Các Tác Phẩm Văn Học Trọng Tâm Lớp 12 (Phần 1) - .vn

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hệ thống lại Các tác phẩm văn học trọng tâm lớp 12 cũng như ôn thi đại học môn văn. Cùng theo dõi nhé!

1.Ai đã đặt tên cho dòng sông

Đôi nét về Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn tài hoa trong thể loại văn bút ký, tùy bút. Các tác phẩm của ông là sự kết hợp của trí tuệ và chất trữ tình, giữ nghị luận đanh thép và cái nhìn đa chiều cùng vốn kiến thức phong phú. Lỗi hành văn của ông khiến độc giả mê đắm bởi ngòi bút hướng nội nhưng cũng rất đa chiều.

Giới thiệu chung về Ai đã đặt tên cho dòng sông

Là tác phẩm kỳ bút được ông viết đầu năm 1981 tại Huế và được in trong tập sách cùng tên. Cả bài bút ký được chia làm ba phần và đoạn trích chúng ta tìm hiểu là phần đầu của tác phẩm.

Bài kí với cách hành văn phóng túng, nhân vật chính là “cái tôi” của tác giả, chất trữ tình rất đậm gây ấn tượng trong lòng đọc giả.

*** Xem thêm: Chi tiết về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

2.Đất nước

Đôi nét về tác giả

Nói về thế hệ các nhà thơ trẻ trong nền văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ không thể không nhắc đến Nguyễn Khoa Điềm. Sinh năm 1943 tại Huế, Nguyễn Khoa Điềm được biết đến với ngòi bút tài hoa của thể loại văn chính luận kết hợp với chất trữ tình mang chút suy tư, sâu lắng của thế hệ trí thức đối với tình hình, hoàn cảnh của đất nước và nhân dân Việt Nam

PGS Phan Huy Dũng từng nhận xét: “Thơ Nguyễn Khoa Điềm thu hút, hấp dẫn người đọc bởi sự đan kết giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng.”

Giới thiệu chung về tác phẩm

– Bản trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm viết vào những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt ở chiến khu Trị – Thiên. Với mục đích truyền tải trong tác phẩm là thức tỉnh của tuổi trẻ thành thị vùng bị tạm chiếm ở miền Nam trước 1975. Đó là ý thức về tự tôn dân tộc, ý thức về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ trẻ hòa cùng cuộc chiến đấu của nhân dân. Đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu, chương V của bản trường ca.

– Đoạn trích Đất Nước tiếng lòng của tác giả về vai trò và những sự hi sinh to lớn của nhân dân trong công cuộc dựng nước, và giữ nước. 

*** Phân tích chi tiết tác phẩm Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

3.Người lái đò sông đà 

Đôi nét về Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là nghệ sĩ yêu cái đẹp và luôn đi tìm cái đẹp. Ông được biết đến là bậc thầy trong thể loại tùy bút hiện đại của nền văn học Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật tài hoa cùng khả năng biến hóa câu chữ Nguyễn Tuân đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Nặng lòng với quê hương, ngòi bút của Nguyễn Tuân luôn hướng đến vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam. Đó là một vẻ đẹp thuần khiết nhưng rất đỗi chân quý. Nếu độc giả biết đến một Nguyễn Tuân “ngông” với văn chương thời trước cách mạng tháng Tám. Thì sau cách mạng đọc giả được thấy một phong cách nghệ thuật mới – một ngòi bút hướng về cái đẹp của những con người bình dị nhưng tiềm ẩn vẻ đẹp phi thường.

Giới thiệu chung về Người lái đò sông Đà

Người lái đò sông Đà in trong tập tùy bút Sông Đà được sáng tác 1960 nhân chuyến đi thực tế đến vùng Tây Bắc để tìm chất vàng mười của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của con người lao động mới nơi đây. Người lái đò sông Đà – một trích đoạn ngắn nhưng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám.

***Phân tích chi tiết: Người lái đò sông Đà

4.Rừng xà nu

Tác giả

Nguyễn Trung Thành được mệnh danh là nhà thơ Tây Nguyên. Bơi ông đã gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng về quê hương, đất nước và con người Việt Nam anh hùng. Nguyễn Trung Thành đã cho ra nhiều tác phẩm như Đất nước đừng lên, Rẻo cao, trong đó có Rừng xà nu. Các tác phẩm của ông mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Truyện ngắn Rừng xà nu

– Truyện ngắn Rừng xà nu được ông viết vào năm 1965 – những năm tháng kháng chiến chống Mĩ khốc liệt. Tác phẩm được in lần đầu trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ. Sau đó in lại trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

Truyện ngắn phản ánh rất thành công không khí của phong trào cách mạng giải phóng ở miền Nam từ những năm đen tối cho đến lúc đồng khởi (khoảng các năm 1955 – 1959).

***Xem thêm: Phân tích Rừng Xà nu

5.Sóng 

Vài nét về Xuân Quỳnh

– Xuân Quỳnh được biết đến là một nhà thơ trẻ trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ và là cây bút nữ xuất sắc và rất thành công trong các bài thơ về đề tài tình yêu. 

– Tuy nhiên, Xuân Quỳnh lại không có có một gia đình trọn vẹn. Xuất thân từ gia đình công chức nhưng lại mồ côi mẹ, từ nhỏ ở với bà nội. Đây cũng là một trong những điều tạo nên niềm khát khao yêu và được yêu của cô thi sĩ trẻ.

-Là một cô gái thông minh giàu bản lĩnh nhưng cũng rất chân thành và nhân hậu.

-Chính sự không may mắn thời thơ ấu cũng những trắc trở trong tình duyên là tô luyện lên một Xuân Quỳnh đầy nghị lực và quyết tâm vượt lên để yêu và được yêu.

Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh

– Đọc thơ Xuân Quỳnh độc giả sẽ thấy rõ đây là nhà thơ của “niềm hạnh phúc đời thường”. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói nói lòng của người phụ nữ luôn hướng tới sự vĩnh cửu trong tình yêu, khát vọng cháy bỏng đối với một tình yêu giản dị đời thường.

-Thơ Xuân Quỳnh luôn mang một cái tôi riêng – độc đáo và giàu hình ảnh: Với ngòi bút tài hoa, Xuân Quỳnh luôn “tỏ lòng” bằng một cách kín đáo nhưng cũng rất chủ động, mãnh liệt nhưng cũng đầy nữ tính. Đó là hình ảnh, vẻ đẹp của một người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh và lòng vị tha, khát vọng yêu chân thành nhưng cũng gắn liền với những cảm xúc lo âu, bất an và dự cảm bất trắc.

Bài thơ “Sóng”

Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh, đây cũng là tác phẩm góp phần tạo nên tiếng vang cùng danh xưng “Nữ hoàng thơ tình” của Xuân Quỳnh.

Sóng được sáng tác 1967, nhân chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), và năm 1968 in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”.

***Xem thêm:

Vài nét về Xuân Quỳnh và bài thơ “sóng”

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ “sóng”

Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn ôn tập môn ngữ văn 12 thật tốt trong kỳ thi sắp tới nhé! Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi trang để có thêm thật nhiều kiến thức hay và bổ ích nhé!

***Xem thêm: Hướng dẫn phân tích 1 tác phẩm văn học

Từ khóa » Các Tác Phẩm Lớp 12 Tập 1