Các Quan Niệm Về Chủ Nghĩa Tư Bản Lũng đoạn Nhà Nước - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Văn hóa - Lịch sử
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.16 KB, 9 trang )
BÀI THUYẾT TRÌNHCÁC QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨATƯBẢN NHÀ NƯỚC( LŨNG ĐOẠN NHÀNƯỚC)Nhà nước tư bản ra đời đó là một tất yếu lịch sử. Nhà nước tư bản đã trải quanhiều hình thái khác nhau.Theo V.I.Lênin “ tự do cạnh tranh đẻ ra tập trungsản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định,lại dẫn tới độc quyền”. Do đó, tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tưbản phát triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền vàsau đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sự ra đời và phát triển củaCNTB độc quyền Nhà nước là một biến đổi quan trọng trong quan hệ quản lý và làđặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản đương đại. Thực chất, đây là những nấcthang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trongtình hình kinh tế-chính trị thế giới cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX cho đến nay.1.Khái niệm Chủ nghĩa tư bảnChủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế xã hội ra đời cuối thế kỷXVIII, đầu thế kỷ XIX, đến nay trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Lịchsử đã chứng minh từ CNTB tự do canh tranh sang thời kỳ CNTB độc quyền. Ở cácthời kỳ khác nhau, CNTB có đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau.CNTB hiện đại là một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử phát triển củaCNTB. Đó là CNTB độc quyền nhà nước với nhiều đặc trưng mới được thể hiện rõnét từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và ngày càng phát triển nhanh các yếu tố tựphủ định biện chứng. Nhờ sử dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cùng với tínhnăng tự điều chỉnh quan hệ sản xuất, CNTB hiện đại làm cho bộ mặt xã hội cónhững bước phát triển mới. Tuy nhiên, sự thay đổi phát triển này không làm choCNTB thay đổi bản chất, không làm cho nó biến khỏi vũ đài lịch sử. CNTB vẫnđang tồn tại phát triển.Nhằm làm dịu các mâu thuẫn xã hội, CNTB đã tiến hành nhiều biện pháp điềuchỉnh như: điều chỉnh quan hệ sở hữu tư liệu mà nét nổi bật là thành lập các côngty cổ phần, phát triển mạnh CNTB độc quyền nhà nước, tìm cách khai thác và kíchthích thị trường tiêu thụ hàng hóa; mở rộng chức năng của nhà nước tư sản sanghoạt động quản lý và điều hành kinh tế; nhà nước tư bản ban hành nhiều chính sáchphúc lợi xã hội; phát triển mạnh các công ty độc quyền đa quốc gia, xuyên quốcgia…Tuy nhiên, những biện pháp này không làm mất đi các mâu thuẫn gay gắt vốnxuất phát từ bản chất của chế độ người bóc lột người.Sự điều tiết nền kinh tế của nhà nước tư sản trong giai đoạn hiện nay được tiếnhành bằng một hệ thống các chính sách và công cụ kinh tế như: tài chính tín dụng,thuế, bảo đảm nguyên liệu, nhiên liệu, sức lao động, các chương trình kế hoạchphát triển kinh tế, thị trường, xuất nhập khẩu… Nhiều nước tư sản ngày càng canthiệp sâu vào các hoạt động kinh tế thế giới như thương mại quốc tế, phân chiaquyền lực kinh tế thế giới. Cuộc đấu tranh giành giật thị trường giữa các cườngquốc tư bản diễn ra gay gắt, quyết liệt và dẫn đến sự phân chia thế giới thànhnhững khu vực chịu ảnh hưởng.2.Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời do các nguyên nhân sau:Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tếngày càng lớn, tính chất xã hội hóa của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi có sựđiều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một kế hoạch hoá tập trung từ mộttrung tâm. Nhà nước phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều tiết nềnkinh tế như các công cụ về tài chính - tiền tệ, kế hoạch hóa, phát triển các xí nghiệpquốc doanh...Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một sốngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinhdoanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kếtcấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơbản... Nhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điềukiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác.Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giaicấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải giải quyếtnhững mâu thuẫn đó bằng các hình thức khác nhau như trợ cấp thất nghiệp, điềutiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội...Bốn là, sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chứcđộc quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanhvừa và nhỏ…trở nên gay gắt cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước bằng cáchình thức khác nhau như nghiêm cấm một số hình thức độc quyền, ra luật chốngđộc quyền để hạn chế sự chi phối hay quy mô của các độc quyền, hạn chế sự lũngđoạn nền kinh tế của các tổ chức độc quyền…Năm là, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của cácliên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung độtlợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điềutiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế của nhà nước.Ngoài ra, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội hiện thực và tác động của cáchmạng khoa học và công nghệ cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vàođời sống kinh tế.3.Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nướcXét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vẫn là chủ nghĩa tư bản,chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư, mặc dù nó đã có nhiều thay đổi sovới chủ nghĩa tư bản thời kỳ cạnh tranh tự do.Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủnghĩa tư bản độc quyền, nhưng nó vẫn chưa thoát khỏi chủ nghĩa tư bản độc quyền.Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chỉ là một nấc thang mới so với chủnghĩa tư bản độc quyền thời kỳ đầu.Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự can thiệp, sựđiều tiết của nhà nước về kinh tế. Mặc dù trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bảnđộc quyền, nhà nước đã có sự can thiệp, điều tiết kinh tế ở chừng mực nhất định,nhưng hoạt động chi phối vẫn là của bàn tay vô hình hoặc sự can thiệp, điều tiếtcủa nhà nước mang tính gián tiếp. Chẳng hạn, ngay ở giai đoạn nhà nước đã điềutiết gián tiếp vào quan hệ kinh tế bằng thuế, bằng việc đi xâm lược nước ngoài đểmở rộng thị trường cho các tổ chức độc quyền…Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không phải một chế độ kinh tếmới so với chủ nghĩa tư bản, lại càng không phải chế độ tư bản mới so với chủnghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chỉ là chủ nghĩa tưbản độc quyền có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sứcmạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế.4.Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nướcSự vận động của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được biểu hiện dướinhững hình thức chủ yếu dưới đây:- Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nướcV.I.Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàngvốn công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của ngân hàng và côngnghiệp với chính phủ: "Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng, hômnay là chủ ngân hàng, ngày mai làm bộ trưởng".Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các hội chủ xí nghiệp mangnhững tên khác nhau, thí dụ: Liên đoàn công nghiệp Italia. Tổ chức liên hợp côngnghiệp Đức, Liên đoàn công thương Anh... Các hội chủ xí nghiệp này trở thành lựclượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhànước. Các hội chủ này hoạt động như là các cơ quan tham mưu cho nhà nước, chiphối đường lối kinh tế, đường lối chính trị của nhà nước tư sản nhằm "lái" hoạtđộng của nhà nước theo hướng có lợi cho tầng lớp tư bản độc quyền. Vai trò củacác hội lớn đến mức mà dư luận thế giới đã gọi chúng là những chính phủ đằng sauchính phủ, một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực của chính quyền. Thông quacác hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máynhà nước với những cương vị khác nhau; mặt khác, các quan chức và nhân viênchính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ nhữngchức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ đầucác tổ chức độc quyền. Sự thâm nhập lẫn nhau này còn gọi là sự kết hợp đã tạo ranhũng biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhànước từ trung ương đến địa phương.- Sự hình thành và phát triển sở hữu tư bản độc quyền nhà nướcSở hữu tư bản độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản độcquyền có nhiệm vụ ủnng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trìsợ tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó biểu hiện không những ở chỗ sở hữu nhà nướctăng lên mà còn ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độcquyền tư nhân, hai loại sơ hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn củatổng tư bản xã hội.Sở hữu nhà nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cần chohoạt động của bộ máy nhà nước, mà gồm cả những xí nghiệp nhà nước trong côngnghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: giao thông vậntải, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội,... trong đó ngân sách nhà nước là bộ phận quantrọng nhất.Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau: xây dựng xínghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách; quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhânbằng cách mua lại: nhà nước mua cổ phần của các xí nghiệp tư nhân; mở rộng xínghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các xí nghiệp tư nhân...Sở hữu nhà nước thực hiện các chức năng quan trọng sau:Một là, mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sựphát triển của chủ nghĩa tư bản. Điều này liên quan đến những ngành sản xuất cũkhông đứng vững được trong cạnh tranh và có nguy cơ thua lỗ, cũng như cácngành công nghiệp mới nhất đòi hỏi vốn đầu tư lớn và trình độ nghiên cứu khoahọc, thiết kế và thử nghiệm cao được nhà nước đầu tư phát triển.Hai là, giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để đưavào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.Ba là, làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một số quátrình kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền.Sở hữu nhà nước phản ánh xuyên tạc bản chát của chế độ sở hữu tư nhân tư bảnchủ nghĩa. Vì nó biểu hiện ra như "có tính xã hội". Song trong thực tế nó khôngvượt được khuân khổ của sở hữu tư bản chủ nghĩa, vì trong các xí nghiệp nhànước, công nhân vẫn là người lao động làm thuê. Các xí nghiệp nhà nước được sửdụng như những công cụ chủ yếu phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền, vìvậy công nhân vẫn không phải là người chủ đối với tư liệu sản xuất của xí nghiệpnhà nước.- Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sảnMột trong những hình thức biểu hiện quan trọng của chủ nghĩa tư bản độcquyền nhà nước là sự tham gia của nhà nước tư sản vào việc điều tiết quá trìnhkinh tế. V.I.Lênin viết: "Sự tập trung hóa và quốc tế hóa của tư bản ngày càng cóquy mô rất lớn. Chủ nghĩa tư bản độc quyền biến thành chủ nghĩa tư bản độcquyền nhà nước; do tình thế thúc bách nên trong nhiều nuớc đã phải thi hành việcđiều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối".Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là một tổng thể những thiết chếvà thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thốngchính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốcdân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội theo hướng có lợi cho tầng lớp tư bản độcquyền. V.I.Lênin đã nói về sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản Đức thời kỳ đầuthế kỷ XX như sau. "ở Đức, người ta đạt tới chỗ là việc lãnh đạo sinh hoạt kinh tếcủa 66 triệu người là từ một trung tâm; việc tổ chức nền kinh tế quốc dân của 66triệu người là do một trung tâm, làm cho tuyệt đại đa số nhân dân phải chịu nhữnghy sinh lớn nhất để cho "30.000 phần tử thuộc tầng lớp trên" có thể bỏ túi hàng tỷlợi nhuận chiến tranh và khiến hàng triệu người bị đưa vào lò sát sinh vì lợi ích củanhững đại biểu "thượng lưu và ưu tú" trong dân tộc".Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản là sự thể hiện rõ nét nhất sự điềutiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong giai đoạn hiện nay.Chúng bao gồm nhiều lĩnh vực như: chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chốnglạm phát: chính sách tăng trưởng kinh tế, chính sách xã hội, chính sách kinh tế đốingoại. Các công cụ chủ yếu nhà nước tư sản dùng để điều tiết kinh tế và thực hiệncác chính sách kinh tế là ngân sách, thuế, hệ thống liền tệ - tín dụng, các doanhnghiệp nhà nước, kế hoạch hóa hay chương trình hóa kinh tế và các công cụ hànhchính - pháp lý.Theo Lênin: CNTB lũng đoạn Nhà nước là giai đọan tột cùng của CNTB saunày gọi là CNTB cổ điển : “ Cách mạng có thể nổ ra ở một nước tách riêng ranhưng CNXH thì không thể phát triển ở một nước tách riêng ra”.4. Một số quan điểm về chủ nghĩa tư bản Nhà nước (lũng đoạn Nhà nước)- Quan điểm tiếp cận của PGS Lê Văn SangCNTB lũng đoạn Nhà nước theo quan điểm của nhà khoa học Lê Văn Sang ôngđồng tình với quan điểm của Lênin: CNTB lũng đoạn Nhà nước biểu hiện phươngthức sở hữu/ quản lí xã hội của CNTB trong một thời kỳ xác định của CNTB, đó làsự dung hợp các công ty tư bản độc quyền với Nhà nước để tao thành 1 cỗ máyquyền lực khổng lồ phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản.Theo Lê Văn Sang sự xuất hiện của CNTB lũng đoạn Nhà nước gắn với CNTB cổđiển.CNTB lũng đoạn Nhà nước xuất hiện như một tất yếu kinh tế trở thành xương cốtcủa CNTB hiện đại.Trong CNTB hiện đại cá tổ chức độc quyền vẫn không ngừng lớn mạnh, vươnglên thành các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia, nhưng không còn vị trí thống trịđời sống kinh tế, chính trị xã hội như cũ được nữa. tính chất tư nhân giảm dần, tínhchất xã hội tăng lên ngay trong lòng các tổ chức này, được phản ánh trước hết ởquy mô cổ phần hóa ngày càng lớn, ở sự tách rời giữa quyền sở hữu tư bản vớiquyền sử dụng tư bản ngày một sâu.Trong CNTB hiện đại sự phát triển ngày càng không đều theo hướng ngàycàng tăng cường ảnh hưởng tác dụng lan tỏa các nước TBCN trung tâm sang cácnước TBCN ngoại vi, tạo ra sự phát triển rút ngắn của một số nước đi sau, hìnhthành một thi trường ngày càng thống nhất, phát triển đa dạng, phong phú, làmxuất hiện nền kinh tế toàn cầu hóa.- Quan điểm tiếp cận và nền tảng nhận thức của PGS Vũ Ngọc OanhTheo Vũ Ngọc Oanh CNTB lũng đoạn nhà nước trở thành một nhân tố thúc đẩydân chủ hóa, văn minh hóa, tiến bộ hóa. Tuy nhiên tính chất lực lượng sản xuất vẫnkhông thay đổi cho dù nó chuyển sang trình độ cao hơn, nó vẫn là sản xuất dựa vàotài nguyên, vẫn thoải mãn những nhu cầu vật chất là chủ yếu. chỉ là hình thức quáđộ chuẩn bị những tiền đề cho CNTB hiện đại. Nền văn minh công nghiệp lâm vàokhủng hoảng nó đặt ra yêu cầu mới làm xuất hiện cách mạng khoa học công nghệvà dẫn đến xuất hiện nền văn minh mới chuyển CNTB sang mô hình mới.Sự cáo chung của CNTB cổ điển chưa tạo ra CNTB hiện đại, mà chỉ chuyểnsang một giai đoạn phát triển mới là CNTB độc quyền Nhà nước. Tuy có sự điềutiết của Nhà nước tạo ra xu hướng dân chủ hóa xã hội tư sản, nhưng CNTB Nhànước vẫn là xã hội công nghiệp.Tuy vậy, chính CNTB độc quyền Nhà nước đã đẩy mạnh công nghiệp hóa pháttriển đến tột đỉnh, mở đường cho cách mạng khoa học và công nghệ xuất hiện, tạora nền văn minh mới, tạo ra CNTB hiện đại.Như vậy dù có những quan điểm tiếp cận, nhìn nhận ở nhiều góc độ khácnhau về CNTB lũng đoạn Nhà nước. Nhưng đặc điểm, bản chất của nó vẫn khôngthay đổi. Điều đó cho thấy sự tồn tại của CNTB lũng đoạn Nhà nước là một tất yếucủa lịch sử.
Tài liệu liên quan
- Phần 2 Học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa - Chương VI Học thuyết kinh tế về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước doc
- 45
- 5
- 60
- Các ý tưởng về chủ nghĩa tư bản
- 247
- 874
- 2
- Đề tài: Học thuyết kinh tế về Chủ nghĩa tư bản độc quyền và Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước pot
- 38
- 2
- 30
- VẤN ĐỀ: HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC ppt
- 42
- 2
- 37
- Đề tài lý luận của lê nin về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đến nền kinh tế của thế giới nói chung và nền kinh tế việt nam nói riêng
- 24
- 8
- 8
- slide bài giảng ktct học thuyết về chủ nghĩa tư bản đôc quyền và chủ nghĩa tư bản đôc quyền nhà nước
- 12
- 5
- 8
- Học thuyết về Chủ nghĩa tư bản độc quyền và Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
- 73
- 2
- 4
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
- 38
- 693
- 8
- Bài thuyết trình chương 4 học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính)
- 18
- 6
- 2
- Bài thuyết trình chương 4 học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính)
- 16
- 813
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(25.98 KB - 9 trang) - các quan niệm về chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Chủ Nghĩa Tư Bản Lũng đoạn Là Gì
-
Tư Bản Lũng đoạn - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "tư Bản Lũng đoạn" - Là Gì?
-
Chương 4: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LŨNG ĐOẠN
-
Tư Bản Lũng đoạn Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Bọn Tư Bản Lũng đoạn Không Có Cách Nào Cứu được Chủ Nghĩa Tư Bản
-
Lũng đoạn Nhà Nước Là Gì? Nhận Diện Và Phòng ... - Luật Minh Khuê
-
Chủ Nghĩa Tư Bản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tư Bản Lũng đoạn Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
'tư Bản Lũng đoạn' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
[PDF] Độc Quyền Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Tư Bản Chủ Nghĩa Ngày Nay
-
Chủ Nghĩa Tư Bản Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa - Tạp Chí Cộng Sản
-
Nghĩa Của Từ Tư Bản Lũng đoạn Bằng Tiếng Anh - Dictionary ()
-
Bản Chất, đặc điểm, Xu Hướng Vận động Của Chủ Nghĩa Tư Bản Hiện đại
-
Hội Thảo Khoa Học Chuyên Gia “Vấn đề Lũng đoạn Nhà Nước Và Chủ ...