Các Phương Pháp Phá Thai (Phần 2) – Nong, Nạo & Khởi Phát ...
Phá thai là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ hành động chấm dứt thai kỳ. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chấm dứt thai kỳ và lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ tùy thuộc vào tuổi thai tại thời điểm chấm dứt thai kỳ.
Nong và nạo
Đối với tuổi thai từ 13 đến 24 tuần, các bác sĩ sẽ lựa chọn Nong cổ tử cung và Nạo gắp thai để chấm dứt thai kỳ.
Để thực hiện thủ thuật, bác sĩ cần gây mê nghĩa là bạn sẽ ngủ và hoàn toàn không cảm nhận được mọi thứ khi thực hiện thủ thuật.
Khi bắt đầu, bác sĩ đặt mỏ vịt để bộc lộ vùng âm hộ - âm đạo và dùng các que nong để mở cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ dùng các kẹp nhỏ để gắp lấy các mô thai và nhau ra khỏi buồng tử cung và dùng máy hút chân không để đảm bảo lấy sạch các sản phẩm thụ thai ra khỏi buồng tử cung.
Ưu điểm:
- Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả để chấm dứt thai kỳ cho tuổi thai lớn (trong 3 tháng giữa thai kỳ).
Nhược điểm:
- Để thực hiện, cần phải gây mê bệnh nhân.
Quá trình phục hồi:
- Sau thủ thuật, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi nhiều để phục hồi. Cần lưu ý, đau quặn nhẹ vùng bụng có thể kéo dài trong vài ngày và ra máu âm đạo đôi khi kéo dài đến 2 tuần sau thủ thuật.
Các nguy cơ:
- Nhiễm trùng, chảy máu và tổn thương tử cung là những nguy cơ phải đối diện khi thực hiện thủ thuật.
- Tuy nhiên, nguy cơ tổn thương tử cung do thực hiện Nạo hút thai là khá thấp. Theo Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ, tỷ lệ tổn thương tử cung là nhỏ hơn 1:1000 trường hợp.
Khởi phát chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ
Đây là phương pháp được lựa chọn để chấm dứt thai kỳ các thai lớn (nửa sau của 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ).
Tuy nhiên, rất hiếm khi phải chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai lớn, chỉ sử dụng khi các bác sĩ đánh giá khả năng nguy hiểm tính mạng mẹ nếu tiếp tục kéo dài thai kỳ thêm.
Các bác sĩ sẽ dùng thuốc để bắt đầu quá trình chuyển dạ sanh, toàn bộ quá trình thường kéo dài từ 12 đến 24 giờ. Bệnh nhân có thể được uống thuốc hoặc đặt thuốc vào âm đạo để khởi phát chuyển dạ sanh hoặc đôi khi bác sĩ sẽ dùng thuốc tiêm trực tiếp vào tử cung.
Các cơn gò chuyển dạ sanh sẽ gây ra cảm giác đau quặn khá nhiều cho bệnh nhân do đó phải dùng thêm thuốc giảm đau hoặc thậm chí là gây tê tủy sống cho bệnh nhân.
Quá trình phục hồi:
- Sau khi sảy thai, dựa vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhập viện trong một vài ngày để theo dõi.
Các nguy cơ:
- Các thuốc sử dụng để khởi phát chuyển dạ thường gây ra các khó chịu bao gồm: nôn ói, sốt, tiêu chảy.
- Các biến chứng khá hiếm gặp bao gồm: xuất huyết, tổn thương cổ tử cung, nhiễm trùng, vỡ tử cung, sảy thai không hoàn toàn.
Tóm tắt
Phá thai chính là sử dụng các thuốc hoặc thủ thuật để chấm dứt thai kỳ, hiện tại có các phương pháp chấm dứt thai kỳ, bao gồm:
- Phá thai nội khoa bằng thuốc;
- Phá thai ngoại khoa bằng hút chân không hoặc nong và nạo lòng tử cung;
- Khởi phát chuyển dạ.
Dựa vào tình trạng thai kỳ và sức khỏe của bệnh nhân, Bác sĩ sẽ tư vấn và đề nghị phương pháp phù hợp cho bệnh nhân lựa chọn.
Xem thêm: Những điều cần biết về mang thai sau khi phá thai
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Nong Thai Là Gì
-
PHÁ THAI TỪ 13 ĐẾN 18 TUẦN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NONG VÀ ...
-
Phá Thai Bằng Nong Và Gắp Thai: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Nong Thai Là Gì? Những Trường Hợp Nào Không Nên áp Dụng?
-
Nong Gắp Thai Có đau Không?
-
Hậu Quả Khôn Lường Của Việc Phá Thai
-
Những Biện Pháp Phá Thai đang được áp Dụng Và 1 Số Lưu ý đặc Biệt
-
Phá Thai Từ Tuần Thứ 13 đến Hết Tuần Thứ 18 Bằng Phương Pháp ...
-
Ợ Chua ợ Nóng Khi Mang Thai Là Gì? Mẹo Hay Khắc Phục Hiệu Quả
-
Nóng Trong Bụng Khi Mang Thai Có ảnh Hưởng Gì Không?
-
Ợ Nóng Khi Mang Thai: Mẹ đã Biết Cách Xử Lý để Giảm Khó Chịu?
-
21 Dấu Hiệu Mang Thai (có Bầu) Sớm Sau 1 Tuần đầu Quan Hệ Cần Biết
-
Từ A đến Z Các Xét Nghiệm Dị Tật Thai Nhi Trong Suốt Thai Kỳ
-
Phá Thai Bằng Nong Và Gắp Thai: Những điều Cần Biết
-
Đối Phó Với Những Cơn ợ Nóng Trong Thai Kỳ