CÁC QUÁ TRÌNH THI CÔNG NỀN ĐẤT YẾU VÀ LẮP ĐẶT ... - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kỹ Thuật - Công Nghệ
  4. >>
  5. Kiến trúc - Xây dựng
CÁC QUÁ TRÌNH THI CÔNG NỀN ĐẤT YẾU VÀ LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ QUAN TRẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 33 trang )

Page 1/33CÁC QUÁ TRÌNH THI CÔNG NỀN ĐẤT YẾU VÀLẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ QUAN TRẮCHoàng Trung HậuKỹ sư địa kỹ thuậtJapan Port Consultant -Nippon Koei Joint venture1. ĐẶT VẤN ĐỀ:Một trong những phần quan trọng nhất trong thi công nền đường hay nền Cảng là thi công trênnền đất yếu. Việc nắm bắt được trình tự thi công và các phương pháp quan trắc là điều quan trọng đảmbảo sự ổn định nền cũng như lường trước những khó khăn trong quá trình thi công.Bài này trình bày các bước thi công nền đất yếu bằng PVD kết hợp gia tải với các hình ảnh vàphân tích, cụ thể:· Thi công lớp tạo mặt bằng.· Đóng bấc thấm.· Rải bấc thấm ngang.· Thi công các rãnh thu nước, giếng bơm nước.· Rải vải địa.· Lắp đặt bàn đo lún, bàn đo chiều dày cát.· Trình tự và nguyên tắc lắp đặt các thiết bị quan trắc: thiết bị đo lún sâu (extensometer),đo áp lực nước lỗ rỗng (piezometer), quan trắc mực nước tĩnh (ống đo standpile), bàn đoứng suất tổng (Earth pressure Cell), thiết bị quan trắc chuyển vị ngang (inclinometer).· Đắp đất chờ lún.· Quan trắc độ lún.· Các thí nghiệm trước khi dỡ tải.· Kết thúc quá trình dỡ tải.· Thử nghiệm độ lún mặt đường bằng quan trắc gia tải tương ứng với tải mặt đường.2. TRÌNH TỰ THI CÔNG:2.1. Thi công lớp tạo mặt bằngTrước khi tiến hành các công việc xử lý thì công việc đầu tiên là công tác tạo mặt bằng thi côngcho máy móc (thường gọi công tác này là reclaimation) bao gồm rải lớp vải địa kỹ thuật ngăncách nền yếu với lớp nền đắp, bơm cát. Trình tự chi tiết như sau:Phát quang cây cối, dọn dẹp các rễ cây và vét lớp bùn hữu cơ trên bề mặt.Rải vải địa kỹ thuật ngăn cách giữa lớp bùn và lớp nền đắp.Lắp đặt các ống bơm cát PVC đến vị trí xác định.Tiến hành bơm cát và san ủi, đầm lu tạo mặt bằng.Kiểm tra độ chặt từng lớp của cát trên mực nước hiện tại bằng phương pháp FDT (FieldDensity Testing-Kiểm tra độ chặt tại hiện trường)Kiểm tra độ chặt của nền trong nước bằng phương pháp xuyên côn động từ trên mặtđến tầng đất yếu (phương pháp DCP-Dynamic Cone Penetration).Page 2/33Hình 1. Bơm cát Hình 2. Lớp tạo mặt bằng hoàn chỉnhHình 3. Thiết bị DCP Hình 4. Tiến hành đóng DCP2.2. Đóng bấc thấm đứng.a. Mục đích:Bấc thấm đứng được sử dụng để gia cố nền đất yếu, làm tăng thời gian lún, tăng nhanh sứcchống cắt trong một thời gian ngắn do nền cố kết.b. Cấu tạo:Bấc thấm đứng được cấu tạo từ hai lớp: lớp áo lọc bằng vải địa kỹ thuật không dệt, sợi liên tụcPP hoặc PET 100%, không thêm bất cứ chất kết dính nào và lớp lõi thoát nước được đùn bằngnhựa PP.Hình . Cấu tạo bấc thấm đứngc. Thi công:Các bước chi tiết như sau:Định vị các vị trí cắm bấc bằng các sợi ni lông được ghim vào lớp tạo mặt bằng.Page 3/33Lắp đặt cuộn bấc vào máy đóng.Lắp đặt tấm thép vào đầu bấc với mục đích bấc được giữ lại khi cắm đến chiều sâu xácđịnh.Cắm bấc đến chiều sâu xác định, rút cần xuyên.Dùng kéo cắt bấc thấm.Chuyển máy sang vị trí tiếp theo.(Hết mỗi cuộn bấc, tiến hành lắp đặt cuộn tiếp theo nối với cuộn cũ bằng các ghim bấm).Dọn dẹp lượng bùn do máy đóng bấc thấm kéo lên.Hình 1. Đóng bấc thấm Hình 2. Cắt đầu bấc thấmHình 3. Mặt bằng hoàn thiện cắm bấc thấm Hình 4. Thu dọn bùn do máy cắm bấc kéo lên2.3. Rải bấc thấm ngang.a. Mục đích:Thu nước trong khu vực gia tải và dẫn về rãnh thu nước.Thay thế cho lớp cát hạt trung, là lớp lọc trong các thiết kế và thi công truyền thống.b. Cấu tạo:Bấc thấm ngang được cấu tạo từ hai lớp: lớp áo lọc bằng vải địa kỹ thuật không dệt, sợi liên tụcPP hoặc PET 100%, không thêm bất cứ chất kết dính nào và lớp lõi thoát nước được đùn bằngnhựa PP.Page 4/33Hình . Cấu tạo bấc thấm ngangc. Thi công:Các bước chi tiết như sau:Rải bấc thấm ngang từ vị trí các rãnh thu nước bên này đến rãnh thu nước phía bên kia.Gập các bấc thấm đứng vào bấc thấm ngang, và liên kết bằng ghim bấm.Hình 1. Mặt bằng rải bấc ngang Hình 2. Chi tiết mối nối bấc thấm ngang và đứngHình 3. Chi tiết vỏ và lõi bấc thấm ngang Hình 4. Chi tiết một đoạn bấc thấm ngang và đứng2.4. Thi công các rãnh thu nước, giếng bơm nước.a. Mục đích:Page 5/33Thu nước thoát ra do ảnh hưởng gia tải, nếu quá trình này không thực hiện dẫn đến mực nướccao, nền không lún do áp lực đẩy nổi.b. Cấu tạo:Hình 2. Cấu tạo giếng bơmHình 3. Cấu tạo rãnh thu nướcHình 3. Cấu tạo mối nối của giếng bơm và ống thu nước trong rãnhPage 6/33c. Thi công:Các bước chi tiết như sau:Đào rãnh thu nước về vị trí máy bơm.Rải vải địa phía dưới rãnh thu nước.Lắp đặt các ống dẫn nước về vị trí máy bơm.Rải đá làm lớp lọc.Phủ vải địa lên phía trên rãnh.Lắp đặt các ống bơm nước và máy bơm.Lắp đặt các đường dẫn ống dẫn nước từ máy bơm ra phạm vi gia tải.Hình 1. Đào rãnh thu nước Hình 2. Lắp đặt vải địa kỹ thuật cho rãnh thu nướcHình 3. Lắp đặt các ống thu nước và lớp đá lọc Hình 4. Chi tiết liên kết bấc ngang với rãnh thu nướcPage 7/33Hình 5. Phủ vải địa và hoàn thiện Hình 6. Vị trí giếng thu nướcHình 7. Giếng bơm và bơm chìm Hình 8. Rãnh thu nước từ các giếng bơm2.5. Rải vải địa.a. Mục đích:Vải địa dùng trong nền đắp đất yếu chủ yếu có 2 tác dụng chính sau:· Dùng gia cường chống trượt.· Phân cách giữa lớp đất yếu và đất đắp hoặc phân cách giữa các lớp đất đắp (giữa nền đắpvà nền thi công).b. Cấu tạo:Hiện nay có hai loại vải địa theo phương thức chế tạo là : loại vải dệt (Woven) và loại không dệt(Non-Woven).· Vải địa kỹ thuật dệt gồm những sợi dọc và sợi ngang dệt lại giống như vải may mặc. Biếndạng của nhóm vải dệt thường được thí nghiệm theo 2 hướng chính: hướng dọc máy (MD);hướng ngang máy (CD). Đại diện cho loại này thường có GSI, KM, MAC.· Vải địa kỹ thuật không dệt được cấu tạo từ những sợi ngắn (100% polypropylene hoặc100%polyester), không theo một hướng nhất định nào, được liên kết với nhau bằng phươngpháp (dùng chất dính), hoặc nhiệt (dùng sức nóng) hoặc cơ (dùng kim dùi). Đại diện chonhóm vải không dệt gồm TS của Polyfelt của Malaysia, ART, HD của Việt Nam (theo www.annamphat.com)c. Thi công:Page 8/33Trình tự các bước như sau: Trải vải địa kỹ thuật. Mối nối vải chồng nhau hoặc bằng khâu.Hình 1. Mặt bằng rải vải địa Hình 2. Rải vải địa2.6. Lắp đặt bàn đo lún, bàn đo chiều dày cát.a. Mục đích:Bàn đo chiều dày cát: dùng để xác định khối lượng cát đắp nền để thanh toán khối lượng và kiểm tra,khống chế chiều cao đắp theo thiết kế.Bàn đo lún: dùng để đo chính xác độ lún nền đường.b. Cấu tạo:Hình . Cấu tạo bàn đo lúnc. Thi công: Chế tạo bàn đo chiều dày cát: bàn đo chiều dày cát được nối cứng sẵn đến cao hơn chiều caodự kiến của lớp chiều dày cát và lắp đặt trước khi đắp nền. Chế tạo bàn đo lún: bàn đo lún tương tự như bàn đo cát nhưng lắp từng đốt một (mục đích để đolún chính xác khi đặt mia trên đỉnh cần) nhưng có thêm ống bọc PVC ngoài bảo vệ (với mục đích loạibỏ ma sát do cần và nền cát dẫn đến độ lún không chính xác).Page 9/33Hình 1. Cấu tạo bàn đo chiều dày cát Hình 2. Bàn đo chiều dày cát được định vịHình 3. Lắp đặt hoàn chỉnh bàn đo lún Hình 4. Cấu tạo bên trong bàn đo lún (hỏng do cát bịrơi vào bên trong)2.7. Trình tự và nguyên tắc lắp đặt các thiết bị quan trắc:2.7.1. Thiết bị đo lún sâu (extensometer)a. Mục đích:Dùng để đo độ sâu lún tại một vị trí nhất định cũng như để kiểm tra lại độ chính xác của các bànđo lún.b. Cấu tạo:Page 10/33Hình. Cấu tạo và lắp đặt ExtensometerHình . Sơ đồ cấu tạo cố định nhện từ vào vị trí cố địnhHình. Sơ đồ đo tổng quátc. Đo đạc và kết quả:Nguyên tắc:Page 11/33Thiết bị đo bao gồm một thước dây có khắc vạch chính xác đến mm và một đầu dò vị trícủa tấm nhện từ và các con nhện từ tại một thời điểm.Tiến hành đo:Thả đầu dò vào ống extensometer, thả dần đến lúc nào nghe tiếng “bíp” thì dừng lại (khiđầu dò đi qua tấm nhện từ và các con nhện từ thì sẽ phát ra tiếng “bíp”). Tiếp tục thả lên thảxuống vài lần và đọc số chính xác đến mm trên thước dây tại vị trí đỉnh ống. Ghi lại chiều dài.Tiếp tục đo đến hết chiều sâu. Rút dây đo lên. Dùng máy thủy bình xác định cao độ đỉnh ống.Tính toán cao độ hiện tại của tấm nhện từ và các con nhện từ.Độ lún tại một thời điểm chính là cao độ tại thời điểm đo với cao độ thời điểm trước đó.Hình. Chi tiết một đoạn thước đoKết quả:Tấm nhện từ được lắp gần ở đỉnh nền (chưa đắp gia tải) thể hiện độ lún tổng.Các con nhện từ lắp trong nền đất chịu nén thể hiện lún từng lớp.Hình . Mẫu ghi kết quả đo và tính toán độ lúnBIỂU ĐỒ EXTENSOMETER50060070080090010001100120020-Jun-09 20-Jul-09 19-Aug-09 18-Sep-09 18-Oct-09 17-Nov-09 17-Dec-09 16-Jan-10 15-Feb-10 17-Mar-10 16-Apr-10 16-May-10 15-Jun-10 15-Jul-10 14-Aug-10 13-Sep-10Cao độ nền đắp. (cm)05010015020025030035040045020-Jun-09 20-Jul-09 19-Aug-09 18-Sep-09 18-Oct-09 17-Nov-09 17-Dec-09 16-Jan-10 15-Feb-10 17-Mar-10 16-Apr-10 16-May-10 15-Jun-10 15-Jul-10 14-Aug-10 13-Sep-10Độ lún (cm)Tấm nhện từ (+4.65mCDL)Nhện từ 1 (-5.03mCDL)Nhện từ 2 (-14.86mCDL)Nhện từ 3 (-25.01mCDL)Hình. Biểu đồ kết quả đo lún tổng và lún từng lớp.Page 12/33d. Thi công:Trình tự thi công như sau:Nối nhện từ vào thân ống đã định sẵn.Nhện từ được cố định duỗi thẳng.Nối các sợi dây qua các nhện từ với mục đích sau khi lắp đặt xong sẽ kéo sợi dây nàylên làm bung các chân của nhện từ, các chân này sẽ liên kết chặt vào nền đất tại vị trí đó.Lắp đặt ống vào vị trí cố định.Lắp đặt tấm nhện từ trong tầng cát.Lắp đặt ống PVC bảo vệ ống đo này đến quá chiều cao gia tải dự kiến.Đo để xác định chính xác cao độ ban đầu của tấm nhện và các con nhện từ.Hình 1. Cấu tạo ống đo lún Hình 2. Định vị nhện từ trên ống đoHình 3. Cấu tạo nhện từ Hình 4. Cấu tạo ống dẫn với mặt cắt lồng nhauPage 13/33Hình 5. Cấu tạo tấm nhện từ trong thân nền đắp Hình 5. Cấu tạo nắp ốngHình 6. Lắp đặt ống Hình 7. Liên kết nhện từ với dây kéoHình 7. Lắp đặt ống đo và ống bơm bentonit Hình 8. Đổ nước vào ốngPage 14/33Hình 9. Thiết bị đo lún sâu Hình 10. Quá trình đo lún2.7.2. Đo áp lực nước lỗ rỗng (piezometer)a. Mục đích:Xác định áp lực nước lỗ rỗng trong nền gia tải nhằm mục đích kiểm tra lại các quá trình phân tíchngược có phù hợp với kết quả quan trắc áp lực nước lỗ rỗng hay không. Ngoài ra, xác định áplực nước lỗ rỗng còn để xác định độ cố kết của nền sau một thời gian gia tải nhất định.Xác định áp lực nước lỗ rỗng cần kết hợp với quan trắc mực nước tĩnh (đo trong ống stand pipe)để xác định áp lực nước lỗ rỗng thặng dư.Áp lực nước lỗ rỗng thặng dư (Excess Pore Water Pressure-EPWP) sẽ tăng dần dựa trên chiềucao gia tải. Sau khi kết thúc gia tải, EPWP sẽ giảm dần tùy theo mức độ cố kết và có xu hướnggiảm về giá trị zero.Thiết bị này dùng để đo áp lực nước lỗ rỗng tại một vị trí chiều sâu nhất định.b. Cấu tạo:Mỗi piezometer được lắp đặt tại mỗi vị trí lỗ khoan riêng. Sau khi lắp đặt piezometer vào lỗkhoan, tiến hành rót lớp cát lọc vào phủ piezo. Phía trên đầu piezo được bịt kín bằng betonit đểphân cách nước lỗ rỗng ở mũi. Phần còn lại trong lỗ khoan được bơm vữa bentonit để ngăndòng nước đi lên.Page 15/33Hình . Sơ đồ các bước lắp đặt piezometer Hình. Tổng thể lắp đặtc. Đo đạc và kết quả:Hiện nay có 2 loại piezometer: loại piezometer bằng hơi (pneumatic piezometer) và loạipiezometer bằng dây rung (vibrating wire piezometer-VW piezometer).Hình . Piezometer bằng hơi Hình. Piezometer bằng dây rungNguyên lý hoạt động của Piezometer bằng hơi:Sử dụng máy đo, bơm khí vào đầu dò. Đầu dò bao gồm một màng kín và 2 đường ống, mộtđường bơm khí và một đường thoát khí. Ban đầu, khi khí chưa bơm vào và bơm chưa đủ áp lựcđể thắng áp lực nước thì màng chưa căng ra và lỗ thoát khí vẫn kín. Đến khi áp lực đủ thắng áplực nước lỗ rỗng thì màng căng ra, và khí bơm thoát ra ngoài theo đường ống thoát khí. Khi pháthiện khí thoát ra ở bề mặt thì tiến hành tắt máy bơm khí. Áp lực khí giảm dần cho đến khi màngPage 16/33kín trở lại vị trí ban đầu. Ở thời điểm này, áp lực khí cân bằng với áp lực nước và ghi lại số đọctừ máy đo.B1. Lúc chưa bơm, màng vẫn chưa dịch B2. Màng dịch khi bơm vượtquá áp lực nước và khí thoát raB3. Tắt máy bơm và màngtrở lại vị trí ban đầu.Nguyên lý hoạt động của Piezometer bằng dây rung:Loại VW Piezo biến đổi áp lực nước thành một tín hiệu tần số qua một màng chắn, một sợi thépchịu kéo và một cuộn truyền dẫn từ. Piezo được thiết kế để thay đổi áp lực qua màng gây ra bởisự thay đổi của dây thép chịu kéo. Một cuộn truyền dẫn từ được sử dụng để kích thích sợi dâyrung với tần số riêng. Sự rung của dây quanh vùng lân cận của cuộn truyền dẫn sẽ phát sinh mộttín hiệu tần số và truyền đến thiết bị đọc dữ liệu. Thiết bị đọc dữ liệu sẽ ghi lại số đọc Hz. Từ sốđọc này, và thông qua các hệ số cung cấp của nhà SX cho từng thiết bị sẽ chuyển thành giá trịáp lực nước lỗ rỗng tương ứng.Hiện nay, loại piezometer bằng dây rung được sử dụng phổ biến ở VN. Nên trong phần tiến hànhđo, kết quả và thi công được thể hiện loại piezo bằng dây rung này.Tiến hành đo:Mỗi piezometer có 4 dây với màu khác nhau. Trong đó, có 2 dây dùng để ghi số đọc piezo và 2dây dùng để ghi số đọc nhiệt độ.Thiết bị đo gồm có 4 đầu kẹp được kẹp tương ứng với 4 dây của piezo.Giữ cho kết quả đo của piezo ở trên màn hình được ổn định. Nhấn nút ghi để lưu dữ liệu. Tiếptục đo piezo khác.Hình 1. Bộ đọc và ghi dữ liệu Hình 2. Dây đo piezo và nhiệt độPage 17/33Hình 3. Màn hình tổng thể thiết bị Hình 4. Các thông số chi tiết và số đọcKết quả:Giá trị đo được bao gồm số đọc và nhiệt độ môi trường. Công thức tính ứng suất tổng theo nhàsản xuất thiết bị như sau:Ứng suất tuyến tính: P = G . (R0 – R1) + K . (T1 – T0) – (S1 –S0)*Ứng suất theo đa thức: P = A.R12 + BR1 + C + K . (T1 – T0) – (S1 –S0)*Trong đó:S1, So – áp suất không khí, khi không có sự chênh lệch về áp suất không khí thì bỏ quagiá trị này.Ro, To – số đọc piezo và nhiệt độ ở thời điểm ngay sau khi lắp đặt.R1, T1 – số đọc piezo và nhiệt độ ở thời điểm đo.G – hệ số máy đo để tính ứng suất theo tuyến tính.A, B, C: hệ số máy đo để tính ứng suất theo đa thức.(Các hệ số này lấy theo chứng chỉ của nhà sản xuất và khác nhau với mỗi loạipiezometer, mỗi piezometer có một số hiệu riêng được ghi trên đầu piezo. Riêng với giá trị Ctrong tính toán ứng suất theo đa thức thì phải được đo lại thực tế với giá trị ứng suất được đưavề zero).Hình. Chứng chỉ sản xuất của một loại piezometerPage 18/33Để đơn giản, tính toán nên được sử dụng theo ứng suất tuyến tính.Hình. Mẫu đo và kết quả tính toán áp lực nước lỗ rỗng cho 3 piezo ở 3 chiều sâu khác nhau010020030040050060070080020-Jun-09 20-Jul-09 19-Aug-09 18-Sep-09 18-Oct-09 17-Nov-09 17-Dec-09 16-Jan-10 15-Feb-10 17-Mar-10 16-Apr-10 16-May-10 15-Jun-10 15-Jul-10 14-Aug-10 13-Sep-10Áp lực nước lỗ rỗng-PWP (KPa)P10-1 (-0.5mCDL)P10-2 (-10mCDL)P10-3 (-20mCDL)BIỂU ĐỒ PIEZOMETER4.05.06.07.08.09.010.011.012.020-Jun-09 20-Jul-09 19-Aug-09 18-Sep-09 18-Oct-09 17-Nov-09 17-Dec-09 16-Jan-10 15-Feb-10 17-Mar-10 16-Apr-10 16-May-10 15-Jun-10 15-Jul-10 14-Aug-10 13-Sep-10Cao trình đắp (m)Hình. Biểu đồ đo piezometer tại các chiều sâu khác nhaud. Thi công:Trình tự thi công như sau:Hình 1. Ngâm đầu đo đã được bọc cát và vải địa Hình 2. Thả piezometer vào trong lỗ khoanPage 19/33Hình 3. . Lắp đặt ống bơm cát lọc và bentonit Hình 4. Đổ lớp cát lọc và chuẩn bị lớp vữa betonitHình 5. Thả các viên bentonit Hình 6. Bentonit viên được chuẩn bị sẵnHình 7. Quá trình đo Piezometer2.7.3. Quan trắc mực nước tĩnh (ống đo standpile)a. Mục đích:Dùng để đo mực nước tĩnh trong suốt quá trình gia tải. Mực nước này được đo để kết hợp vớikết quả đo áp lực nước lỗ rỗng để tính áp lực nước lỗ rỗng thặng dư. Ngoài ra, giá trị này cũngPage 20/33được đưa vào để phân tích ngược quá trình lún dựa trên số liệu quan trắc độ lún, lịch sử gia tảivà biến đổi mực nước tĩnh.Kết hợp với thiết bị đo ứng suất tổng EPC để tính ứng suất hiệu quả.Cần phân biệt rõ mực nước tĩnh và mực nước động. Mực nước tĩnh là mực nước ổn định khôngdo một tác dụng tức thời như ảnh hưởng của bơm nước và nó đại diện trên một khu vực nhấtđịnh. Mực nước động là mực nước thay đổi liên tục và không đại diện chung trên một khu vựctrong một thời gian nhất định. Việc nhầm lẫn giữa mực nước động và tĩnh khi đưa vào tính toánsẽ làm kết quả sai khác đi nhiều.b. Cấu tạo:Ống PVC được đục lỗ từ đáy ống đến cao trình mặt đất. Tiến hành bọc vải địa không dệt 2 lớprồi thả xuống lỗ khoan sẵn. Sau khi đưa xuống đúng chiều sâu, phần rỗng giữa ống và lỗ khoan đượcđắp lại bằng cát hạt thô.Hình. Cấu tạo lắp đặt ống đo mực nướcc. Đo đạc và kết quả:Tiến hành đo:Với yêu cầu tính lún thì việc đo mực nước không nhất thiết đo chính xác, có thể đo bằng thướcđo cao. Tuy nhiên, với việc đo để tính áp lực nước lỗ rỗng thặng dư, nhất thiết phải dùng thiết bịđo chính xác. Thiết bị đo này nhìn bề ngoài gần giống với thiết bị đo lún sâu extensometer.Thả đầu đo vào ống quan trắc mực nước. Khi chạm nước, thì thiết bị sẽ phát ra tiếng “bíp”. Kéolên và thả xuống vài lần, cho đến khi chỉ có một tiếng “bíp” thì đọc chính xác số đo trên thướcđến mm ở cao độ đỉnh ống đo. Dùng máy thủy bình, xác định chính xác cao độ đỉnh ống. Cao độmực nước từ đó đơn giản được xác định.Page 21/33Hình. Chi tiết một đoạn thước đoKết quả:Kết quả đọc được từ giá trị đo là chiều dài từ mực nước đến đỉnh ống. Cao độ mực nước đượcxác định chính xác khi xác định được cao độ đỉnh ống.Hình. Mẫu ghi kết quả đo mực nước trong ống standpiped. Thi công:Trình tự thi công như sau:Chuẩn bị ống PVC, đục lỗ trên ống.Nối các ống lại, và bọc vải địa.Dùng dây cứng quấn quanh để đảm bảo vải địa liên kết tốt với ống.Hạ ống vào lỗ khoan.Đổ cát hạt thô vào lỗ khoan để cố định ống đo.Hình 1. Cấu tạo ống đo nguyên thủy Hình 2. Bọc vải địa cho ống đoPage 22/33Hình 3. Chi tiết một đoạn ống đo bọc vải địa Hình 4. Lắp đặt ốngHình 5. Định vị ống bằng chèn kín cát thô Hình 6. Thiết bị đo mực nước trong ốngHình 7. Quá trình đo2.7.4. Bàn đo ứng suất tổng (Earth pressure Cell-EPC)a. Mục đích:Page 23/33Dùng để kiểm tra lại tải trọng tác dụng bên ngoài vào nền. Đây là thiết bị đo ứng suất tổng, nêncó thể kiểm tra trọng lượng riêng của nền đắp đảm bảo lớn hơn yêu cầu (gama = P/Hđắp).Thiết bị này đặc biệt hữu dụng với nền được xử lý bằng phương pháp cố kết chân không, vớithiết bị này có thể kiểm tra được ứng suất tác dụng vào nền do hút chân không.b. Cấu tạo:Với công dụng đo ứng suất khác nhau, sẽ có các loại đo ứng suất khác nhau. Trong phần này,giới thiệu loại đo ứng suất tổng thẳng đứng trong thân nền đắp (một số loại dùng đo ứng suấttiếp tuyến, hướng tâm trong thi công đường hầm ).Đặc trưng cho loại này có 2 dạng để đo ứng suất tổng: loại đo ứng suất tổng dạng hơi(phneumatic pressure) và dạng đo ứng suất tổng bằng dây rung (vibrating wire pressure).Hình. Cấu tạo các loại EPCĐặc điểm chung của 2 loại này là bao gồm 2 tấm thép không gỉ được hàn kín lại với nhau. Giữa2 tấm thép được làm rỗng và chứa đầy chất lỏng không chịu nén.Bàn đo được lắp đặt ở bề mặt nhạy cảm tiếp xúc trực tiếp với nền đất. Ứng suất tổng tác dụngđến bề mặt bàn đo rồi truyền đến chất lỏng bên trong bàn đo và được đo bằng bộ truyền dẫn hơihoặc dây rung. Giá trị này sẽ được lưu lại trong máy ghi và dựa vào các hệ số của nhà sản xuất(khác nhau đối với mỗi bàn đo) để chuyển thành giá trị đo ứng suất.c. Đo đạc và kết quả:Tiến hành đo:Thiết bị dùng để đo ứng suất tổng cùng loại với thiết bị đo piezometer. Cách thức đo giống hoàntoàn với đo piezometer. Xem cách thức đo của piezo đã trình bày ở trên để biết thêm chi tiết.Kết quả:Công thức tính toán ứng suất tổng hoàn toàn giống công thức tính toán cho thiết bị đo piezo. Cácgiá trị hiệu chỉnh sẽ khác nhau tùy vào loại số hiệu của bàn đo.d. Thi công:Trình tự thi công như sau:Đào sâu 30cm.Đặt EPC xuống hố. Tiến hành cân cho bàn thẳng đứng bằng thước thủy.Lấp đất trong hố lại. Hoàn thiện.Page 24/33Hình 1. Cấu tạo bàn đo ứng suất tổng Hình 2. Chi tiết đầu dò của bàn đoHình 3. Thiết bị đo ứng suất tổng Hình 4. Quá trình đo đạcChú ý: Thanh màu xanh trong hình 1 là thước cân bàn đo thẳng đứng (thước thủy).2.7.5. Thiết bị quan trắc chuyển vị ngang (inclinometer)a. Mục đích:Dùng để quan trắc chuyển vị ngang tại các vị trí mái dốc (được lắp đặt ở chân mái dốc)từ đỉnh nền đến đáy lớp đất yếu. Thiết bị này cần phải được lắp đặt kết hợp cùng lúc với bàn đoquan trắc lún (được lắp đặt ở vai ta luy) để kiểm toán ổn định trong quá trình thi công bằng biểuđồ Matsuo-Kawamura hoặc Tominaga-Hashimoto.b. Cấu tạo:Hệ thống này bao gồm: ống đo, đầu dò đo độ nghiêng, cáp, bộ puli và đầu đọc dữ liệu.Độ nghiêng trong thân đầu dò được đo bằng hai gia tốc kế cân bằng lực. Một gia tốc kế đo độnghiêng trong mặt phẳng của rãnh, một gia tốc kế đo độ nghiêng trong mặt phẳng vuông góc vớirãnh. Đo đạc độ nghiêng được chuyển thành chuyển vị ngang. Sự thay đổi được so sánh giữachuyển vị ngang ban đầu và chuyển vị ngang hiện tại.Page 25/33Hình. Sơ họa tính toán độ nghiêngHình. Cấu tạo lắp đặtc. Đo đạc và kết quả:Tiến hành đo:Kết nối thiết bị, thả đầu đo cho puli đi vào rãnh theo hướng chuyển vị cần đo. Thả chođến khi hết chiều sâu, bắt đầu tiến hành ghi số liệu. Kéo mỗi 0.5m lên (trên dây cáp đã có khấccho 0.5m), chờ cho khi số liệu ổn định thì nhấn nút ghi số liệu. Tiếp tục cho đến hết thân ống đo.Đảo chiều 180 độ, và tiếp tục như trên để lấy số liệu lần 2.Hình. Màn hình đo đạc.Trên màn hình thể hiện 2 giá trị theo 2 hướng khácnhau.Giá trị A: thể hiện theo hướng đo trong mặt phẳngchính.Giá trị B: thể hiện theo hướng đo trong mặt phẳngphụ (hướng vuông góc với mặt phẳng chính).

Tài liệu liên quan

  • Các yêu cầu cần giải quyết trong quá trình thi công tầng hầm theo phương pháp Top- down Các yêu cầu cần giải quyết trong quá trình thi công tầng hầm theo phương pháp Top- down
    • 73
    • 2
    • 8
  • Thiết kế và thi công mô hình mạch kích dùng thyristor trong thiết bị chỉnh lưu có điều khiển Thiết kế và thi công mô hình mạch kích dùng thyristor trong thiết bị chỉnh lưu có điều khiển
    • 61
    • 1
    • 4
  • Thiết bị quan trắc cụm đầu mối công trình thuỷ lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế bố trí Thiết bị quan trắc cụm đầu mối công trình thuỷ lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế bố trí
    • 26
    • 1
    • 2
  • Các phương pháp và thiết bị quan trắc môi trường nước Các phương pháp và thiết bị quan trắc môi trường nước
    • 266
    • 823
    • 4
  • Các quá trình thi công ép cọc pptx Các quá trình thi công ép cọc pptx
    • 5
    • 1
    • 20
  • biến dạng thấm trong quá trình thi công các công trình ngầm biến dạng thấm trong quá trình thi công các công trình ngầm
    • 9
    • 2
    • 7
  • phân tích và điều chỉnh nội lực quá trình thi công cầu dầm thép liên tục phân tích và điều chỉnh nội lực quá trình thi công cầu dầm thép liên tục
    • 79
    • 1
    • 5
  • CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ NHIỆT TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG BÊ TÔNG ĐẦM LĂN pot CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ NHIỆT TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG BÊ TÔNG ĐẦM LĂN pot
    • 12
    • 901
    • 0
  • KIỂM TRA BIẾN DẠNG CẦU RAY DÀI TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT KHÔNG KHE NỐI doc KIỂM TRA BIẾN DẠNG CẦU RAY DÀI TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT KHÔNG KHE NỐI doc
    • 7
    • 479
    • 1
  • BẢI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM,PGS TS KS LÊ KIỀU BẢI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM,PGS TS KS LÊ KIỀU
    • 64
    • 852
    • 8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.54 MB - 33 trang) - CÁC QUÁ TRÌNH THI CÔNG NỀN ĐẤT YẾU VÀ LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ QUAN TRẮC Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Bàn đo Lún