Các Quốc Gia Phòng Kiến Đông Nam Á (Tiết 1) - Năm Học 2012-2013

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 7, Bài 6: Các quốc gia phòng kiến Đông Nam Á (Tiết 1) - Năm học 2012-2013 - Võ Thị Hoa

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1/ Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:

- Điều kiện tự nhiên ở các quốc gia Đông Nam Á

- Sự hình thành các quốc gia ở Đông Nam Á

- Những nét nỗi bật về kinh tế, chính trị ở ĐNÁ

 2/ Tư tưởng.

- Giúp các em có được những hiểu biết về các nước trong khu vực, tạo ra một cách nhìn mới về ý thức đoàn kết các dân tộc trên cùng một khu vực.

 3/ Kỹ năng.

- Biết sử dụng bản đồ địa lí hành chính Đông Nam Á để phân tích các điều kiện phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

II/ CHUẨN BỊ.

1/ Giáo viên:

- Bản đồ Đông Nam Á.

- Tranh ảnh một số công trình kiến trúc văn hóa Đông Nam Á.

2/ Học sinh

- Sách giáo khoa.

- Vở bài soạn, vở bài học.

- Lập bảng niên biểu về các giai đoạn lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.

 1/Kiểm tra bài cũ.

- Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gúpta được biểu hiện như thế nào ?

- Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về vă hóa ?

 /Giới thiệu bài. Giáo viên đặt câu hỏi : khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào ? Em hãy kể tên ? bài mới.

3/ Bài mới.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của các nước Đông Nam Á

Giáo viên: giới thiệu lại tên và vị trí ở trên bản đồ 11 quốc gia hiên nay ở ĐNÁ.

 (Tháng 5 – 2002 nước Đông Ti Mo ra đời)

? Điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á có đặc điểm gì chung ?

? Theo em điều kiện tự nhiên như trên có những thuận lợi và những khó khăn gì ?

 GV: Kết luận, bổ sung.

Hoạt động 2: Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á

? Các quốc gia ở ĐNÁ đã được hình thành từ bao giờ ?

Học sinh: liên hệ kiến thức cũ ở lớp 6 về dấu vết xuất hiện của con người.

 + Trên đảo Giava ( Inđônêxia ).

 + Miền đông Châu Phi.

 + Ở Việt Nam : núi Đọ ( Thanh Hóa ), Xuân Lộc ( Đồng Nai ).

? Em hãy kể tên một số vương quốc cổ ở Đông Nam Á ?

 + Champa ở Trung Bộ ( Việt Nam ).

 + Phù Nam ( hạ lưu sông Mêkông ) -> Campuchia

Hoạt động 3: Tìm hiểu Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

Giáo viên giới thiệu khái quát : Vào khoảng giữa thiên niên kỷ I , các vương quốc cổ Đông Nam Á suy yếu dần -> tan rã => hình thành các vương quốc phong kiến Đông Nam Á

? Em hãy giới thiệu thời gian và một số quốc gia tiêu biểu ?

HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 19.

 + Thế kỷ III, dòng vua Giava . -> Thành Inđônêxia.

 + Thế kỷ IX : Campuchia.

 + Thế kỷ XI : Mianma.

? Bên cạnh các quốc gia nói trên, còn có quốc gia nào ra đời và hình thành ?

? Trải qua thời kỳ phát triển, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á có nét gì chung về chính trị ?

Hoạt động 4:Tìm hiểu về Vương quốc Campuchia.

Giáo viên giới thiệu: Thời tiền sử trên đất CPC đã có một bộ phận cư dân cổ ĐNÁ.

? Người Khơme là ai ? họ sống ở đâu và thạo việc gì ?

HS: ( Là một bộ phận cư dân cổ ĐNA, sống ở phía Bắc và phía Nam cao nguyên Còrạt -> di cư về phía Nam )

? Người Khơme đã tiếp thu văn hoá Ấn Độ như thế nào ?

GV: ( Tiếp thu đạo Bàlamôn và đạo phật, chịu ảnh hưởng của văn học- nghệ thuật, sử dụng chữ Phạn )

? Thời kỳ phát triển của CPC là thời kỳ nào ?

? Vì sao, gọi là giai đoạn Ăngco ?

HS: ( Kinh đô của vương quốc là Ăngco )

? Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của vua Ăngco ?

Học sinh quan sát hình 14 : Khu đền Ăngco Vát -> Em hãy miêu tả ?

HS: ( Gồm 5 ngọn tháp cao, được chạm khắc rất công phu, đỉnh cao nhất là 63m, xung quanh là hệ thống hào nước )

? Giai đoạn suy yếu của Angco ?

 1. Điều kiện tự nhiên của các nước Đông Nam Á

- Gồm có 11 quốc gia : Việt Nam, Singgapo, Thái Lan

- Điều kiện tự nhiên : Chịu ảnh hưởng của gió mùa

 -> Tạo nên hai mùa rõ rệt : mưa và khô.

 + Thuận lợi: Phát triển nghề trồng lúa nước

 + Khó khăn: Thường xảy ra lũ lụt, hạn hán

2. Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á

-> Những thế kỷ đầu công nguyên, các quốc gia cổ Đông Nam Á xuất hiện.

3. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

- Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

- Thế kỷ XIII, do sự tấn công của người Mông Cổ, người Thái thiên di xuống phiá nam lập nên hai vương quốc Sukhôthay và Lạnxạng.

- Thế kỷ XVIII bị suy yếu -> Thế kỷ XIX đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

4/ Vương quốc Campuchia.

- Từ thế kỷ I –thế kỷ VI : cư dân cổ ĐNA -> vương quốc Phù Nam.

- Từ thế kỷ VI – thế kỷ VIII : người Khơme -> vương quốc Chân Lạp.

- Thế kỷ IX – thế kỷ XV là thời kỳ phát triển: Gọi là giai đoạn Ăngco.

 + Đối nội : Phát triển sản xuất nông nghiệp.

 + Đối ngoại : Thực hiện bành trướng lãnh thổ ra ngoài.

- Thế kỷ XV Campuchia bị suy yếu, đến thế kỷ XIX bị thực dân Pháp xâm lược.

 

Từ khóa » Giáo án Lịch Sử Lớp 7 Bài 6