Các Test đánh Giá Chức Năng Hệ Thần Kinh Tự Chủ - Bệnh Viện Vinmec

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Các test đánh giá chức năng hệ thần kinh tự chủ Bác sĩ gia đình 14:46 +07 Thứ tư, 12/10/2022 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Hệ thần kinh tự chủ được chia thành 2 phần là hệ giao cảm và hệ đối giao cảm có nhiệm vụ điều hòa các quá trình sinh lý. Để đánh giá hệ thần kinh tự chủ cũng như chẩn đoán mức rối loạn thần kinh tự chủ của bệnh nhân nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ cho thực hiện các test đánh giá chức năng hệ thần kinh tự chủ thông qua các máy điện cơ.

    1. Hệ thần kinh tự chủ là gì?

    Hệ thần kinh tự chủ còn có tên gọi là hệ thần kinh thực vật.

    Hệ thần kinh tự chủ bao gồm hệ giao cảm và hệ đối giao cảm. 2 hệ thần kinh này hoạt động đối lập nhau có tác dụng điều hòa các quá trình sinh lý, duy trì cân bằng môi trường bên trong cơ thể.

    Khi mắc bệnh lý, hệ thần kinh tự chủ sẽ gây ra những suy giảm và có thể ảnh hưởng đến bất cứ hệ thống nào trong cơ thể bệnh nhân.

    1.1 Rối loạn thần kinh tự chủ là gì?

    Rối loạn thần kinh tự chủ là khi dây thần kinh có chức năng kiểm soát khả năng tự chủ của con người bị tổn thương làm ảnh hưởng đến cơ quan, chức năng tự động trong cơ thể, dẫn tới các vấn đề bất thường như về nhịp tim, huyết áp, kiểm soát thân nhiệt, đổ mồ hôi, rối loạn chức năng tiêu hóa, chức năng hoạt động bàng quang,...

    Các test đánh giá chức năng hệ thần kinh tự chủ
    Hệ thần kinh tự chủ bao gồm hệ giao cảm và hệ đối giao cảm

    1.2 Nguyên nhân bị rối loạn thần kinh tự chủ

    Tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng rối loạn thần kinh tự chủ của người bệnh. Ngoài ra những nguyên nhân khác cũng gây nguy cơ bị rối loạn:

    • Tác dụng phụ khi dùng 1 số loại thuốc điều trị bệnh khác gây hại cho dây thần kinh
    • Người bị ung thư, đang điều trị có thể bị rối loạn thần kinh tự chủ do xạ trị, do sử dụng thuốc điều trị, sử dụng thuốc chống trầm cảm, 1 số loại thuốc điều trị tim mạch.
    • Phẫu thuật vùng cổ gây tổn thương dây thần kinh
    • Mắc bệnh Parkinson
    • Mắc bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn tấn công
    • Bị rối loạn di truyền
    • Rối loạn tâm sinh lý do người bệnh bị sang chấn tinh thần, thủ dâm,...

    1.3 Biểu hiện rối loạn thần kinh tự chủ

    Người bệnh khi bị rối loạn thần kinh tự chủ không thể kiểm soát được bản thân với những biểu hiện lâm sàng:

    • Khó thở, thở nhanh
    • ngực, tức ngực
    • Rối loạn tiêu hóa
    • Tay chân lạnh
    • Mạch đập nhanh
    • Táo bón
    Các test đánh giá chức năng hệ thần kinh tự chủ
    Người bệnh khi bị rối loạn thần kinh tự chủ không thể kiểm soát được bản thân

    2. Các test đánh giá chức năng hệ thần kinh tự chủ

    Để đánh giá mức độ hoạt động, mức độ của hệ thần kinh tự chủ, người bệnh sẽ được làm các bài test đánh giá chức năng hệ thần kinh tự chủ bằng phương pháp khảo sát không xâm lấn bằng máy điện cơ cài đặt phần mềm khảo sát thần kinh thực vật.

    Theo nghiên cứu, các test đánh giá chức năng hệ thần kinh tự chủ tương đối hiệu quả, có thể phát hiện ra những bất thường trước khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Dưới đây là 1 số các test đánh giá chức năng hệ thần kinh tự chủ hiện nay được áp dụng nhiều trên thế giới:

    2.1 Test đánh giá đáp ứng nhịp tim với phương pháp hít thở sâu

    Đây là test để đánh giá chức năng của đối giao cảm qua dây thần kinh X. thông qua dây thần kinh X để xem mức độ đáp ứng của nhịp tim và hít thở.

    Kỹ thuật:

    • Yêu cầu bệnh nhân nằm tư thế ngửa, trước đó đã được nghỉ ngơi ít nhất khoảng 5 phút.
    • Kỹ thuật viên đặt 2 điện cực để ghi điện tim
    • Trong 1 phút đầu để bệnh nhân nằm hít thở bình thường. sau đó yêu cầu hít sâu 5 năm và thở ra 5 giây. Thực hiện hít vào thở ra liên tục như vậy 6 lần. Lưu ý: Hít thở hoàn toàn bằng mũi, khép miệng lại.

    2.2 Test đánh giá đáp ứng huyết áp và nhịp tim khi người bệnh thay đổi tư thế

    Đây là test nhằm đánh giá chức năng giao cảm và đối giao cảm ở bệnh nhân.

    Kỹ thuật:

    • Yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa, nối máy monitor để đo, ghi nhịp tim và huyết áp.
    • Nghỉ 5 – 10 phút trước khi đo để cho nhịp tim ổn định, sau đó yêu cầu bệnh nhân tự đứng dậy hoặc để đầu giường nghiêng 1 góc khoảng 60 độ.
    • dựa vào số đo huyết áp và nhịp tim lúc nằm và lúc đứng dậy, so sánh chênh lệch chỉ số.

    2.3 Test đánh giá mức độ đáp ứng huyết áp với vận động thể lực đẳng trường

    Kỹ thuật này để đánh giá chức năng giao cảm tim mạch.

    Cho bệnh nhân nắm giữ máy đo huyết áp trong vòng 3 tới 5 phút cho duy trì áp lực bằng 30% áp lực bóp tay mạnh nhất của bệnh nhân

    2.4 Test đáp ứng huyết áp với thụ thể lạnh

    Đây là bài test để đánh giá chức năng giao cảm tim mạch bằng cách: Đặt túi nước đá trên bàn tay của bệnh nhân trong vòng 90 giây. Tìm ra mức độ chênh lệch huyết áp khi kích thích lạnh so với khi nghỉ ngơi bình thường.

    Các test đánh giá chức năng hệ thần kinh tự chủ
    Test đánh giá chức năng hệ thần kinh tự chủ

    Tóm lại, các test đánh giá chức năng hệ thần kinh tự chủ không chỉ thực hiện đơn giản, không xâm lấn nhưng vẫn hiệu quả cao trong việc đánh giá mức độ nhẹ hay nặng rối loạn thần kinh tự chủ ở bệnh nhân mà còn có thể phát hiện bất thường sớm trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng ở người bệnh.

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

    Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

    [Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không? [Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

    Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

    Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

    Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

    Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

    Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

    Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

    Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Hệ Thống Thần Kinh Tự Chủ Của Tim