Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học - Ứng Dụng Tiện ích Trong ...

Phương pháp nghiên cứu chính là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng của bài nghiên cứu khoa học. Hành trình khám phá đối tượng nghiên cứu sẽ không thể thành công nếu thiếu đi những phương pháp nghiên cứu phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng Tino Group tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học hữu ích được sử dụng phổ biến hiện nay nhé!

Đôi nét về nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học (Scientific Research) được biết đến là quá trình áp dụng linh hoạt những phương pháp nghiên cứu từ những người nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao nhằm tìm kiếm những tri thức mới, những ứng dụng kỹ thuật hữu ích hay những mô hình có ý nghĩa trong thực tiễn.

Hiểu đơn giản, hoạt động nghiên cứu khoa học là hành trình tổng hợp một chuỗi các phương pháp phù hợp, hỗ trợ cho nghiên cứu, tìm ra các quy luật, khái niệm hay hiện tượng mới,… Những sản phẩm này đều đã được chứng minh trong quá trình nghiên cứu thông qua khảo sát thực tế từ những số liệu, tài liệu thu thập được.

cac-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-ho

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là hệ thống công cụ hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu khoa học, giúp thu thập số liệu, dữ liệu, thông tin, kiến thức để phục vụ cho việc tìm ra những điều mới mẻ cho thực tiễn cuộc sống.

Những phương pháp nghiên cứu khoa học mang tính hệ thống. Có nghĩa là: phương pháp này phải đi liền với phương pháp khác theo một chuỗi nhất định, đảm bảo sự thống nhất và dễ sử dụng. Chính vì thế, người nghiên cứu nên cân nhắc trong việc lựa chọn và kết hợp các phương pháp khoa học trong nghiên cứu để đảm bảo kết quả tối ưu, chính xác.

Các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến

Phương pháp nghiên cứu khoa học theo dạng thu thập, phân tích

#1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu là công việc rất quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu khoa học (NCKH). Mục đích của việc thu thập dữ từ những tài liệu nghiên cứu trước đó, quan sát và thực hiện thí nghiệm nhằm làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ để chứng minh giả thuyết và các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra.

Phân loại:

  • Thu thập số liệu, thông tin từ tài liệu tham khảo.
  • Thu thập số liệu từ những thực nghiệm (kết quả lâm sàng, cận lâm sàng,…).
  • Thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập bảng hỏi điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm,…).

Những yếu tố quyết định phương pháp thu thập số liệu:

  • Mục tiêu nghiên cứu và những biến số sẽ quyết định các chỉ số cần thu thập.
  • Đối tượng nghiên cứu.
  • Loại hình nghiên cứu (định tính, định lượng, phối hợp, mô tả, phân tích,…)
  • Nguồn thông tin thu thập: có sẵn hay phải khảo sát, điều tra.

Ví dụ: Để chứng minh giả thuyết đặt ra trong NCKH “bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh tim mạch điều trị tại bệnh viện”, người nghiên cứu sẽ dựa vào những nghiên cứu đã có trước đó như:

  • Tỷ lệ bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện.
  • Tỷ lệ các bệnh tim mạch điều trị tại bệnh viện.
  • Những thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế, Bệnh viện về bệnh tim mạch.
cac-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc

#2. Phương pháp thực nghiệm

Đây là phương pháp thu thập thông tin được thực hiện thông qua những quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh có chủ định. Nghĩa là người thực hiện chủ động tiếp cận đối tượng nghiên cứu, can thiệp có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên để điều hướng chúng theo mong của mình.

Phương pháp thực nghiệm được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu tự nhiên, kỹ thuật, y học và xã hội.

Phân loại:

1.Theo địa điểm thực nghiệm

  • Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: người thực hiện chủ động tạo dựng mô hình thực nghiệm và khống chế tham số.
  • Thực nghiệm tại hiện trường: người thực hiện tiếp cận những điều kiện hoàn toàn thực nhưng bị giới hạn về khả năng khống chế tham số và điều kiện nghiên cứu.

Thực nghiệm quần thể xã hội: tiến hành trên một cộng đồng người, trong những điều kiện sống của họ. Người nghiên cứu sẽ thay đổi các điều kiện sinh hoạt của họ, tác động vào đó những yếu tố cần kiểm chứng.

2.Theo mục đích quan sát

  • Thực nghiệm thăm dò: sử dụng để nhận diện các vấn đề và xây dựng giải thuyết.
  • Thực nghiệm kiểm tra: tiến hành để kiểm chứng các giả thuyết.
  • Thực nghiệm song hành: tiến hành trên những đối tượng khác nhau trong những điều kiện được khống chế giống nhau để rút ra kết luận về những ảnh hưởng của thực nghiệm trên từng đối tượng.
  • Thực nghiệm đối nghịch: dựa trên hai đối tượng giống nhau với các điều kiện trái ngược nhau.
  • Thực nghiệm so sánh (đối chứng): tiến hành trên hai đối tượng khác nhau, trong đó sẽ chọn một đối tượng được chọn làm đối chứng.

Ví dụ: Nhóm nghiên cứu tổ chức thực nghiệm dựa trên hai nhóm sinh viên cùng áp dụng một phương pháp đọc sách, nghiên cứu cùng một tài liệu. Một nhóm đọc trong thư viện với các điều kiện tốt nhất còn nhóm kia đọc tại sân trường vào giờ ra chơi. Kết quả thu được của mỗi nhóm sẽ đánh giá hiệu quả của phương pháp, đồng thời cho thấy tác động của điều kiện môi trường đối với đọc sách.

cac-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc

#3. Phương pháp nghiên cứu khoa học về định tính

Đây là phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu ở dạng “phi số” để có được các thông tin chi tiết về một đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu định tính thường sử dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung.

Phương pháp nghiên cứu định tính giúp cho người thực hiện hiểu rõ hơn về hành vi của con người và tổng quan lý do tác động đến sự ảnh hưởng này. Các thông tin được thu thập từ phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung với câu hỏi mở.

Các phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản:

  • Phỏng vấn sâu.
  • Thảo luận nhóm.
  • Nghiên cứu tình huống.
  • Nghiên cứu “thay đổi đáng kể nhất”.

Ví dụ

  • Nghiên cứu hành vi tiêu dùng về dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động băng rộng 3G và một số giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty Vinaphone.
  • Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non sử dụng phương pháp định tính và các kỹ thuật sử dụng trong kiểm định chất lượng giáo dục.

#4. Phương pháp nghiên cứu khoa học về định lượng

Đây là phương pháp thu thập, phân tích thông tin dựa trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường. Mục đích của nghiên cứu định lượng nhằm đưa ra kết luận thị trường thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

Trong khoa học xã hội, Phương pháp nghiên cứu định lượng thường ứng dụng trong tâm lý học, kinh tế học, xã hội học, tiếp thị, y tế,.. nghiên cứu về thái độ, ý kiến, hành vi của con người.

Ví dụ: Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ, đo lường mức độ trung thành của người lao động.

cac-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc

Các phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn

#1. Phương pháp quan sát khoa học

Quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan cùng với chữ viết, ký hiệu và phương tiện kỹ thuật (máy ảnh, máy ghi âm, máy quay,..) một cách chủ đích, có kế hoạch để ghi nhận, thu thập thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Phương pháp quan sát có ưu điểm là dễ tiến hành, có thể nghiên cứu một cách toàn diện và chính xác về đối tượng nếu bạn biết cách phối hợp tốt nhiều phương pháp quan sát khác nhau.

Ứng dụng của phương pháp quan sát khoa học:

Phương pháp quan sát khoa học được sử dụng trong đa dạng các lĩnh vực nghiên cứu của khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kỹ thuật,…

  • Khoa học xã hội: Quan sát các tác động đến quá trình làm việc của người lao động, quan sát không khí học tập, quan sát tiếp thị, quan sát các nút giao thông,…
  • Khoa học tự nhiên: quan sát sự phát triển của một loại cây, quan sát diễn biến và kết quả thí nghiệm,…
  • Khoa học kỹ thuật: quan sát kết quả xử lý ở các ruộng lúa, quan sát vận hành máy móc.

#2. Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra được tiến hành bằng cách sử dụng bảng hỏi khảo sát đối tượng hoặc phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập được thông tin về đặc điểm, nhu cầu, tính chất của đối tượng. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu có thể rút ra các vấn đề cần nghiên cứu.

#3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Đây là phương pháp nghiên cứu và xem lại các thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận hữu ích cho thực tiễn và khoa học.

cac-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc

#5. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được triển khai thông qua việc sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ phù hợp với nghiên cứu sâu rộng. Từ đó, thu thập thông tin khoa học, ghi chép lại các nhận định đánh giá về một sản phẩm khoa học làm cơ sở để bổ sung, chỉnh sửa cho vấn đề nghiên cứu.

Ở mỗi lĩnh vực, người nghiên cứu phải cân nhắc để lựa chọn đúng chuyên gia có năng lực phù hợp với chuyên môn nghiên cứu, có phẩm chất của người nghiên cứu khoa học.

Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

#1. Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phương pháp này sẽ thực hiện phân tích thành từng bộ phận các tài liệu, tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Sau đó, tổng hợp những trang thông tin đã được phân tích thành một hệ thống lý thuyết mới, đầy đủ và bám sát vào đối tượng nghiên cứu.

cac-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc

#2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Khi có quá nhiều tài liệu liên quan cần phải tìm hiểu, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết sẽ giúp bạn phân chúng thành những chủ đề liên quan với nhau, cùng một hướng trong đề tài.

#3. Phương pháp cách thức hóa

Đây là phương pháp nghiên cứu được xây dựng với mô hình tương tự như đối tượng nghiên cứu. Thông qua mô hình xây dựng cụ thể, người nghiên cứu dễ dàng khai thác đặc điểm của vấn đề cùng với những chủ đề nghiên cứu có đối tượng tiếp cận ngoài thực tế.

#4. Phương pháp lịch sử

Phương pháp nghiên cứu lịch sử sẽ áp dụng trong việc đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển, hình thành đối tượng nghiên cứu dựa trên những tài liệu đã được ghi chép, từ đó rút ra kết luận tổng quát.

Trên đây là thông tin về các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến mà Tino Group đã tổng hợp để gửi đến cho bạn. Bài nghiên cứu khoa học được xem là thước đo đánh giá trình độ hiểu biết, kỹ năng chuyên môn của người thực hiện. Do đó, để có được một bài nghiên cứu chất lượng, giá trị cả về hình thức lẫn nội dung, việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu khoa học là rất quan trọng.

FAQs về các phương pháp nghiên cứu khoa học

Nên chọn nghiên cứu khoa học theo nhóm hay cá nhân?

Dù nghiên cứu theo nhóm hay cá nhân, công việc nghiên cứu vẫn cần được triển khai đầy đủ các bước theo quy chuẩn, đúng phương pháp. Nếu bạn là sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên chọn nghiên cứu theo nhóm để mỗi cá nhân có thể hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau.

Có những loại hình thức tổ chức nghiên cứu nào?

  • Các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học
  • Dự án khoa học nghiên cứu.
  • Chương trình nghiên cứu khoa học.

Năm mấy Đại học là thích hợp để nghiên cứu khoa học?

Năm thứ hai Đại học chính là thời điểm lý tưởng để tham gia nghiên cứu khoa học. Bởi vì thời điểm này bạn đã phần nào làm quen được với môi trường Đại học, tiếp cận nền tảng kiến thức cơ bản của ngành học, số môn học ở trường ít hơn. Đồng thời, nghiên cứu khoa học ngay từ năm hai sẽ cho bạn thêm nhiều thời gian học hỏi, trau dồi thêm kỹ năng cho cơ hội sau này.

Ai có thể thực hiện nghiên cứu khoa học?

  • Học sinh trung học phổ thông, sinh viên tại các trường Đại Học – Cao Đẳng có tổ chức nghiên cứu.
  • Các giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, giảng viên tại các trường Đại Học – Cao Đẳng.
  • Công ty, Viện nghiên cứu tư nhân.
  • Chuyên gia nghiên cứu ở mọi lĩnh vực làm việc tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu.

Từ khóa » Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì