Các Sân Bay ở Việt Nam: Danh Sách & Thông Tin Chi Tiết 2022

Hàng không luôn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn được Việt Nam chú trọng đầu tư trong mọi thời kỳ. Vì thế, nhiều sân bay đã ra đời và đang dần nâng cấp để đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân.

Vậy:

Bạn có biết Việt Nam có bao nhiêu sân bay? Đó là những sân bay nào?

Có những loại sân bay nào ở Việt Nam?

Nếu bạn quan tâm tới hàng không và muốn biết nhiều hơn nữa thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

GỢI Ý:Rẻ Quá Trời là dịch vụ taxi công nghệ được nhiều người yêu thích và tin dùng. Khi đang đọc bài viết này thì bạn hãy tham khảo và lưu lại dịch vụ taxi sân bay trọn gói của chúng tôi để tiện sử dụng cho những hành trình sắp tới. Đặt xe ngay hôm nay để đi đến nơi – về đến chốn, cũng như nhận được nhiều ưu đãi với Rẻ Quá Trời!

Nội dung chính

  • 1 Tổng quan về các sân bay ở Việt Nam
  • 2 Sân bay dân dụng Việt Nam
    • 2.1 12 Sân bay quốc tế tại Việt Nam
      • 2.1.1 Sân bay Quốc tế Nội Bài (HAN)
      • 2.1.2 Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN)
      • 2.1.3 Sân bay Quốc tế Đà Nẵng (DAD)
      • 2.1.4 Sân bay Quốc tế Vân Đồn (VDO)
      • 2.1.5 Sân bay Quốc tế Cát Bi (HPH)
      • 2.1.6 Sân bay Quốc tế Vinh (VII)
      • 2.1.7 Sân bay Quốc tế Phú Bài (HUI)
      • 2.1.8 Sân bay Quốc tế Cam Ranh (CXR)
      • 2.1.9 Sân bay Quốc tế Liên Khương (DLI)
      • 2.1.10 Sân bay Quốc tế Phù Cát (UIH)
      • 2.1.11 Sân bay Quốc tế Cần Thơ (VCA)
      • 2.1.12 Sân bay Quốc tế Phú Quốc (PQC)
    • 2.2 10 Sân bay nội địa tại Việt Nam
      • 2.2.1 Sân bay Điện Biên Phủ (DIN)
      • 2.2.2 Sân bay Thọ Xuân (THD)
      • 2.2.3 Sân bay Đồng Hới (VDH)
      • 2.2.4 Sân bay Chu Lai (VCL)
      • 2.2.5 Sân bay Tuy Hòa (TBB)
      • 2.2.6 Sân bay Pleiku (PXU)
      • 2.2.7 Sân bay Buôn Ma Thuột (BMV)
      • 2.2.8 Sân bay Rạch Giá (VKG)
      • 2.2.9 Sân bay Cà Mau (CAH)
      • 2.2.10 Sân bay Côn Đảo (VCS)
  • 3 Các sân bay quân sự Việt Nam

Tổng quan về các sân bay ở Việt Nam

Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, khởi điểm của các sân bay Việt Nam là được xây dựng để phục vụ chiến tranh. Trong đó phải kể tới sân bay Lũng Cò – Sân bay Quốc tế đầu tiên của Cách mạng Việt Nam. Những sân bay này đã góp phần không nhỏ vào thành công của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tuy nhiên, các sân bay quân sự là chưa đủ, Việt Nam cần phải có ngành hàng không riêng biệt để phát triển kinh tế đất nước. Trước tình hình đó, tháng 1/1956, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký quyết định thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam sau cuộc quốc hữu hóa sân bay Gia Lâm.

Từ đó, nhiều sân bay dân dụng được xây dựng, mở rộng khai thác các đường bay nội địa và quốc tế. Đến năm 1976, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chính thức đổi tên thành Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam và hoạt động song song hai loại hình sân bay chính là Sân bay dân dụng và Sân bay quân sự.

Sân bay dân dụng Việt Nam

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đang sở hữu 22 sân bay dân dụng, bao gồm 12 sân bay quốc tế và 10 sân bay nội địa.

Mặc dù là sân bay dân dụng nhưng các sân bay này đều có phần dành riêng cho hoạt động bay quân sự để sử dụng trong trường hợp đặc biệt.

Dưới đây là danh sách và thông tin chi tiết các sân bay dân dụng đang được khai thác tại Việt Nam.

12 Sân bay quốc tế tại Việt Nam

Ngoài những cái tên quen thuộc như Nội Bài hay Tân Sơn Nhất thì nhiều sân bay quốc tế tại các tỉnh thành khác cũng nằm trong danh sách này.

Danh sách các sân bay quốc tế ở Việt Nam
Danh sách các sân bay quốc tế ở Việt Nam

Trong số các sân bay quốc tế tại Việt Nam, có 5 sân bay trọng yếu là Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh), Vân Đồn (Quảng Ninh) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Sân bay Quốc tế Nội Bài (HAN)

Sân bay Nội Bài (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Nội Bài (Nguồn ảnh: Internet)

Sân bay Nội Bài (HAN) là sân bay lớn và quan trọng nhất khu vực miền Bắc Việt Nam. Sân bay nằm tại huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km. Cảng hàng không Nội Bài gồm có 2 nhà ga nội địa (T1) và quốc tế (T2). Nhà ga nội địa chuyên phục vụ các chuyến bay trong nước, còn nhà ga quốc tế dành riêng cho hành khách bay các chuyến quốc tế đi và đến.

Từ sân bay Nội Bài, bạn có thể bay đến hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước (trừ Hải Phòng và Vân Đồn). Cả 5 hãng hàng không nội địa là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vietravel Airlines đều đang khai thác nhiều chuyến bay mỗi ngày tại đây.

Không chỉ vậy, khoảng 22 hãng hàng không quốc tế từ nhiều quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,… cũng có chuyến bay cất và hạ cánh ở sân bay Nội Bài.

Để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của hành khách, sân bay được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại gồm cây nước miễn phí, quầy hàng miễn thuế, khu vực sạc điện thoại, hộp ngủ,…

Công suất phục vụ của sân bay Nội Bài là khoảng 16 – 25 triệu lượt khách/năm và thực tế đến năm 2019 đã tiếp đón tới 29 triệu lượt. Do đó sân bay đang có kế hoạch nâng cấp, mở rộng nhằm tăng công suất và cải thiện tình trạng quá tải.

Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN)

Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất có địa chỉ ở đường Trường Sa, P.2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Đây là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam về mặt diện tích, công suất nhà ga cũng như lưu lượng hành khách.

Sân bay Tân Sơn Nhất (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Tân Sơn Nhất (Nguồn ảnh: Internet)

Sân bay có tổng diện tích 850ha, công suất nhà ga theo thiết kế là 28 triệu lượt khách/năm. Theo thống kê năm 2019, sân bay tiếp đón tổng cộng hơn 41 triệu lượt khách, vượt quá công suất tối đa. Do vậy, Chính phủ đã có kế hoạch xây dựng thêm một nhà ga hành khách cho sân bay này để giảm tải.

Hiện nay sân bay đang có 2 nhà ga: Nhà ga quốc nội phục vụ chuyến bay trong nước và Nhà ga quốc tế phục vụ các chuyến bay nước ngoài. Có tổng cộng 5 hãng hàng không nội địa cùng hơn 40 hãng quốc tế đang khai thác chuyến bay đi/đến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Được trang bị đầy đủ các thiết bị tiện nghi cùng cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại, cao cấp, sân bay Tân Sơn Nhất có đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của hành khách. Chẳng hạn như mua sắm, ăn uống, nghỉ ngơi, sạc điện thoại,…tùy ý.

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng (DAD)

Sân bay Đà Nẵng nằm trên đường Duy Tân, P. Hòa Thuận Tây, Q. Hải Châu. Với tổng diện tích 842ha, đây là sân bay có diện tích lớn thứ ba trong số các sân bay Việt Nam.

Sân bay Đà Nẵng (Ảnh: Internet)
Sân bay Đà Nẵng (Ảnh: Internet)

Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay bận rộn nhất trên bản đồ sân bay Việt Nam. Hiện tại, có 5 hãng nội địa và ít nhất 38 hãng quốc tế đang có đường bay tới đây. Theo thống kê, từ Đà Nẵng có 16 đường bay trong nước, 25 đường bay thẳng quốc tế,…Tổng tần suất chuyến bay lên tới 200 chuyến/ngày.

Sân bay có 3 nhà ga phục vụ hành khách, bao gồm nhà ga quốc nội (T1), nhà ga quốc tế (T2) và nhà ga VIP. Trong đó, nhà ga quốc nội có công suất 15 triệu khách/năm, nhà ga quốc tế khoảng 6 triệu khách/năm còn nhà gà VIP chỉ chuyên phục vụ cho các nguyên thủ quốc gia.

Sân bay Đà Nẵng có 2 đường băng cất/hạ cánh với những trang thiết bị tối tân, hiện đại hàng đầu thế giới. Ngoài ra, những dịch vụ tiện nghi tại sân bay cũng rất đầy đủ giúp hành khách không cảm thấy nhàm chán khi chờ đợi giữa các chuyến bay.

Sân bay Quốc tế Vân Đồn (VDO)

Sân bay Vân Đồn (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Vân Đồn (Nguồn ảnh: Internet)

Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2018, Sân bay Quốc tế Vân Đồn được biết tới là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm cách thành phố Hạ Long 60km và sát bên cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, sân bay có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch không chỉ với trong nước mà còn cả nước ngoài.

Sân bay Vân Đồn hiện nay tiếp nhận các chuyến bay nội địa từ TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cùng với đó là các chuyến quốc tế từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại hàng đầu Việt Nam, sân bay Vân Đồn có công suất tiếp đón tới 2 triệu khách/năm và sẽ được cải tạo nâng cấp thêm trong tương lai.

Sân bay Quốc tế Cát Bi (HPH)

Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 8km theo hướng Đông Nam. Trước đây, Cát Bi được sử dụng cho mục đích quân sự, do người Pháp xây dựng và chính thức khai thác các chuyến bay thương mại từ năm 1985.

Sân bay Cát Bi luôn nằm trong top các sân bay có mức tăng trưởng nhanh cả về hành khách và hàng hóa. Sân bay Cát Bi ngoài phục vụ các chuyến bay nội địa thì một số hãng hàng không quốc tế cũng khai thác thêm nhiều chuyến bay từ Hải Phòng tới Bangkok (Thái Lan), Incheon (Hàn Quốc), Trung Quốc..vv.

Sân bay Cát Bi (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Cát Bi (Nguồn ảnh: Internet)

Cùng với sân bay Vân Đồn, cảng hàng không Quốc tế Cát Bi đóng vai trò là sân bay dự bị đầy đủ, một trong những biện pháp giảm tải hiệu quả cho Sân bay Quốc tế Nội Bài.

Sân bay Quốc tế Vinh (VII)

Sân bay Vinh (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Vinh (Nguồn ảnh: Internet)

Đây là sân bay Quốc tế đặc biệt nhất Việt Nam bởi cảng hàng không này chỉ khai thác các chuyến bay nội địa mà không có bất kỳ một chuyến bay quốc tế nào. Mức độ tăng trưởng của sân bay Vinh vẫn được giữ vững với nhịp độ cao, dự kiến sân bay sẽ đạt 7 triệu lượt khách mỗi năm tính tới năm 2030.

Mặc dù quy mô không bằng các cảng hàng không quốc tế khác nhưng sân bay Vinh vẫn đảm bảo khai thác với tần suất 13 – 15 chuyến/ngày và đỗ được cùng lúc 7 chiếc máy bay tầm trung như A320, A321 hoặc tương đương.

Sân bay Quốc tế Phú Bài (HUI)

Tọa lạc tại phường Phú Bài, xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế, sân bay Phú Bài gần gũi, thân thương, mang hồn cốt của xứ Huế mộng mơ.

Sân bay Phú Bài (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Phú Bài (Nguồn ảnh: Internet)

Sân bay Quốc tế Phú Bài có đường băng dài 2700m và đã được nâng cấp nhiều lần với hệ thống trang thiết bị hiện đại như kéo dài đường băng, hệ thống đường lăn, sân đỗ, đèn dẫn đường ban đêm,…nhằm phục vụ các chuyến bay nội địa và quốc tế tốt nhất.

Trong thời điểm hiện tại, sân bay Phú Bài đang xây dựng nhà ga mới với công suất thiết kế lên tới 5 triệu lượt khách mỗi năm và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021 để đáp ứng tần suất bay nhiều hơn trong thời gian tới.

Sân bay Quốc tế Cam Ranh (CXR)

Sân bay Cam Ranh (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Cam Ranh (Nguồn ảnh: Internet)

Cảng hàng không Quốc Tế Cam Ranh là một trong những sân bay mang tính chiến lược trong việc phát triển kinh tế, thúc đẩy du lịch của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung. Sân bay đóng vai trò kết nối hàng triệu khách du lịch từ mọi nơi đến với thành phố biển Nha Trang xinh đẹp.

Trước đây sân bay Cam Ranh chỉ sử dụng với mục đích quân sự. Vào năm 2004, do sân bay Nha Trang cũ bị hạn chế về diện tích và an toàn bay nên sân bay Cam Ranh đã chính thức thương mại hóa bằng việc đón chuyến bay đầu tiên từ Hà Nội.

Trong những năm gần đây, sân bay Cam Ranh được đầu tư mạnh mẽ với các trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu của du khách. Đó cũng là lý do vì sao sân bay Quốc tế Cam Ranh đã nhanh chóng trở thành sân bay bận rộn thứ 2 miền Trung sau sân bay Quốc tế Đà Nẵng.

Sân bay Quốc tế Liên Khương (DLI)

Được thiết kế đặc biệt theo hình ảnh loài hoa dã quỳ rực rỡ – Biểu tượng của Cao nguyên Lâm Đồng, sân bay Liên Khương luôn để lại ấn tượng khó phai với bất kỳ du khách nào lần đầu tới đây.

Sân bay Liên Khương (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Liên Khương (Nguồn ảnh: Internet)

Là cảng hàng không lớn nhất vùng Tây Nguyên, sân bay Quốc tế Liên Khương không những giúp kết nối giao thông đường hàng không mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh Lâm Đồng.

Sân bay nằm bên cạnh Quốc lộ 20, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 28km. Từ đây, bạn có thể dễ dàng di chuyển tới nhiều địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của vùng.

Nhà ga sân bay được thiết kế 2 tầng (cả quốc nội và quốc tế) với đầy đủ chức năng, cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ hành khách tốt nhất.

Sân bay Quốc tế Phù Cát (UIH)

Sân bay Phù Cát (hay sân bay Quy Nhơn) là sân bay lưỡng dụng có địa chỉ tại huyện Phù Cát, tình Bình Định. Từ sân bay, bạn chỉ mất khoảng 50 – 55 phút để về tới trung tâm thành phố Quy Nhơn.

Sân bay Phù Cát (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Phù Cát (Nguồn ảnh: Internet)

Ít ai biết rằng, sân bay được mô phỏng theo hình tượng Đàn Nam Giao (nơi tổ chức lễ tế trời mùa xuân hàng năm của các vị vua triều Nguyễn) với kiến trúc 2 tầng. Tầng 1 được thiết kế hình vuông – biểu tượng của đất, là nơi làm các thủ tục lên máy bay, khu vực an ninh, quầy hàng,… Tầng 2 mang hình tròn tượng trưng cho trời, là khu vực văn phòng, khu phòng chờ thương gia, VIP. Khoảng giữa của sân bay là khu vực giếng trời thông lên mái để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

Tổng công suất thiết kế của nhà ga sân bay Phù Cát vào khoảng 2,5 – 4 triệu lượt khách mỗi năm. Bên cạnh đó, sân bay còn có khả năng phục vụ 600 lượt khách cùng lúc vào mùa cao điểm.

Không những thế, cảng hàng không Quốc tế Phù Cát còn là nơi huấn luyện quân sự và là căn cứ của Trung đoàn không quân 925 (sư đoàn không quân 372).

Sân bay Quốc tế Cần Thơ (VCA)

Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ là tên gọi chính thức của sân bay Trà Nóc, nằm trên đường Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ và cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 8km.

Sân bay Cần Thơ (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Cần Thơ (Nguồn ảnh: Internet)

Sân bay được đánh giá là có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh của cả Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Nhà ga hành khách sân bay Cần Thơ được xây dựng giống chiếc xuồng 3 lá nổi tiếng của miền sông nước. Khu vực hành khách nội địa và quốc tế được bố trí ở hai phía, khoảng không ở giữa được trang trí cây để tạo cảnh quan xanh và đẹp mắt.

Trước kia, sân bay Cần Thơ phục vụ chủ yếu các chuyến bay nội địa đến nhiều tình thành trong cả nước. Vào tháng 1/2020, sân bay đã chính thức có 2 đường bay quốc tế tới Seoul (Hàn Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan) và hứa hẹn sẽ mở rộng thêm trong tương lai.

Sân bay Quốc tế Phú Quốc (PQC)

Sân bay Phú Quốc (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Phú Quốc (Nguồn ảnh: Internet)

Sân bay Phú Quốc tọa lạc tại phía Nam đảo Phú Quốc, khu vực xã Dương Tơ, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Sự ra đời của cảng hàng không này đã nâng tổng số sân bay quốc tế ở miền Nam Việt Nam lên con số 3, bên cạnh sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Cần Thơ.

Sân bay Quốc tế Phú Quốc đóng vai trò quan trọng giúp đưa đảo Phú Quốc trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch trọng điểm ở miền Nam.

Nhà ga sân bay có 2 tầng. Trong đó tầng trệt là ga đến hành khách nội địa và quốc tế, tầng 1 là ga đi hành khách nội địa và quốc tế. Các khu vực chức năng cũng như các dịch vụ tiện nghi tại sân bay được bố trí, cấu trúc hợp lý giúp tạo sự thuận tiện và thoải mái cho hành khách.

Cho đến nay, cảng hàng không Phú Quốc là nơi hoạt động của 5 hãng nội địa Việt Nam cùng khoảng 20 hãng bay quốc tế từ Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hongkong,…

10 Sân bay nội địa tại Việt Nam

Dưới đây là bảng tổng hợp các sân bay nội địa Việt Nam:

Danh sách các sân bay nội địa ở Việt Nam
Danh sách các sân bay nội địa ở Việt Nam

Sân bay Điện Biên Phủ (DIN)

Sân bay Điện Biên Phủ (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Điện Biên Phủ (Nguồn ảnh: Internet)

Sân bay Điện Biên Phủ là cảng hàng không duy nhất và lớn nhất khu vực Tây Bắc. Do vị trí đặc thù của vùng núi nên sân bay có đường băng hẹp, chỉ phục vụ được các dòng máy bay nhỏ và đường bay ngắn.

Theo thống kê, từ khi đi vào hoạt động năm 2010, trung bình sân bay Điện Biên Phủ tiếp nhận khoảng 75.000 lượt hành khách mỗi năm.

Sân bay Thọ Xuân (THD)

Sân bay Thọ Xuân trước đây có tên gọi là sân bay Sao Vàng. Địa chỉ sân bay ở thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 45km.

Sân bay Thọ Xuân (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Thọ Xuân (Nguồn ảnh: Internet)

Sân bay được đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất hiện đại bao gồm nhà ga, đường băng, sân đỗ máy bay,… để phục vụ tốt nhất cho các chuyến bay.

Sân bay Đồng Hới (VDH)

Sân bay Đồng Hới (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Đồng Hới (Nguồn ảnh: Internet)

Sân bay Đồng Hới thuộc xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cách trung tâm thành phố khoảng 6km. Bạn có thể đi về trung tâm bằng ô tô, xe máy, taxi,… trong khoảng 15 – 20 phút.

Sân bay Chu Lai (VCL)

Sân bay Chu Lai nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai, thuộc Tam Nghĩa, Núi Thành, Quảng Nam. Với diện tích lên tới 3000ha, đây là sân bay có diện tích lớn nhất trong số các sân bay ở Việt Nam.

Sân bay Chu Lai (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Chu Lai (Nguồn ảnh: Internet)

Sân bay cách trung tâm Quảng Nam khoảng 80km và cách Quảng Ngãi 20km. Để đi về trung tâm 2 tỉnh này, du khách có thể sử dụng taxi, xe bus, xe khách, ô tô, xe máy,…

Sân bay Tuy Hòa (TBB)

Sân bay Tuy Hòa (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Tuy Hòa (Nguồn ảnh: Internet)

Sân bay Tuy Hòa nằm tại phường Phú Thạnh, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Hiện sân bay có 3 đường cất hạ cánh và tiếp nhận được các chuyến bay nhỏ đến tầm trung.

Khoảng cách từ sân bay về trung tâm thành phố Tuy Hòa là 10km, tương đương 20 – 25 phút di chuyển tùy loại phương tiện.

Sân bay Pleiku (PXU)

Là sân bay nhỏ của tỉnh Gia Lai, sân bay Pleiku có địa chỉ ở đường 17/3, phường Thống Nhất. Với đường băng dài 2400m, sân bay có thể tiếp nhận các dòng máy bay tầm trung như Airbus A320/A321,…

Sân bay Pleiku (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Pleiku (Nguồn ảnh: Internet)

Tổng công suất đón khách của sân bay Pleiku là 1 triệu lượt khách/năm. Và theo thống kê năm 2019, sân bay đã đón tổng cộng hơn 780.000 lượt khách.

Sân bay Buôn Ma Thuột (BMV)

Sân bay Buôn Ma Thuột nằm ở xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây là một trong số những cảng hàng không trọng yếu của khu vực Tây Nguyên.

Sân bay Buôn Ma Thuột (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Buôn Ma Thuột (Nguồn ảnh: Internet)

Sân bay được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại với đầy đủ trang thiết bị để phục vụ các chuyến bay. Sau quá trình cải tạo, nâng cấp, sân bay Buôn Ma Thuột có thể tiếp nhận tới 1 triệu hành khách mỗi năm.

Sân bay Rạch Giá (VKG)

Sân bay Rạch Giá (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Rạch Giá (Nguồn ảnh: Internet)

Sân bay Rạch Giá nằm tại số 418 đường Cách Mạng Tháng 8, phường Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang. Sân bay có một nhà ga 2 tầng, đường cất hạ cánh có kích thước 1500 x 30m và một sân đỗ tàu bay 200 x 76m, có tải trọng 21,5 tấn.

Cảng hàng không nằm cách trung tâm thành phố hơn 11km, để di chuyển về trung tâm bạn sẽ mất khoảng 20 – 30 phút.

Sân bay Cà Mau (CAH)

Sân bay Cà Mau (Nguồn ảnh: Internet)
Sân bay Cà Mau (Nguồn ảnh: Internet)

Sân bay Cà Mau có địa chỉ ở số 93 Lý Thường Kiệt, Phường 6, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Sân bay hiện đang sở hữu đường cất/hạ cánh dài 1500m, rộng 300m, có khả năng tiếp nhận các dòng máy bay nhỏ như ATR-72 hoặc tương đương. Sân bay Cà Mau có công suất tối đa đạt 200.000 lượt hành khách/năm.

Sân bay Côn Đảo (VCS)

Sân bay Côn Đảo (Nguồn ảnh: Internet)

Sân bay Côn Đảo còn được biết đến với tên gọi Sân bay Côn Sơn. Đây là một sân bay nhỏ có địa chỉ ở Cỏ Ống, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Với vị trí cách trung tâm khoảng 14km, du khách tới đây có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện taxi, xe ôm, xe đưa đón của khách sạn/resort,… trong khoảng 20 – 30 phút.

Các sân bay quân sự Việt Nam

Trên bản đồ sân bay Việt Nam, ngoài sân bay dân dụng thì chắc chắn không thể thiếu vắng các sân bay quân sự. Những sân bay này không chỉ là nơi huấn luyện lực lượng phòng không không quân Việt Nam mà còn giữ trọng trách quan trọng bảo vệ an ninh nước nhà khi chiến tranh xảy ra.

Hiện nay, Việt Nam có 14 sân bay phục vụ mục đích quân sự, cụ thể như sau:

Danh sách các sân bay quân sự ở Việt Nam
Danh sách các sân bay quân sự ở Việt Nam

Ngoài những sân bay quân sự kể trên thì hầu hết các sân bay tại Việt Nam đều đang hoạt động dưới hình thức hỗn hợp dân dụng – quân sự.

Trên đây là thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về các sân bay ở Việt Nam. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Việt Nam có bao nhiêu sân bay?”.

Từ khóa » Hiện Nay Việt Nam Có Bao Nhiêu Sân Bay Quốc Tế