Các Quy định Về Việc Thực Hiện Thêm Loại Hình Báo Chí Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Pháp luật hiện hành quy định về việc thực hiện thêm loại hình báo chí như sau:
Khái niệm về báo chí và các loại hình báo chí
- Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Trong đó:
+ Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in.
+ Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.
+ Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.
+ Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.
- Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình.
Thực hiện thêm loại hình báo chí
Điều 29, Luật Báo chí năm 2016 quy định chi tiết về việc thực hiện thêm loại hình báo chí như sau:
- Cơ quan báo chí có đủ Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí theo quy định tại Điều 17 của Luật Báo chí năm 2016 nếu có nhu cầu thực hiện thêm loại hình báo chí khác thì cơ quan chủ quản báo chí gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
Căn cứ tại Điều 17, Luật Báo chí năm 2016 quy định về 05 điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí bao gồm:
+ Xác định loại hình báo chí; tôn chỉ, Mục đích phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; đối tượng phục vụ; chương trình, thời gian, thời lượng, phương thức truyền dẫn, phát sóng (đối với báo nói, báo hình); tên miền, nơi đặt máy chủ và đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối (đối với báo điện tử).
+ Có phương án về tổ chức và nhân sự bảo đảm hoạt động của cơ quan báo chí; có người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Luật này để đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí.
+ Có tên và hình thức trình bày tên cơ quan báo chí; tên và hình thức trình bày tên ấn phẩm báo chí; tên và biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên và hình thức trình bày tên chuyên trang của báo điện tử.
+ Có trụ sở và các Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; phương án tài chính; có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; đối với báo điện tử phải có ít nhất một tên miền “.vn” đã đăng ký phù hợp với tên báo chí và sử dụng hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam; đối với báo nói, báo hình phải có phương án, kế hoạch thuê hoặc sử dụng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng.
+ Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép thực hiện thêm loại hình báo chí khác thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật Báo chí năm 2016.
- Sau 03 tháng đối với báo in và báo điện tử, 09 tháng đối với báo nói, báo hình kể từ ngày giấy phép hoạt động báo chí có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không có sản phẩm báo chí thì giấy phép hết hiệu lực. Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.
- Chậm nhất là 30 ngày trước ngày tạm ngừng thực hiện loại hình báo chí, cơ quan báo chí phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Trường hợp tạm ngừng thực hiện loại hình báo chí quá thời gian 03 tháng đối với báo in và báo điện tử, 09 tháng đối với báo nói, báo hình thì Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.
- Chậm nhất là 30 ngày trước ngày chấm dứt thực hiện loại hình báo chí, cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông để thu hồi giấy phép và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Trường hợp đã bị thu hồi giấy phép theo quy địnhtrên , nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép thì cơ quan chủ quản báo chí gửi văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép. Trường hợp có thay đổi nội dung so với giấy phép đã được cấp, cơ quan chủ quản báo chí gửi hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Các Loại Hình Cơ Quan Báo Chí
-
Các Loại Hình Hoạt động Của Cơ Quan Báo Chí - Luật Học .Vn
-
Các Loại Hình Báo Chí Cùng Thế Mạnh Và Hạn Chế Của Nó
-
KHÁI QUÁT CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG MỚI
-
Các Cơ Quan Báo Chí Hàng đầu Quốc Tế Lựa Chọn Mô Hình Hội Tụ ...
-
Tìm Hiểu Thông Tin Cơ Bản Về Các Loại Hình Báo Chí Hiện Nay
-
Loại Hình Hoạt động Và Nguồn Thu Của Cơ Quan Báo Chí
-
Sự Vận động Và Phát Triển Của Báo Chí Hiện đại Trong Môi Trường Hội ...
-
Cơ Quan Báo Chí Hoạt động Theo Mô Hình Nào
-
CHUYÊN MỤC: Tìm Hiểu Luật Báo Chí (Phần 1) .CÔNG AN TRA VINH
-
Người đứng đầu Cơ Quan Báo Chí Là Ai Và Bổ ... - Thư Viện Pháp Luật
-
Để Báo Chí Phát Triển Bài Bản, Chuyên Nghiệp, Trở Thành Dòng Thông ...
-
Vì Sao Phải Ban Hành Luật Báo Chí Mới?
-
CHUYÊN MỤC: Tìm Hiểu Luật Báo Chí (Phần 4)