Các Phương Pháp Xử Lý - Future Health Biobank Vietnam
Có thể bạn quan tâm
Mẫu máu cuống rốn của tôi có chứa gì?
Chỉ cần ít nhất 15ml dây rốn để lấy mẫu tế bào gốc thành công. Điều này có thể được thu thập bởi một bác sĩ phlebotom chuyên nghiệp – do chúng tôi sắp xếp – cùng với việc kẹp dây rốn chậm trễ, sau khi bạn sinh con. Trong mẫu này là:
Tế bào hồng cầu (RBCs)
Tỷ trọng: 40 - 45 %
Giá trị: Không có giá trị; không đóng góp vào quần thể tế bào gốc
Lớp Buffy Coat (Lớp đệm)
Tỷ trọng: 5 - 10 %
Giá trị: Giá trị cao; chứa nhiều tế bào gốc quan trọng được sử dụng để điều trị
Huyết tương
Tỷ trọng: 50 - 55 %
Giá trị: Giá trị hạn chế; không đóng góp vào quần thể tế bào gốc
Như bạn có thể biết, chỉ 5-10% của mẫu máu được thu thập có giá trị. Chúng tôi có phương pháp xử lý máu cuống rốn có khả năng thu được số lượng tế bào gốc cao nhất.
Xử lý máu cuống rốn theo phương pháp giảm thể tích
Phương pháp xử lý máu cuống rốn chính được ngành chấp thuận được sử dụng tại Future Health Biobank là xử lý giảm thể tích. Chúng tôi áp dụng phương pháp này cho mọi mẫu máu cuống rốn được gửi tới phòng thí nghiệm của chúng tôi để đảm bảo tính an toàn tối đa cho mẫu.
Nói một cách đơn giản, quy trình giảm thể tích bao gồm việc giảm kích thước của mẫu bằng cách loại bỏ các chất thải độc hại (khoảng 90% mẫu), sau đó phân lập và bảo vệ các tế bào gốc có giá trị trong quá trình lưu trữ. Đừng nhầm lẫn nếu bạn nghe về Sepax, MacoPress hoặc AXP vì đây chỉ đơn giản là các loại máy đều thực hiện quá trình giảm thể tích.
Có hai phương pháp hiện đang được chấp nhận rộng rãi để làm giảm thể tích cho mẫu máu cuống rốn là:
Ly tâm-giảm thể tích là phương pháp phổ biến nhất. Mẫu được quay ở tốc độ cao trong máy ly tâm để phân tách máu thành các phần khác nhau (Tế bào hồng cầu, buffy coat và huyết tương). Sau đó, các thành phần không cần thiết có thể được loại bỏ.
Giảm thể tích lắng cặn là phương pháp sử dụng hóa chất để tách các chất thải độc hại tiềm tàng ra khỏi mẫu
Tại sao cần loại bỏ những sản phẩm chất thải từ máu cuống rốn?
Sản phẩm thải bỏ’ liên quan tới các tế bào hồng cầu trong mẫu máu cuống rốn. Chúng không tốt cho quá trình bảo quản và có thể bị vỡ và giải phóng độc tố vào mẫu. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới các tế bào gốc có giá trị, đồng nghĩa với việc mất tế bào nhiều hơn cũng như gây độc cho người nhận trong quá trình cấy ghép[1].
1. Tránh các tác dụng phụ có hại, thậm chí gây tử vong
Các tế bào hồng cầu có liên quan đến các tác dụng phụ có hại hoặc gây tử vong nếu chúng được sử dụng quá nhiều trong điều trị[2]. Vì lý do này, phương pháp xử lý giảm thể tích được áp dụng để loại bỏ tất cả các tế bào hồng cầu trước khi mẫu máu cuống rốn được bảo quản lạnh và lưu trữ.
2. Lưu trữ an toàn
Phương pháp làm giảm thể tích cũng được công nhận là giúp bảo vệ các tế bào tốt hơn trong quá trình lưu trữ. Vì vậy, số lượng tế bào sống thu được sẽ cao hơn và các gia đình sẽ có nhiều cơ hội sử dụng tế bào gốc này để điều trị
3. Môi trường đông lạnh tối ưu
Thể tích càng nhỏ thì mẫu đông lạnh càng đồng nhất. Điều này rất quan trọng để giảm thiểu tế bào chết trong quá trình đông lạnh cũng như rã đông nếu mẫu tế bào gốc cần được lấy ra để truyền khi cần.
4. Không yêu cầu nhiều chất bảo quản đông lạnh
Chất bảo quản lạnh được thêm vào mỗi mẫu bất kể áp dụng phương pháp xử lý nào để ổn định và bảo vệ mẫu trong khi nó được đông lạnh xuống -180 độ C. Tuy nhiên, chất bảo vệ đông lạnh với số lượng lớn có thể không tốt với người nhận cấy ghép. Vì vậy, khi mẫu máu cuống rốn đã được làm giảm thể tích, mẫu sẽ cần không đáng kể chất bảo quản lạnh vì số lượng hoá chất cần lúc đó là thấp nhất có thể.
Xử lý máu toàn phần
Mặc dù máu toàn phần là phương pháp xử lý thay thế về mặt kỹ thuật nhưng phương pháp này được sử dụng ngày càng ít và nói chung đã lỗi thời. Xử lý máu toàn phần nghĩa là mẫu chỉ đơn giản được chuẩn bị để lưu trữ, không loại bỏ chất thải độc hại và mẫu được bảo quản trong một túi lớn.
Trong khi lưu trữ máu cuống rốn bằng phương pháp này rẻ hơn do không phải xử lý trong khi các chất thải còn lại có thể gây hại cho chất lượng của số lượng tế bào gốc. Rất ít công ty trên thế giới cung cấp dịch vụ này, vì giảm thể tích là phương pháp ưu việt.
Các chuyên gia nói gì?
Đừng chỉ nghe theo lời nói của chúng tôi! Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy một số trích dẫn khoa học từ các tổ chức độc lập liên quan đến việc xử lý máu cuống rốn.
“Mỗi đơn vị máu cuống rốn được xử lý bằng việc loại bỏ hồng cầu và huyết tương. Điều này giúp làm giảm thể tích của đơn vị máu cuống rốn xuống còn 20 ml, và chỉ còn giữ lại các tế bào gốc từ máu cuống rốn còn sống để dùng cấy ghép sau này. Chất bảo quản (DMSO) được thêm vào để bảo vệ các tế bào gốc khi được đông lạnh. Mỗi đơn vị máu cuống rốn sau đó được đông lạnh trong hệ thống chứa ni-tơ dạng lỏng được thiết kế chuyên dụng cho các đơn vị máu cuống rốn.”
Ngân hàng công NHS (Ref link: https://www.nhsbt.nhs.uk/cord-blood-bank/how-is-it-used/)
Ngày nay, hầu hết các ngân hàng máu cuống rốn gồm cả công và tư đều xử lý máu cuống rốn để loại bỏ cả hồng cầu và huyết tương để bảo quản lạnh thành phần giá trị còn lại là “buffy coat” chứa các tế bào bạch cầu và tế bào gốc. Nhiều bác sỹ cho rằng việc loại bỏ các tế bào hồng cầu là rất quan trọng trước khi bảo quản tế bào gốc máu cuống rốn, và chúng tôi có cơ sở dữ liệu về việc loại bỏ tế bào hồng cầu. Lý do cần loại bỏ các tế bào hồng cầu là vì chúng có xu hướng vỡ ra trong quá trình đông lạnh, giải phóng ra sắt từ haemoglobin có thể gây độc. Phương pháp thay thế để loại bỏ các tế bào hồng cầu trước khi đông lạnh là rửa sạch các tế bào bị vỡ ra khỏi đơn vị máu cuống rốn sau khi rã đông.”
Tổ chức Hướng dẫn Cha mẹ về Máu cuống rốn tại Hoa Kỳ - Parent’s Guide to Cord Blood (Ref link: https://parentsguidecordblood.org/sites/default/files/uploaded-files/rbc-depletion-factsheet.pdf)
“Tóm lại, do các vấn đề trong việc xử lý các đơn vị máu dây rốn chứa các tế bào hồng cầu, cả trong phòng thí nghiệm và cơ sở y tế, tiêu chuẩn ngành hiện tại là hầu hết các ngân hàng máu dây rốn phải thực hiện việc làm lắng cạn một phần hồng cầu và loại bỏ huyết tương trước khi bảo quản lạnh. Ngoài ra, những ngân hàng máu cuống rốn công cộng đã được FDA cấp phép đều sử dụng hệ thống để loại bỏ hồng cầu và huyết tương ”.
Andromachi Scaradavou, Giám đốc Y khoa của Chương trình Máu cuống rốn Quốc gia thuộc Trung tâm Máu New York
Các chứng nhận của chúng tôi
| | |Từ khóa » Các Mẫu Rốn
-
Lấy Tế Bào Gốc Từ Máu Cuống Rốn: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Máu Cuống Rốn Chữa được Những Bệnh Gì? Lợi ích Của Việc Lưu Trữ ...
-
Mẫu Cuống Rốn - Xet Nghiem ADN - Bionet
-
CHA MẸ GIỮ LẠI MÁU CUỐNG RỐN CHO CON, CẦN NHỮNG GÌ?
-
LỢI ÍCH CỦA TẾ BÀO GỐC MÁU CUỐNG RỐN
-
LƯU TRỮ MÁU CUỐNG RỐN | Bệnh Viện Nhi Trung ương
-
Hướng Dẫn Lưu Giữ Máu Dây Rốn Dịch Vụ
-
Những điều Nên Biết Về Lưu Trữ Máu Cuống Rốn - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Rụng Rốn Bị Chảy Dịch Mủ | Medlatec
-
Từ A - Z Về Xét Nghiệm ADN Bằng Cuống Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh - GENTIS
-
Lấy Máu Cuống Rốn & Dây Rốn Như Thế Nào? - YouTube
-
Tại Sao Nên Lưu Trữ Tế Bào Gốc Dây Rốn
-
Rốn Trẻ Sơ Sinh: Bệnh Lý Về Rốn, Chăm Sóc, Vệ Sinh Rốn Rụng Nhanh