Các Tác Phẩm Trọng Tâm Trong Chương Trình Ngữ Văn 12 Kì 2 - Tech12h

1. Vợ chồng A Phủ

  • Tác giả: Tô Hoài (1920 - 2014)
  • Hoàn cảnh sáng tác: Là một trong 3 truyện ngắn nằm trong tập Truyện Tây Bắc. Đây là kết quả của chuyến đi thực tế dài 8 tháng trên vùng núi Tây Bắc của Tô Hoài
  • Thể loại: truyện ngắn
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung:
    • Câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.
    • Khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số
  • Nghệ thuật: Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu chất thơ.

=> Xem thêm

2. Vợ nhặt

  • Tác giả: Kim Lân (1920 - 2007)
  • Hoàn cảnh sáng tác: Tiền thân của truyện ngắn là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần truyện cũ để viết nên truyện ngắn này.
  • Thể loại: truyện ngắn
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung:
    • Tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945
    • Bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của con người, đặc biệt là người nông dân nghèo: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
  • Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, cách kế chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí khá tinh tế, xây dựng đối thoại sinh động.

=> Xem thêm

3. Rừng xà nu

  • Tác giả: Nguyễn Trung Thành (Nguyên ngọc)
  • Hoàn cảnh sáng tác: được viết năm 1965, in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go, ác liệt nhất.
  • Thể loại: truyện ngắn
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung:
    • Tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi từng, của con người và của truyền thống văn hóa Tây Nguyên
    • Câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận và cuộc nổi dậy của họ.
    • Đặt ra vấn đề trọng đại, có ý nghĩa ớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.
  • Nghệ thuật: Lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh; xây dựng không gian văn hóa Tây Nguyên trong không khí sử thi đặc trưng.

=> Xem thêm

4. Những đứa con trong gia đình

  • Tác giả: Nguyễn Thi (1928 - 1968)
  • Hoàn cảnh sáng tác: được viết năm 1966, trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng
  • Thể loại: truyện ngắn
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung:
    • Câu chuyện của những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương, cách mạng.
    • Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
  • Nghệ thuật: trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ

=> Xem thêm

5. Chiếc thuyền ngoài xa

  • Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989)
  • Hoàn cảnh sáng tác: Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác năm 1983 nhưng tận bốn năm sau mới ra mắt công chúng, in trong tập truyện cùng tên xuất bản năm 1987. Đây là thời kì đổi mới mọi mặt của xã hội vì vậy văn học cũng cần theo sự biến thiên ấy đòi hỏi nhiều cái mới, tư tưởng cũng cần phải thay đổi
  • Thể loại: Truyện ngắn
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
  • Nội dung: Từ câu chuyện về một bức ảnh nghê thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bề ngoài của hiện tượng.
  • Nghệ thuật: Cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo

=> Xem thêm

6. Hồn Trương Ba, da hàng thịt

  • Tác giả: Lưu Quang Vũ (1948 -1988)
  • Hoàn cảnh sáng tác: Được viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Dựa trên cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
  • Thể loại: Kịch nói
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, nghị luận
  • Nội dung: Gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vương tới những giá trị tinh thần cao quý.
  • Nghệ thuật:
    • Xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mẫu thuẫn một cách logic, hợp lí, thỏa đáng.
    • Xây dựng đối thoại, độc thoại sắc nét.
    • Có kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở

=> Xem thêm

Từ khóa » Các Tác Phẩm Văn Học Lớp 12