Các Rối Loạn Về Nước Tiểu - Sỏi Tiết Niệu

Nước tiểu là một chất lỏng sinh học được sản xuất bởi thận để loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Nước tiểu được đề cập đến trong nhiều trường hợp liên quan đến các bệnh lý tiết niệu, chủ yếu là để chẩn đoán và theo dõi diễn tiến bệnh.

1. Nước tiểu bình thường

  • Số lượng trong 24h: 1.5 – 2.5 lít
  • Màu sắc: hơi vàng, trong, có mùi khai
  • Tỷ trọng: 1.012 – 1.020
  • PH: 5.8 – 6.2
  • Nước tiểu có thể thay đổi tùy theo chế độ ăn uống.

2. Các bất thường về nước tiểu

2.1. Bất thường màu sắc nước tiểu

  • Nước tiểu đục như nước vo gạo hay như sữa có thể là dấu hiệu của ứ mủ thận do sỏi niệu quản.
  • Nước tiểu đỏ có thể là dấu hiệu của sỏi bàng quang, chấn thương thận, vỡ bàng quang hoặc nhiễm trùng tiết niệu.Xem thêm: Tiếp cận chẩn đoán đái máu
  • Nước tiểu trong hoặc đỏ đầu bãi có thể là dấu hiệu của dập niệu đạo nhẹ.
  • Chảy máu miệng sáo sau tai nạn có thể là dấu hiệu của chấn thương niệu đạo.
  • Nước tiểu sẫm màu, chuyển màu nâu tới màu vàng trong dần là dấu hiệu chấn thương thận đang ổn định.
Các rối loạn về nước tiểu

Các rối loạn về nước tiểu

2.2. Bất thường khi đi tiểu:

  • Tiểu khó, tia nước tiểu nhỏ có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.
  • Tiểu nhiều lần, cảm giác tiểu không hết, tiểu vội, tiểu không tự chủ có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.
  • Tiểu máu có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.
  • Bí tiểu cấp có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.
  • Đái rắt, đái buốt có thể là biểu hiện của u bàng quang hoặc nhiễm trùng tiết niệu thấp.
  • Đái máu cuối bãi có thể là dấu hiệu của sỏi bàng quang.
  • Đái nước tiểu đục cặn trắng hay đái ra mủ có thể là dấu hiệu của sỏi bàng quang.
  • Đái tắc, cảm giác buốt dọc theo niệu đạo có thể là dấu hiệu của sỏi bàng quang

Đái buốt: là cảm giác đau ở niệu đạo, bàng quang, mỗi khi đi tiểu. Vì co buốt nên người bệnh không giám đái mạnh thành tia mà chỉ thành từng giọt rơi xuống đầu ngón chân. Ở trẻ em, mỗi khi đái phải kêu khóc nhăn nhó, và thường phải xoa quy đầu ở trong lòng hai bàn tay.

Đái rắt: là tình trạng đi đái nhiều lần trong một ngày. Mỗi lần số lượng nước tiểu rất ít, mỗi khi chỉ có vài giọt hoặc không có giọt nào. Người bệnh mới đi đái xong lại muốn đi nữa. Mỗi lần đi tiểu có cảm giác khó đi. Cần phải phân biệt với đi đái nhiều lần như trong bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt cũng đi đái nhiều lần nhưng số lượng nước tiểu mỗi lần nhiều, người bệnh dễ đái.

Để hiểu rõ nguyên nhân của đái buốt, đái rắt cầu nhặc lại cơ chế của việc đi đái bình thường, khi nước tiểu đầy bàng quang (250 – 300ml) thì một phản xạ làm co bóp bàng quang đồng thời mở cơ thắt cổ bàng quang và nước tiểu được phóng ra ngoài. Khi bàng quang có tổn thương, nhất là vùng cổ bàng quang dễ bị kích thích; khối lượng nước tiểu rất ít cũng đủ gây phản xạ đó. Hậu quả là làm cho người bệnh phải đi đái luôn và đái buốt.

Những nguyên nhân thông thường của đái buốt và đái rắt là:

Nguyên nhân đái buốt

Viêm bàng quang, niệu đạo

+ Ở phụ nữ: thường do tạp khuẩn thường (Coli, Enterococcus, Do er jein…), do lậu cầu, hoặc do Trichomonas. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vệ sinh bộ máy sinh dục; nhất là khi giao hợp, thường xảy ra cho phụ nữ mới lấy chồng.

  • Triệu chứng chủ yếu là đái buốt, đái rắt, đái ra máu. Nếu do lậu cầu sẽ đái ra mủ, nếu có mủ cần lấy mủ soi tươi và cấy tìm vi khuẩn.
  • Soi bàng quang, thấy hiện tượng chảy máu ở niêm mạc thành những chấm chảy máu, hoặc những ổ loét có mủ.

+ Ở nam giới: thường do lậu cầu (lây ở phụ nữ sang) và do sỏi bàng quang.

+ Chung cho cả nam lẫn nữ: lao bàng quang.

Ung thư bàng quang: rất hiếm. Triệu chứng chủ yếu là đái ra máu, đái buốt, đái rắt.

Viêm niệu đạo

+ Ở đàn ông chủ yếu là do vi khuẩn lậu.

+ Ở phụ nữ, thường cũng do vi khuẩn lậu, ngoài ra còn do những vi khuẩn sống ở âm đạo: do erlein, Coli… Hoặc do ký sinh vật như Trichomonas.

+ Triệu chứng chủ yếu là đái buốt và đái ra mủ lúc đầu. Khám buổi sáng, lúc chưa đi đái, sẽ thấy mủ chảy ra ở lỗ niệu đạo ngoài, cần lấy mủ đó cấy tìm vi khuẩn ngay.

Viêm tiền liệt tuyến: thường gây triệu chứng viêm bàng quang… Đôi khi có thể gây bí đái. Người bệnh sẽ đái ra mủ. Thăm trực tràng, thấy tiền liệt tuyến to, mềm, đau, có thể nặn ra mủ.

Nguyên nhân đái rắt

Đái buốt thường kèm theo đái rắt. Ngoài những nguyên nhân trên, đái rắt còn có thêm những nguyên nhân ngoài bàng quang, niệu đạo.

Tổn thương ở trực tràng: Viêm trực tràng, giun kim (hay gặp ở trẻ con), ung thư trực tràng… Cũng có thể gây đái rắt, vì trung tâm điều chỉnh hoạt động của bàng quang và trực tràng ở cạnh nhau trong tủy sống.

Tổn thương ở bộ phận sinh dục nữ: U xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, thân tử cung, viêm phần phụ sinh dục. Cũng có gây đái rắt vì nó nằm sát ngay bàng quang; trực tiếp gây những kích thích đối với bàng quang.

Bí đái

Khi bí đái, thận vẫn làm việc được, bàng quang đầy nước tiểu nhưng người bệnh không đi đái được. Khác hẳn với vô niệu, người bệnh không đi đái vì thận không lọc được nước tiểu, bàng quang trống rỗng.

Bí đái, nếu kéo dài, nước tiểu ở bàng quang sẽ đi ngược lên bể thận đem theo vi khuẩn và gây viêm thận ngược dòng rất nguy hiểm.

Chẩn đoán xác định tình trạng bí đái.

Hỏi: người bệnh sẽ cho biết một ngày hay hai ba ngày không đái, có cảm giác căng tức vùng hạ vị. Muốn đi đái nhưng không đi đái được.

Khám lâm sàng:

+ Thấy có cầu bàng quang.

+ Thông đái: lấy được nhiều nước tiểu, cầu bàng quang xẹp xuống ngay.

Nguyên nhân bí đái

Tại bàng quang niệu đạo

+ Dị vật ở bàng quang: sỏi hay cục máu: Có thể từ trên thân xuống, hoặc sinh ngay tại bàng quang, lúc đó không đi đái được.

+ Ung thư bàng quang: Rất hiếm gặp. Nếu khối u to có thể làm tắc lỗ niệu đạo, nếu hẹp nhiều có thể gây bí đái. Soi bàng quang sẽ thấy khối u hay nằm ở vùng cổ bàng quang.

+ Hẹp niệu đạo: Trong bệnh lậu, hay gây hẹp niệu đạo, nếu hẹp nhiều có thể gây bí đái.

Ngoài bàng quang

Do tiền tuyến: là nguyên nhân thường gặp ở nam giới. Tiền liệt tuyến to lên sẽ đè bẹp niệu đạo, gây bí đái. Tiền liệt tuyến to hơn do hai nguyên nhân:

+ Ung thư tiền liệt tuyến: rất hay gặp ở người già, là nguyên nhân bí đái chủ yếu của những người già. Thăm trực tràng thấy tiền liệt tuyến to và cứng.

+ Viêm tiền liệt tuyến: có triệu chứng viêm bàng quang, đái ra mủ, đôi khi có thể gây bí đái. Thăm trực tràng có tiển liệt tuyến cũng to nhưng mềm, đau có thể nặn ra mủ.

Do các khối u ở tiểu khung: ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư thận tử cung, v. V… Khi di căn vào tiểu khung, có thể đè vào vùng cổ bàng quang gây bí đái.

Do các tổn thương thần kinh trung ương

+ Bệnh ở tủy sống: chấn thương, gãy cột sống, đứt ngang tủy, lao cột sống, u tủy viêm tủy,… đều có thể gây bí đái.

+ Bệnh ở não và màng não: viêm não, abces não, chảy máu não, nhũn não, viêm màng não,… đều có thể gây bí đái.

+ Bí đái ở dây chỉ cho thầy thuốc biết tổn thương nằm ở phần thần kinh trung ương mà không phải nằm ở các dây thần kinh ngoại biên.

+ Bí đái trong trường hợp tổn thương thần kinh trung ương rất nguy hiểm vì rất khó hồi phục, phải thông đái luôn, do đó dễ gây nhiễm khuẩn bàng quang và từ đó gây viêm bể thận ngược dòng.

2.3. Bất thường khi xét nghiệm nước tiểu

  • Xét nghiệm nước tiểu thấy hồng cầu (+++); bạch cầu (+++); tinh thể (+++) có thể là dấu hiệu của sỏi bàng quang.
  • Có bằng chứng khẳng định nhiễm lao trong nước tiểu là một trong những yếu tố chẩn đoán lao tiết niệu – sinh dục giai đoạn có biến chứng.

2.4. Bất thường liên quan sản xuất nước tiểu:

  • Thiểu niệu, vô niệu khi sỏi tắc nghẽn bể thận hai bên hoặc một bên trên thận duy nhất.
  • Thiểu niệu, vô niệu, thận căng to, urê máu cao khi bị sỏi niệu quản hai bên hoặc sỏi thận một bên sỏi niệu quản một bên.
  • Đái nhiều

2.4.1. Đái nhiều

Định nghĩa: Trong lâm sàng, nếu thường xuyên bệnh nhân đái > 2 lít/ngày là đái nhiều.

Bình thường, mỗi ngày mỗi người đái từ 1,2 – 1,5 lít; uống ít nước hoặc mùa hè nóng bức hay lao động ở môi trường nóng ra nhiều mồ hôi thì lượng nước tiểu sẽ ít hơn.

Các nguyên nhân gây đái nhiều:

+ Người bình thường do uống quá nhiều nước hoặc truyền dịch quá nhiều cũng gây đái nhiều.

+ Viêm thận kẽ, viêm thận-bể thận gây tổn thương ống thận ảnh hưởng tới chức năng ống thận là cô đặc nước tiểu không thực hiện được nên đái nhiều.

+ Viêm ống thận cấp (suy thận cấp) ở giai đoạn đái trở lại do ống thận chưa hồi phục chức năng cô đặc nước tiểu nên gây đái nhiều.

+ Đái tháo đường: là bệnh rối loạn chuyển hoá, biểu hiện lâm sàng cũng có ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều.

+ Đái tháo nhạt: là bệnh nội tiết do giảm ADH, là yếu tố chống bài niệu nên gây đái nhiều.

2.4.2. Đái ít, vô niệu

Định nghĩa:

  • Đái ít là lượng nước tiểu < 500ml/24h.
  • Vô niệu là lượng nước tiểu < 100ml/24h.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:

+ Là do thận giảm chức năng không sản xuất được nước tiểu do suy thận cấp và suy thận mãn giai đoạn cuối.

+ Các bệnh thận nhất là viêm cầu thận mãn có hội chứng thận hư hoặc hội chứng thận hư đơn thuần (là loại bệnh thận có đặc điểm là phù to, phù nhiều nên cũng có thể thiểu niệu, vô niệu) trong viêm cầu thận cấp hoặc đợt cấp của viêm cầu thận mãn.

+ Thiểu niệu, vô niệu còn gặp trong các bệnh suy tim, xơ gan ở giai đoạn mất bù (điều trị suy tim, xơ gan và thuốc lợi tiểu không đáp ứng).

+ Một số bệnh nhiễm trùng gây sốt cao cũng gây thiểu niệu, vô niệu.

Những nguyên nhân gây suy thận cấp làm thiểu niệu, vô niệu:

+ Trước thận: mất máu, mất nước, tụt huyết áp, suy tim.

+ Tại thận: viêm cầu thận cấp và mãn, ngộ độc gây tổn thương ống thận cấp, sốt rétt ác tính, ngộ độc mật cá trắm.

+ Sau thận: do sỏi, do u.

Với suy thận mãn: là hậu quả của nhiều bệnh thận trong giai đoạn cuối.

Cơ chế:

+ Do mất máu làm giảm áp lực lọc cầu thận.

+ Hoại tử ống thận cấp, tắc ống thận.

+ Tăng áp lực tổ chức kẽ thận.

+ Suy thận giai đoạn cuối làm thận mất chức năng của các nephron không tạo được nước tiểu.

Xem thêm:

Tổng phân tích nước tiểu 10 thành phần

Tiếp cận chẩn đoán đái máu

Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị. 

Liên hệ:   0984 260 391 -   0886 999 115

Từ khóa » Trụ Hạt Trong Nước Tiểu