Các Thành Phần Biệt Lập Và Ví Dụ

Thành phần biệt lập trong câu không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu nhưng có tác dụng giúp người đọc, người nghe hiểu được câu chuyện. Có 4 loại thành phần biệt lập là: thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú.

Các thành phần biệt lập và ví dụ trong môn ngữ văn lớp 9

Mục lục

  • Thành phần tình thái
  • Thành phần cảm thán
  • Thành phần gọi đáp
  • Thành phần phụ chú

Thành phần tình thái

Thành phần tình thái là một thành phần biệt lập được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Vị trí của thành phần tình thái có thể đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu. Thành phần tình thái dùng để đánh giá sự vật, sự việc của người nói (viết) về nội dung được nói đến trong câu.

Dấu hiệu nhận biết thành phần tình thái là những từ chỉ mức độ như: chắc chắn, chắc hẳn, có lẽ, ắt hẳn… Các từ này thể hiện sự tin cậy thấp của người nói (viết) đối với sự việc.

Ví dụ 1: Có lẽ tôi đã sai khi yêu anh ấy. Thành phần tình thái trong câu là Có lẽ

Ví dụ 2: Chắc chắn hắn ta là hung thủ. Thành phần tình thái trong câu là Chắc chắn

Thành phần cảm thán

Thành phần cảm thán là một thành phần biệt lập được dùng để bộc lộ cảm xúc, tâm lý của người nói như vui, buồn, mừng, giận… Thành phần cảm thán thường đứng đầu câu.

Dấu hiệu nhận biết thành phần cảm thán là các từ ngữ cảm thán như: Chao ôi, Trời ơi, Ôi…

Ví dụ 1: Ôi, hôm nay thời tiết đẹp quá! Thành phần cảm thán trong câu là Ôi

Ví dụ 2: Trời ơi, Thật không thể tin nổi! Thành phần cảm thán trong câu là Trời ơi

Thành phần gọi đáp

Thành phần gọi đáp là một thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp qua đó cũng thể hiện được thái độ của người nói (viết) với người nghe (người đọc). Thành phần gọi đáp không tham gia vào diễn đạt nghĩa của sự việc, chỉ có tác dụng phân chia vai vớ.

Dấu hiệu nhận biết thành phần gọi đáp là các từ ngữ gọi đáp như: này, dạ, thưa, ơi, thưa ông, thưa bà…

Ví dụ 1: Thưa mẹ, con đi học về ạ! Thành phần cảm thán trong câu là Thưa mẹ

Ví dụ 2: Mày ơi, đi căn cơm với tao đi! Thành phần cảm thán trong câu là Mày ơi

Thành phần phụ chú

Thành phần phụ chú là một thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn, giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, sau dấu hai chấm.

Ví dụ: Trích đoạn trong bài thơ Quê Hương của Giang Nam:

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

Thành phần cảm thán trong câu là (có ai ngờ) và (thương thương quá đi thôi)

Từ khóa » Câu Phụ Trú Là Gì