG NAM
-
Cách điều Trị Răng Cửa Bị Hô Không Cần Phải Nhổ
-
Bọc Răng Sứ Cho Răng Hô Có Hết Hô Không? - Nha Khoa I-Dent
-
Chỉnh Răng Hô Hết Bao Nhiêu Tiền?
-
Quy Trình Bọc Răng Sứ Cho Răng Hô Chuyên Nghiệp Tại Nha Khoa Kim
-
Mài Răng Cửa Bị Hô Để Ép Vào Có Được Không? Có Hại Không?
-
Mài Răng Cửa Bị Hô để ép Vào Có được Không?
-
Có Nên Bọc Răng Sứ Thẩm Mỹ Cho Hàm Hô Hay Không? | Vinmec
-
BỌC RĂNG SỨ CHO RĂNG HÔ - HIỆU QUẢ TỐT ĐẸP BỀN LÂU