Các Phương Thức Thanh Toán Trong Hợp đông Thương Mại Quốc Tế

Trong giao dịch thương mại quốc tế, các bên trong giao dịch có nhiều lựa chọn trong phương thức thanh toán quốc tế sao cho có lợi nhất cho mình. Các phương thức thanh toán trong hợp đồng thương mại quốc tế sẽ có các yêu cầu về chứng từ đối với mỗi loại phương thức tương ứng, bài viết này Luật Long Phan sẽ cung cấp thông tin về các phương thức thanh toán quốc tế.

Các phương thức thanh toán trong hợp đồng thương mại quốc tế

Các phương thức thanh toán trong hợp đồng thương mại quốc tế

Mục Lục

  • 1 Các phương thức thanh toán trong hợp đồng thương mại quốc tế
  • 2 Phương thức chuyển tiền
    • 2.1 Chuyển tiền
    • 2.2 Yêu cầu về chứng từ
  • 3 Phương thức thanh toán nhờ thu
    • 3.1 Thanh toán nhờ thu
    • 3.2 Yêu cầu về chứng từ
  • 4 Phương thức tín dụng chứng từ
    • 4.1 Tín dụng chứng từ
    • 4.2 Yêu cầu về chứng từ
  • 5 Dịch vụ luật sư hợp đồng
    • 5.1 Tư vấn pháp lý về đàm phán, giao kết, thực hiện, giải quyết tranh chấp hợp đồng
    • 5.2 Soạn thảo hợp đồng và các văn bản liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng
    • 5.3 Đại diện thân chủ tham gia đàm phán, giao kết, giải quyết vướng mắc khi thực hiện và có tranh chấp hợp đồng

Các phương thức thanh toán trong hợp đồng thương mại quốc tế

Trong thanh toán quốc tế, các bên không được phép tiến hành thanh toán trực tiếp cho nhau, mà phải thực hiện thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Tiền mặt không được sử dụng trực tiếp mà thay vào đó là các phương tiện thanh toán được sử dụng thay, đó là hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ (còn gọi là kỳ phiếu) và séc. Theo đó, có các phương thức thanh toán cơ bản trong hợp đồng thương mại quốc tế sau đây:

  • Phương thức chuyển tiền
  • Phương thức thanh toán nhờ thu
  • Phương thức tín dụng chứng từ

Việc lựa chọn các phương thức thanh toán tùy thuộc vào mức độ tin cậy giữa các bên, khả năng thanh toán, hoặc phụ thuộc vào đối tượng của hàng hóa.

Phương thức chuyển tiền

Chuyển tiền

Chuyển tiền là phương thức thanh toán mà bên mua sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thực hiện chuyển tiền cho người bán ở một thời điểm nhất định. Ở phương thức này, có thể có 4 bên tham gia là bên trả tiền, bên thụ hưởng, ngân hàng chuyển tiền (ngân hàng phục vụ bên trả tiền) và ngân hàng trả tiền (ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng)

Theo đó, việc chuyển tiền có thể thực hiện thông qua các hình thức chuyển tiền như:

  • Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer): Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho ngân hàng trả tiền.
  • Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer): Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng telex hay mạng swift.

Trong đó, chuyển tiền bằng thư khá chậm nhưng có chi phí thấp, người lại chuyển tiền bằng điện phổ biến hơn do nó diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn, tuy nhiên, chi phí lại cao hơn so với chuyển tiền bằng thư.

Yêu cầu về chứng từ

Việc thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, các bên thường sử dụng các công cụ hối phiếu. séc để thực hiện thanh toán thông qua ngân hàng. Theo đó, tùy theo sự thỏa thuận của các bên, khi tiến hành thanh toán cho bên bán, các chứng từ cơ bản thường có là:

  • Chứng từ hàng hóa: bao gồm hóa đơn thương mại; giấy chứng nhận xuất xứ; phiếu đóng gói; giấy kiểm định; giấy chứng nhận chất lượng, số lượng; và các chứng từ khác từ theo loại hàng hóa.
  • Chứng từ vận tải: bao gồm vận tải đường biển; chứng từ vận tải đa phương thức; biên lai gửi hàng đường biển; vận đơn hàng không; chứng từ vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông, đường ống, biên lai bưu điện.
  • Chứng từ bảo hiểm: bao gồm 3 loại là bảo hiểm đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm
  • Chứng từ tài chính bao gồm: hối phiếu trả nợ; hối phiếu nhận nợ, sec

Người bán hàng thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng cho bên mua để bên mua có thể nhận được hàng hóa. Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, sau khi đáp ứng đủ bộ chứng từ và các điều kiện thanh toán mà các bên đã thỏa thuận, thì ngân hàng sẽ thực hiện chuyển tiền cho người bán hàng (khi này là người thụ hưởng).

Phương thức thanh toán nhờ thu

Thanh toán nhờ thu

Phương thức thanh toán nhờ thu (hay còn gọi là ủy nhiệm thu) được điều chỉnh tại Quy tắc thống nhất về nhờ thu – URC 522, và Thông tư 46/2014/TT-NHNN. Theo đó, nhờ thu là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.

Theo đó, các điều kiện để thực hiện thanh toán nhờ thu là:

  • Các bên phải thỏa thuận bằng văn bản về việc thu hộ giữa bên bán và bên mua
  • Bên bán sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, sẽ yêu cầu ngân hàng thực hiện thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên mua

Yêu cầu về chứng từ

Hoạt động thanh toán nhờ thu này được phân loại thành nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Tùy theo từng hình thức cũng sẽ có các yêu cầu về điều kiện chứng từ thanh toán, để qua đó, các bên có nhiều hơn sự lựa chọn đảm bảo được quyền lợi tốt nhất của mình.

Ở phương thức thanh toán nhờ thu trơn, đây là phương thức người thụ hưởng uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở các chứng từ tài chính do mình lập ra mà không cần bộ chứng từ thương mại.

Như vậy, đối với phương thức này, bên bán sẽ thực hiện giao hàng cho bên mua kèm theo bộ chứng từ thương mại bao gồm chứng từ hàng hóa, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm theo sự thỏa thuận của các bên. Sau đó bên bán gửi yêu cầu ủy nhiệm thu cho ngân hàng phục vụ bên bán, bằng phương thức nhờ thu trơn.

Theo đó, bên bán phải có bộ chứng từ tài chính bao gồm: hối phiếu trả nợ; hối phiếu nhận nợ, sec; để ngân hàng làm căn cứ thực hiện việc thu hộ tiền của bên mua thay cho bên bán.

Ở phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, đây là phương thức mà bên bán nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ không những căn cứ vào chứng từ tài chính, mà còn căn cứ vào bộ chứng từ thương mại.

Theo đó, bên bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ, thì phải giao cho ngân hàng thu hộ mình bộ chứng từ hàng hóa, bao gồm:

  • Chứng từ tài chính: hối phiếu trả nợ; hối phiếu nhận nợ, sec
  • Chứng từ thương mại: chứng từ hàng hóa, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm

Thanh toán nhờ thu

Thanh toán nhờ thu

Phương thức tín dụng chứng từ

Tín dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ được điều chỉnh bởi UCP 600 là một cam kết của ngân hàng theo yêu cầu của người xin mở thư tín dụng, theo đó, ngân hàng sẽ thanh toán cho người thụ hưởng (bên bán) với điều kiện người này thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tín dụng chứng từ (L/C) và xuất trình cho ngân hàng các chứng từ thanh toán phù hợp với các quy định đã ghi rõ trong thư tín dụng.

Theo đó, cụ thể quy trình thanh toán L/C như sau:

  1. Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C
  2. Bước 2: Căn cứ theo các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, bên mua làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng phát hành một L/C cho bên bán thụ hưởng
  3. Bước 3: Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, ngân hàng phát hành lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước bên bán để thông báo L/C cho bên bán
  4. Bước 4: Khi nhận được L/C, ngân hàng thông báo kiểm tra, nếu L/C là chân thật thì thông báo L/C cho bên bán, nếu không chân thật thì trả lại ngân hàng phát hành
  5. Bước 5: Bên bán kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng, nếu không phù hợp thì tiến hành đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng
  6. Bước 6: Sau khi giao hàng, bên bán lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho ngân hàng phát hành để được thanh toán
  7. Bước 7: Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành thanh toán, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại nguyên vẹn bộ chứng từ cho bên bán.
  8. Bước 8: Bên mua hoàn trả tiền cho ngân hàng phát hành
  9. Bước 9: Ngân hàng phát hành trao bộ chứng từ cho bên mua

Yêu cầu về chứng từ

Theo đó, bộ chứng từ bà bên bán phải chuẩn bị sẽ phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng thương mại giữa các bên. Theo đó, bộ chứng từ trong thỏa thuận L/C bao gồm:

  • Chứng từ hàng hóa: bao gồm hóa đơn thương mại; giấy chứng nhận xuất xứ; phiếu đóng gói; giấy kiểm định; giấy chứng nhận chất lượng, số lượng; và các chứng từ khác từ theo loại hàng hóa.
  • Chứng từ vận tải: bao gồm vận tải đường biển; chứng từ vận tải đa phương thức; biên lai gửi hàng đường biển; vận đơn hàng không; chứng từ vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông, đường ống, biên lai bưu điện.
  • Chứng từ bảo hiểm: bao gồm 3 loại là bảo hiểm đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm

Bộ chứng từ này là căn cứ để bên mua có thể nhận được hàng, nên bên bán chỉ được thanh toán nếu chuẩn bị đúng như yêu cầu của L/C.

Dịch vụ luật sư hợp đồng

Tư vấn pháp lý về đàm phán, giao kết, thực hiện, giải quyết tranh chấp hợp đồng

Khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng, luật sư sẽ tiến hành các công việc sau đây:

  • Khai thác thông tin từ khách hàng
  • Nhận diện các vấn đề pháp lý, rủi ro
  • Xem xét các quy định của luật hiện hành đối với vụ việc
  • Rà soát hợp đồng
  • Cung cấp các ý kiến pháp lý, xác định rủi ro, đề xuất khắc phục
  • Gặp gỡ, trao đổi với đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp…để nắm tình hình, diễn biến sự việc đồng thời đưa ra phương án, cách xử lý tốt nhất cho các bên

Soạn thảo hợp đồng và các văn bản liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng

Đối với việc soạn thảo hợp đồng và các văn bản liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng, luật sư sẽ thực hiện công việc:

  • Sàng lọc, thu thập thông tin, yêu cầu khi giao kết hợp đồng
  • Soạn thảo, đàm phán và tiến đến giao kết hợp đồng.

>>> Xem thêm: Tư vấn luật hợp đồng

>>> Xem thêm: Dịch Vụ Luật Sư Tư Vấn Soạn Thảo Hợp Đồng

Đại diện thân chủ tham gia đàm phán, giao kết, giải quyết vướng mắc khi thực hiện và có tranh chấp hợp đồng

Dưới vai trò là đại diện ủy quyền của thân chủ, luật sư công ty luật Long Phan PMT sẽ thực hiện các công việc sau đây:

  • Theo dõi, giám sát, cố vấn trong quá trình thực hiện hợp đồng
  • Tư vấn, soạn thảo, đàm phán các nội dung điều chỉnh (phụ lục hợp đồng – nếu có)
  • Tư vấn, nhận ủy quyền, trực tiếp giải quyết tranh chấp hợp đồng (các hướng giải quyết có thể là thương lượng, thỏa thuận, trên tinh thần hợp tác của các bên hoặc nhờ sự can thiệp của cơ quan tài phán cụ thể là trung tâm trọng tài hoặc khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu quyền và lợi ích của thân chủ bị xâm phạm)
  • Đảm bảo triệt tiêu những rủi ro pháp lý có thể sẽ xảy ra cho khách hàng nhằm giải quyết tối ưu quyền lợi khách hàng.

Tín dụng chứng từ L/C

Tín dụng chứng từ L/C

Trên đây là toàn bộ nội dung hỗ trợ pháp luật liên quan đến “Các phương thức thanh toán trong hợp đồng thương mại quốc tế và yêu cầu về chứng từ đối với mỗi loại phương thức”. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ pháp luật kịp thời và tốt nhất.

Từ khóa » điều Khoản Thanh Toán Kc